Tác giả tác phẩm Ngôn chí, Bài 3

Tác giả tác phẩm Ngôn chí, Bài 3 được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.

I. Tác giả

- Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội)

- Gia đình: Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình cả bên nội và bên ngoại đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn hóa, văn học. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Nguyễn Trãi được tiếp xúc và thấu hiểu tư tưởng chính trị của Nho giáo.

- Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm

+ Sáng tác viết bằng chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại.

+ Sáng tác viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn.

+ Ngoài sáng tác văn học, Nguyễn Trãi còn để lại cuốn Dư địa chí, một bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam.

- Phong cách sáng tác:

+ Văn chính luận: Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, những tác phẩm văn chính luận của ông có luận điểm vững chắc, lập luận chặt chẽ với giọng điệu linh hoạt

+ Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc.

II. Tác phẩm văn bản Ngôn chí, bài 3

1. Thể loại: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật biến thể (xen lẫn câu lục ngôn giữa các câu thất ngôn)

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Ngôn chí là bài thơ gồm 21 bài trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.

3. Tóm tắt văn bản Ngôn chí, bài 3

Bài thơ thể hiện khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ và tâm trạng nhàn nhã, thanh thản của nhân vật trữ tình

4. Bố cục văn bản Ngôn chí, bài 3

- Phần 1: 2 câu đề: Không gian sống thanh bình, yên tĩnh

- Phần 2: 2 câu thực: Ăn uống đơn sơ, giản dị

- Phần 3: 2 câu luận: Chăm lo sức khỏe, đời sống tinh thần

- Phần 4: 2 câu kết: Ngâm thơ, ngắm trăng tận hưởng cuộc sống.

5. Giá trị nội dung văn bản Ngôn chí, bài 3

Văn bản Ngôn chí (bài 3) nói lên vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi, bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nhân dân, đất nước đồng thời cũng thể hiện triết lí nhân sinh sâu sắc.

6. Giá trị nghệ thuật văn bản Ngôn chí, bài 3

- Sử dụng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục ngôn (sáu chữ) vào bài thơ thất ngôn (bảy chữ).

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Ngôn chí, bài 3

1. Hình tượng thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình

- Bức tranh thiên nhiên đẹp, bình dị, dân dã hiện lên thông qua các hình quen thuộc như hoa mai, ao cá đến “ngõ cày đất ải”. Thiên nhiên ở vùng quê thật yên bình nhưng vẫn toát lên vẻ thanh tao.

- Con người hoà mình vào thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của bản thân. Qua bài thơ cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước.

2. Các yếu tố nghệ thuật đặc sắc

- Đặc sắc nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Trãi: Sử dụng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục ngôn (sáu chữ) vào bài thơ thất ngôn (bảy chữ).

3. Vẻ đẹp tư tưởng, tâm hồn tác giả

- Xuất hiện ở đầu thế kỉ XV, thiên tài văn học Nguyễn Trãi trở thành một hiện tượng văn học kết tinh truyền thống văn học Lí-Trần, đồng thời mở đường cho cả một giai đoạn phát triển mới.

- Nguyễn Trãi dành nhiều tình yêu cho thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống. Thiên nhiên trong thơ ca ông có những bức tranh lụa xinh xắn, phảng phất trong phong vị thơ Đường, lại có những bức tranh bình dị, dân dã của một vùng quê thanh bình.

- Thông qua bức tranh thiên nhiên, thể hiện rõ tấm lòng luôn suy nghĩ, trăn trở vì nước vì dân “cuồn cuộn như nước triều đông” của Nguyễn Trãi.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Tác giả tác phẩm Ngôn chí, Bài 3. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn 10 KNTT. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 KNTT, Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10...

Đánh giá bài viết
1 2.543
Sắp xếp theo

Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 10

Xem thêm