Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc ấn tượng về bài Tự tình
Đoạn văn ngắn ghi lại cảm xúc ấn tượng về bài Tự tình
- 1. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc ấn tượng về bài Tự tình mẫu 1
- 2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc ấn tượng về bài Tự tình mẫu 2
- 3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc ấn tượng về bài Tự tình mẫu 3
- 4. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc ấn tượng về bài Tự tình mẫu 4
- 5. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc ấn tượng về bài Tự tình mẫu 5
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc ấn tượng về bài Tự tình. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc ấn tượng về bài Tự tình mẫu 1
Bài thơ để lại cho em cảm xúc buồn, đồng cảm, xót thương cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời cho ta thấy tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời. Bài thơ cũng cho ta thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, những điều tưởng chừng vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của tác giả nói chung, của tất cả người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. Qua đó ta thấy được bức tranh toàn cảnh xã hội phong kiến xưa kia, trọng nam khinh nữ với những hủ tục lạc hậu. Nhưng Hồ Xuân Hương đã đưa hình ảnh những người phụ nữ lên một tầng cao mới, họ không chỉ là những người thấp cổ bé họng, bị chà đạp, khinh rẻ mà họ đã trở nên mạnh mẽ, dám chống lại cái xã hội phong kiến, đạp tung mọi lễ giáo kìm hãm những người phụ nữ.
2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc ấn tượng về bài Tự tình mẫu 2
Tự tình của Hồ Xuân Hương đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Tự tình của Hồ Xuân Hương đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Bài thơ phản ánh bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ là con người tài năng, xinh đẹp nhưng lại phải chịu số phận bất hạnh trong tình yêu. Tuổi xuân của họ cứ thế trôi với thời gian, mà không có người yêu thương, trân trọng. Dù vậy, người phụ nữ vẫn có một sức sống mãnh liệt. Họ muốn phản kháng lại thực tại xã hội đương thời, tự đi tìm hạnh phúc cho bản thân. Điều đó thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ biết bao.
3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc ấn tượng về bài Tự tình mẫu 3
Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương được biết đến là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với tiếng nói cảm thương, tiếng nói khẳng định, tiếng nói tự ý thức về bản thân đầy bản lĩnh. “Bà chúa thơ Nôm” có chùm thơ “Tự tình” bao gồm ba bài, là tiếng nói của thân phận, là những khát khao, đau buồn của kiếp người. Trong đó, bài thơ “Tự tình 2” đã thể hiện rõ tâm trạng, thái độ của nữ sĩ: vừa buồn đau, vừa phẫn uất trước nghịch cảnh éo le cùng khát vọng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ nói lên bi kịch tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời đó là tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù đã gắng gượng vương lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời. Qua đó, ta cũng thấy được bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc - những điều vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của Hồ Xuân Hương nói riêng, của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.
4. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc ấn tượng về bài Tự tình mẫu 4
Bài thơ Tự tình (II) của nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một tác phẩm văn học đặc sắc đã để lại trong em rất nhiều ấn tượng sâu sắc. Điều em đặc biệt ấn tượng trong bài thơ này đó là cách sử dụng ngôn từ và những hình ảnh mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả. Hồ Xuân Hương đã vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật với ngôn ngữ tiếng Việt một cách tinh tế và tỉ mỉ, không làm mất đi giá trị của thể thơ cổ điển mà trái lại nó còn mang đến cho thể thơ ấy một vẻ đẹp mới, gần gũi, thân thuộc hơn với người Việt. Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc với những động từ mạnh như “xiên ngang mặt đất” hay “đâm toạc chân mây”, từ láy tượng thanh đã thể hiện khao khát đến cháy bỏng và sự nổi loạn trong tâm hồn của Hồ Xuân Hương. Những hình ảnh giàu sức gợi như “trăng khuyết chưa tròn”, “rêu từng đám”, “đá mấy hòn” được tác giả sử dụng để diễn tả các cung bậc cảm xúc, sự tinh tế, phong phú trong tâm trạng của người phụ nữ khi nghĩ đến thân phận của mình. Bài thơ cũng thể hiện sự tả rõ tâm trạng của người phụ nữ khi đối diện với cuộc sống, với sự định đoạt của duyên phận. Những khát vọng, niềm mơ ước của một người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng được thể hiện rõ qua các câu thơ. Điều đó cho thấy rằng tác giả không chỉ đặt ra vấn đề về thân phận của người phụ nữ mà còn thể hiện sự suy tư, đau đớn và nổi loạn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đó. Bài thơ Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương còn là một lời kêu gọi sự đấu tranh, chống lại các hủ tục lạc hậu và sự bất công đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
5. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc ấn tượng về bài Tự tình mẫu 5
Bài thơ "Tự tình" (bài 2) của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em nhiều cảm xúc, khơi gợi sự đồng cảm sâu sắc đối với thân phận bất hạnh của người phụ nữ. Cảm xúc chủ đạo trong bài thơ là nỗi buồn, nỗi cô độc, xót xa cho thân phận người phụ nữ. Hình ảnh "hồng nhan" là hình ảnh hoán dụ cho vẻ đẹp của người phụ nữ kết hợp với từ "cái" chỉ sự bé nhỏ, hữu hạn đối lập với sự rộng lớn, vô hạn của "nước non". Nhân vật trữ tình đối mặt với thực tại bằng cách mượn rượu giải sầu nhưng vẫn bẽ bàng nhận ra tình cảnh lẻ loi của mình. Chủ thể dù cố gắng: "Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn" vậy mà vẫn không thể thoát khỏi sự khắc nghiệt của thời gian. Mảnh tình vốn đã ít ỏi nay còn phải san sẻ cho người khác đã cho thấy tình cảnh ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.