Tóm tắt Chữ người tử tù Kết nối tri thức

Tóm tắt Chữ người tử tù KNTT được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.

1. Tóm tắt tác phẩm Chữ người tử tù mẫu 1

Huấn Cao là nhân vật chính trong Chữ người tử tù, mặc dù nổi tiếng và có tài viết chữ nhưng lại bị triều đình giam giữ và kết tội chết vì dám chống đối lại triều đình. Viên quản ngục đã nghe danh tiếng ông Huấn Cao nhưng không ngờ gặp nhau trong hoàn cảnh trớ trêu thế này. Viên quản ngục biệt đãi ông Huấn Cao nhưng Huấn Cao tỏ thái độ khinh thường. Khi thời gian xử tử sắp đến, viên quản ngục tiết lộ ông là người yêu cái đẹp và nghệ thuật, mong muốn xin chữ của Huấn Cao. Cảm động trước tấm lòng của viên quản ngục Huấn Cao quyết định cho chữ trước ngày ra pháp trường. Cảnh tượng cho chữ diễn ra ngay trong nhà tù - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Sau cùng Huấn Cao khuyên viên quản ngục trở về quê sinh sống để giữ tấm lòng thanh cao.

2. Tóm tắt tác phẩm Chữ người tử tù mẫu 2

Truyện ngắn Chữ người tử tù được trích trong tập Vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm đã nói lên vẻ đẹp tài hoa của con người - cái mà Nguyễn Tuân luôn tìm kiếm trong các tác phẩm của mình. Huấn Cao là một tử tù nhưng có tài viết chữ rất đẹp. Vì vậy mà ông nhận được sự biệt đãi đặc biệt của viên quản ngục dành cho mình. Viên quản ngục và thầy thơ rất trân trọng và say mê nét chữ của Huấn Cao nhưng Huấn Cao lại không thích nhận được sự biệt đãi của người khác. Huấn Cao vốn dĩ tỏ thái độ khinh miệt người quản ngục nhưng cho đến khi hiểu được tấm lòng thành kính của người đó thì Huấn Cao đã quyết định cho chữ. Trong đêm khuya hiện lên cảnh ba con người chụm đầu vào trong một không gian ẩm mốc, tù túng. Người tử tù phóng những nét chữ tuyệt đẹp và hai người còn lại thì khúm núm chờ đợi. Huấn Cao không chỉ có thiên lương trong sáng mà ông còn trân trọng thiên lương của người khác. Sau khi cho chữ, Huấn Cao đã khuyên quản ngục thay chốn ở để giữ được lương tâm trong sạch, lương thiện. Huấn Cao vừa là một người anh hùng khi dám đứng lên chống lại triều đình thối nát lúc bấy giờ, lại là một người có tài năng, có thiên lương trong sạch rất đáng ngưỡng mộ.

3. Tóm tắt tác phẩm Chữ người tử tù mẫu 3

"Chữ người tử tù" là tác phẩm xoay quanh câu chuyện của Huấn Cao và Viên Quản Ngục trong những ngày cuối tại nhà giam. Huấn Cao là một nho sĩ tài hoa với tài viết chữ rất đẹp. Ngoài ra, ông còn có tài bẻ khóa và vượt ngục. Do chống lại triều đình phong kiến mà Huấn Cao bị bắt giam. Ông được hiện lên gián tiếp thông qua lời nói của Viên quản ngục với Thầy thơ lại với sự ngưỡng mộ về tài năng của ông. Suốt nửa tháng bị bắt giam tại nhà lao Viên quản ngục luôn đối xử tốt với Huấn Cao, nhưng trái lại Huấn Cao lại giữ thái độ lạnh lùng, coi khinh Viên quản ngục. Viên quản ngục không lấy làm oán thù thái độ khinh bạc của Huấn Cao, ông chỉ mong mỏi một điều rằng một ngày gần nhất ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết và ông sẽ nhờ Huấn Cao viết cho mấy chữ trên tấm lụa vuông trắng đã mua sẵn. Thế là ông mãn nguyện rồi, có chữ ông Huấn mà treo là một vật báu trên đời. Sau khi biết được ý nguyện của Viên quản ngục, trong ngày cuối tại nhà giam một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã diễn ra. Giữa chốn ngục tù tăm tối, đầy ẩm mốc ba cái đầu người chăm chú trên một tấm lụa bạch, một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh, Viên quản ngục khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên tấm lụa, thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực. Thật là một cảnh tượng hiếm có trên đời. Sau khi cho chữ Viên quản ngục xong, Huấn Cao còn đưa ra lời khuyên, khuyên Viên quản ngục nên thay chỗ ở, tìm về quê ở rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương và rồi cũng đến nhem nhuốc cái đời lương thiện đi. Viên quản ngục cảm động, vái tạ Huấn Cao.

4. Bố cục Chữ người tử tù

Chia văn bản làm 3 phần

- Phần 1 (Từ đầu đến "để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu"): cuộc trò truyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại

- Phần 2 (tiếp theo đến "thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ"): Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục.

- Phần 3 (còn lại): Cảnh cho chữ.

5. Giá trị nội dung Chữ người tử tù

- Khắc họa vẻ đẹp của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục. Đặc biệt là vẻ đẹp khí phách, tài hoa, “thiên lương’ của Huấn Cao.

=> Đó là vẻ đẹp của những con người tài hoa nghệ sĩ: Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp. Còn viên quản ngục tuy không làm nghệ thuật nhưng có một tâm hồn nghệ sĩ : Say mê và quý trọng cái đẹp

=> Qua hai hình tượng này, tác giả đã thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mình: cái tài và cái tâm; cái đẹp và cái thiện không thể tách rời

- Cảnh cho chữ: Đây là đoạn văn thể hiện nổi bật chủ đề của thiên truyện : Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, nhơ bẩn, “thiên lương” chiến thắng tội ác,

=> Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người

6. Sơ đồ tư duy Chữ người tử tù

Tóm tắt Chữ người tử tù KNTT

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Tóm tắt Chữ người tử tù Kết nối tri thức. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 Kết nối tri thức...

Đánh giá bài viết
1 143
Sắp xếp theo

    Tóm tắt tác phẩm lớp 10

    Xem thêm