Tác giả tác phẩm Thị Mầu lên chùa CTST

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Tác giả tác phẩm Thị Mầu lên chùa CTST. Bài viết sẽ giới thiệu tới bạn đọc chi tiết về tác giả, tác phẩm trong SGK Ngữ văn 10 CTST. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

I. Tác giả

- Theo Hà Văn Cầu (chủ biên), Hà Văn Cầu – Hà Văn Trụ (biên soạn)

II. Tác phẩm Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)

1. Thể loại: Chèo

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Trích trong vở chèo “ Quan Âm Thị Kính”

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Tóm tắt tác phẩm Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)

Sau nỗi oan khuất của bản thân. Thị Kính - nàng nghĩ thương thân xót phận đành thay dạng nam nhi, xin vào chùa đi tu, được Sư Cụ nhận lời, đặt cho hiệu là Kính Tâm.Thị Mầu con gái phú ông vốn lẳng lơ trong làng thấy Kính Tâm Tâm đẹp người tốt nết, liền tìm mọi cách dụ Kính Tâm nhưng bị cự tuyệt.

5. Bố cục tác phẩm Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)

- Phần 1: ( từ đầu… có ai như mày không): Thị Mầu đi lên chùa

- Phần 2: (còn lại): Tính cách, đặc điểm Thị Kính

6. Giá trị nội dung tác phẩm Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)

- Phản ánh khao khát hạnh phúc tự do của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Phê phán, tố cáo đạo đức giả của đạo đức quan phong kiến.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình

- Tình huống truyện đặc sắc lôi cuốn hấp dẫn.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)

1. Nhân vật Thị Mầu

* Lời nói:

-Đây rồi nhé

-Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!

-Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn

- Phóng khoáng, táo bạo, khác biệt với hình ảnh người phụ nữ truyền thống xưa

* Quan niệm về tình yêu

- Qua lời thoại của Thị Mầu, có thể thấy nhân vật này khá phóng khoáng, tự do suy nghĩ về tình yêu. Thị Mầu nghĩ rằng chỉ cần là mong nhớ, tương tư về người ta là mình có thể tư do đến bên người đó, không ngại quy giáo, lễ nghĩa. Là duyên thì mình đén ''Phải duyên thời lấy/ Chớ nghe họ hàng''

* Nét đặc sắc, nổi bật

- Nhân vật này có thể nói là mang một nét mới lạ so với hình ảnh người phụ nữ truyền thống.

- Thị Mầu đi ngược hăn với đạo lí, lễ nghĩa ngày xưa, thể hiện cái tôi rất mạnh.

- Điều này đã gây ấn tượng không nhỏ đến những người biết đến vở chèo

2. Nhân vật chú tiểu

* Ngoại hình:

- Đẹp như sao băng

- Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang

* Lời nói:

-A di đà Phật! Cô cho tôi biết tên để ghi vào lòng sớ

-A di đà Phật

Một nén cũng biên

Một đồng cũng kể

-Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc..

- Trầm ổn, dịu dàng, mang mác buồn, hình ảnh đậm vẻ truyền thống của người phụ nữ thời phong kiến dù đã quy y cửa Phật

* Tính cách

- Kiệm lời, không muốn nói chuyện nhiều với Thị Mầu, luôn tránh né.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Tác giả tác phẩm Thị Mầu lên chùa CTST. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tài liệu môn Toán 10 CTST, Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10...

Đánh giá bài viết
1 140
Sắp xếp theo

    Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 10

    Xem thêm