Tác giả tác phẩm Chữ người tử tù KNTT
Tác giả tác phẩm Chữ người tử tù KNTT được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.
I. Tác giả
- Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn Việt Nam.
- Quê quán : Hà Nội
- Ông là nhà văn chuyên viết về tùy bút và ký
- Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt
II. Tác phẩm Chữ người tử tù
1. Thể loại: Văn bản Chữ người tử tù có thể loại là Truyện ngắn
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm văn bản Chữ người tử tù được in trên báo Tao Đàn năm 1938 ban đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng
- Tác phẩm trích từ Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 1, NXB Văn Học Hà Nội, 1981
3. Phương thức biểu đạt: Văn bản Chữ người tử tù có phương thức biểu đạt là Tự sự, miêu tả
4. Tóm tắt văn bản Chữ người tử tù
Tác phẩm kể về nhân vật Huấn Cao là một tù nhưng, nhưng ông có tài năng uyên bác, nổi tiếng có tài viết chữ đẹp. Người quản ngục và thầy thơ say mê nét chữ của Huấn Cao nên đã dành cho người tù nhân này một sự đối đãi đặc biệt. Ban đầu, ông Huấn khinh miệt và không nhận sự biệt đãi của quản ngục nhưng rồi ông cũng nhận ra được sự chân thành trong tấm lòng của viên quản ngục nên đã quyết định cho chữ. Cảnh cho chữ diễn ra cho thấy sự trân trọng của người xin chữ và người tử tù đang phóng những nét chữ tài hoa. Sau đó, Huấn Cao khuyên người quản ngục không làm công việc này nữa để giữ được thiên lương trong sạch
5. Bố cục văn bản Chữ người tử tù
Văn bản Chữ người tử tù có bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1 Từ đầu …. Rồi sẽ liệu : Tâm trạng của người quản ngục khi nghe tin tiếp nhận tù nhân
- Phần 2 Tiếp theo … Một tấm lòng trong thiên hạ :Kể về quá trình xin chữ
- Phần 3 Còn lại: Cảnh xin chữ
6. Giá trị nội dung văn bản Chữ người tử tù
- Văn bản Chữ người tử tù Khắc họa chân dung của một người nghệ sĩ tài hoa tài tử có thiên lương trong sáng như Huấn Cao
- Thể hiện quan niệm thẩm mĩ của nhà văn về một người tài hoa, hiên ngang, khí phách anh hùng
7. Giá trị nghệ thuật văn bản Chữ người tử tù
- Tình huống truyện độc đáo
- Thủ pháp đối lập được đẩy lên đến đỉnh cao
- Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo tình
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Chữ người tử tù
1. Tình huống truyện
- Tình huống truyện độc đáo
+ Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, bình diện xã hội đối lập nhau
+ Huấn cao là tử tù nhưng có tài viết chữ đẹp
+ Người kia là viên quản ngục đại diện cho trât tự xã hội
+ Họ đều là người có tâm hồn nghệ sĩ, yêu cái đẹp
+ 2 người được gặp nhau ở trong ngục tù tăm tối, bẩn thiểu
+ Tuy nhiên, hai tầm hồn đồng điệu họ trở thành tri kỉ
- Tình huống truyện làm rõ chủ đề của tác phẩm
+ Từ đó, làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp về nhân cách, tài năng của Huấn Cao
+ Làm sáng tỏ tấm lòng “biệt nhỡn nhân tài” của quản ngục
→ Trong hoàn cảnh éo le, ngang trái nhưng cũng không ngăn cách được hai tâm hồn yêu cái đẹp đến với nhau thành tri kỉ
2. Vẻ đẹp thanh cao của nhân vật Huấn Cao
- Huấn Cao là một người tài hoa, uyên bác, đầy quyền năng
- Trong cảnh tù tội nhưng ông vẫn giữ cốt cách, vẻ đẹp thanh cao của mình
+ Ông có tài viết chữ “đẹp và vuông lắm”, tiếng tăm nổi khắp tỉnh Sơn, khiến quan ngục muốn xin chữ
- Một con người có khí phách hiên ngang, gan dạ
+ Vẫn giữ được sự hiên ngang, khảng khái ngay cả trong tù
+ Người có “thiên lương” trong sáng và cao đẹp
+ Ông có thái độ trân trọng cái đẹp
+ Chia sẻ lời gan ruột với quản ngục
+ Qua nhân vật tác giả bày tỏ quan niệm nghệ thuật về cái đẹp của mình
→ Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời: quan niệm tiến bộ của tác giả
VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Tác giả tác phẩm Chữ người tử tù KNTT. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn 10 KNTT. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 KNTT, Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 KNTT...