Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tác giả tác phẩm Bảo kính cảnh giới KNTT

Tác giả tác phẩm Bảo kính cảnh giới KNTT được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc. Bài viết sẽ giới thiệu tới bạn đọc các thông tin về tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 KNTT. Mời bạn đọc cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.

I. Tác giả

- Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội)

- Gia đình: Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình cả bên nội và bên ngoại đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn hóa, văn học. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Nguyễn Trãi được tiếp xúc và thấu hiểu tư tưởng chính trị của Nho giáo.

- Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm

+ Sáng tác viết bằng chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại.

+ Sáng tác viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn.

+ Ngoài sáng tác văn học, Nguyễn Trãi còn để lại cuốn Dư địa chí, một bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam.

- Phong cách sáng tác:

+ Văn chính luận: Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, những tác phẩm văn chính luận của ông có luận điểm vững chắc, lập luận chặt chẽ với giọng điệu linh hoạt

+ Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc.

II. Tác phẩm văn bản Bảo kính cảnh giới

1. Thể loại: Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Là bài thứ 43 thuộc phần “Bảo kính cảnh giới” (gương báu răn mình), ở phần vô đề của Quốc âm thi tập

- Bài thơ ra đời trong những năm Nguyễn Trãi là nhàn quan, không được vua tin dùng như trước.

3. Tóm tắt văn bản Bảo kính cảnh giới

Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè qua đó thể hiện tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.

4. Bố cục văn bản Bảo kính cảnh giới

Chia làm 2 phần:

- 4 câu đầu: Vẻ đẹp cảnh ngày hè.

- 4 câu cuối: Tâm trạng của nhà thơ.

5. Giá trị nội dung văn bản Bảo kính cảnh giới

- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè

- Tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.

6. Giá trị nghệ thuật văn bản Bảo kính cảnh giới

- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm

- Hình ảnh thơ gần gũi, bình dị.

- Sử dụng câu thơ lục ngôn tạo nên sự thay đổi âm điệu, có hiệu quả to lớn trong việc thể hiện cảm xúc, mong ước của tác giả.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Bảo kính cảnh giới

1. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống

- Màu sắc: xanh; đỏ; hồng và màu của ánh mặt trời lúc sắp lặn. ⇒ tươi tắn, rực rỡ mà không chói chang

- Âm thanh:

+ Tiếng ve dắng dỏi ⇒ tiếng đàn.

+ Âm thanh của thiên nhiên.

+ Tiếng chợ cá lao xao ⇒ Âm thanh của cuộc sống thanh bình.

- Động từ: đùn đùn; giương; phun; tiễn ⇒ thể hiện trạng thái của cảnh vật: dù là cuối ngày nhưng sức sống căng tràn, bên trong sự vật tuôn trào ra ngoài không dứt. cảnh vật giàu sức sống.

- Câu thơ 3 và 4 nhịp thơ không phải là 4/3 như thơ Đường. ở hai câu này nhịp hơ 3/4 nhấn mạnh trạng thái của cảnh.

→Qua cảm nhận của tác giả bức tranh thiên nhiên ngày hè hiện lên thật sống động, có sự hài hòa giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, con người và cảnh vật. cảnh được đón nhận từ gần đến xa, từ cao đến thấp. Cấu trúc đăng đối hài hòa.

2. Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân

- Sáu câu đầu.

+ Câu một tâm thế đón nhận cảnh: Nhịp thơ 1/2 /3 chậm ⇒ thể hiện sự thư thái khi đón nhận cảnh.

+ Năm câu tiếp theo: tác giả đón nhận thiên nhiên cuộc sống bằng nhiều giác quan.

Thị giác: nhìn thấy màu sắc. Khứu giác: mùi hương hoa sen.

Thính giác: tiếng ve kêu Liên tưởng: tiếng ve như tiếng đàn…

Xúc giác: hóng mát.

→ Tác giả có tình yêu thiên nhiên nồng nàn mà tinh tế. Đó là cội nguồn sâu xa của tấm lòng yêu đời, yêu cuộc sống Hai câu kết: tấm lòng yêu thương nhân dân. Ước mong, khát vọng cao đẹp về một cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho muôn dân

- Nhịp thơ: câu cuối 6 tiếng, ngắn gọn, dồn nén cảm xúc của cả bài thơ (Việt hóa) Tư tưởng nhân nghĩa – điểm kết tụ của hồn thơ Ức trai – là lí tưởng hoài bão một đời ôm ấp, canh cánh bên lòng của Nguyễn trãi. Tứ thơ vận động từ thiên nhiên đến cuộc sống con người và kết tụ ở khát vọng của nhà thơ.

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Tác giả tác phẩm Bảo kính cảnh giới KNTT. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 KNTT, Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 10

    Xem thêm