Tác giả tác phẩm Người ở bến sông Châu
Người ở bến sông Châu
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Tác giả tác phẩm Người ở bến sông Châu. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
I. Tác giả
- Nhà văn Sương Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, quê ở Yên Mỹ, Yên Mô, Ninh Bình. Ông là nhà văn quân đội, đến với nghiệp văn chương khá muộn màng, năm 1992, lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trước khi đến với nghiệp văn, ông từng làm nhiều nghề sinh nhai: từ buôn thuốc lá, trứng vịt, pháo; làm nghề khoan giếng, cho đến cắt dán phong bì.
- Hiện tại, nhà văn Sương Nguyệt Minh đang công tác tại Ban Sáng tác - Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
* Giải thưởng:
- Giải thưởng cuộc thi bút ký báo Giáo dục thời đại năm 2004 với tác phẩm "Nhọc nhằn gieo chữ vùng cao".
- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn cuộc thi Nhà xuất bản Giáo dục với tác phẩm "Những bước đi vào đời", năm 2004.
* Các tác phẩm tiêu biểu:
- Đêm Thánh Vô Cùng
- Lửa cháy trong rừng hoang
- Người về bến sông Châu,
- Nỗi đau dòng họ
II. Tác phẩm Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh)
1. Thể loại: Truyện ngắn
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác vào tháng 6/1997 xuất bản tại NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2016
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự
4. Tóm tắt tác phẩm Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh): Câu chuyện kể về dì Mây tốt bụng, mạnh mẽ và đầy bản lĩnh. Mặc dù trong cuộc đời gặp biết bao biến cố, khó khăn, thiệt thòi, nhưng dì vẫn mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn.
5. Bố cục tác phẩm Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh)
- Phần 1: Từ đầu đến “di lên vách bếp”: Chú San đi lấy vợ , dì Mây trở về xóm Trại
- Phần 2: Tiếp đến “Sóng nước lao xao”: Cuộc sống giản dị của dì Mây ở xóm Trại
- Phần 3: Tiếp đến “ở phía cuối con đường về bến”: Dì Mây giúp cô Thanh (vợ chú San) vượt cạn
- Đoạn 4: Còn lại: Phẩm chất cao đẹp của dì Mây
6. Giá trị nội dung tác phẩm Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh)
- Ca ngợi phẩm chất vị tha và tính cách mãnh mẽ của nhân vật dì Mây.
- Cảm thông trước hoàn cảnh và số phận của những người phụ nữ bước ra từ chiến tranh, họ đã hi sinh hạnh phúc của cá nhân góp phần làm nên chiến thắng lớn cho dân tộc
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh)
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
- Các tình huống được xây dựng hồi hộp, hấp dẫn lôi cuốn người đọc
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh)
1. Bối cảnh câu chuyện
- Không gian: Dòng sông, con đò, cây cầu
- Thời gian: Ngày dì Mây trở về, chập tối, đêm, sáng, chiều chiều, đêm mưa, tháng ba lại về, cuối thu, đêm sông Châu.
=> Ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.
- Hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu như chứng nhân quan trọng chứng kiến mọi thăng trầm, biến cố đổi thay của những người dân nơi đây.
- Hơn hết đó còn là những sự vật âm thầm chứng kiến những thăng trầm cuộc đời nhân vật chính, dòng sông Châu là nơi chứng kiến tình yêu đẹp đẽ, trong trẻo, thơ mộng của chú San và dì Mây, bến đò là nơi dì Mây chèo đò đưa chú San đi học. Bến đò cũng là nơi đón dì Mây từ chiến trường bom đạn trở về, dòng sông là nơi chứng kiến, cảm thương trước hoàn cảnh nghiệt ngã, đau thương của dì Mây, khi chứng kiến chú San đi lấy vợ đúng ngày mình trở về.
2. Nhân vật dì Mây
* Hoàn cảnh
- Trước khi đi xung phong
+ Có mối tình đẹp đẽ, trong trẻo với chú San.
+ Nhưng phải chia tay nhau vì chú San đi học nghề ở nước ngoài. Còn dì thì xung phong làm cô y sĩ Trường Sơn.
=> Mỗi người mỗi ngả
- Khi từ chiến trường bom đạn chờ về
+ Dì bị đạn phạt vào chân, phải đi tập tễnh.
+ Chú San thì đã lấy vợ đúng vào ngày dì trở về
=> Tình cảnh đáng thương, trớ trêu, tủi thân của dì.
* Ngoại hình
- Trước khi đi xung phong
+ Tóc dì đen dài, óng mượt
+ "Dì đẹp gái nhất làng, có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm”
- Khi từ chiến trường bom đạn chờ về
+ Mái tóc dì xơ và thưa hơn nhiều
=> Bom đạn chiến tranh đã lấy đi tuổi thanh xuân, tươi đẹp của những người con gái đôi mươi.
* Phẩm chất tính cách
- Dứt khoát, cương quyết
+ Thái độ của dì Mây rất cương quyết, thể hiện sự bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ. Dì nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị “Mây, chúng ta sẽ làm lại” của chú San.
+Trước sự thể đã rồi dì nhận phần thiệt thòi về mình, dì chỉ muốn một người đàn bà khổ.
- Vượt lên hoàn cảnh
+ Mặc dù phải dùng chân giả nhưng dì vẫn giúp ông chèo đò
+ Vẫn sống tiếp sau cú sốc đau đớn về tinh thần.
- Yêu thương con người và tốt bụng
+ Không khi nào dì Mây lấy tiền đò của những lứa học sinh đi học cấp 3 trường huyện.
- Khi dì Mây giúp cô Thanh (vợ chú San) vượt cạn, khi cô Thanh đẻ thiếu tháng lại tràng hoa quấn cổ à phẩm chất tốt bụng, tính cách thương người, luôn nghĩ tới người khác của dì Mây. Mặc dù ở vào hoàn cảnh của dì việc làm đó chẳng hề dễ dàng, nhưng dì vẫn không chút e ngại, chần chừ, suy nghĩ gì mà lập tức tới giúp đỡ cô Thanh vượt qua cơn nguy hiểm, để mẹ tròn con vuông.
=> Có thể thấy dì Mây hiện lên với rất nhiều những phẩm chất cao thượng, tốt đẹp, dì đại diện cho những người con gái bước ra từ chiến tranh, mạnh mẽ kiên cường, nhưng đầy tình yêu thương, vị tha sâu sắc.
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Tác giả tác phẩm Người ở bến sông Châu. Bài viết đã giới thiệu tới bạn đọc thông tin về tác giả tác phẩm trong SGK Ngữ văn 10 CD. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 CD, Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10...