Tác giả tác phẩm Nắng mới
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Tác giả tác phẩm Nắng mới. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết.
I. Tác giả
- Lưu Trọng Lư (19/6/1912 – 10/8/1991) là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam, quê làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình quan lại xuất thân nho học.
- Ông học đến năm thứ ba tại trường Quốc học Huế thì ra Hà Nội làm văn, làm báo để kiếm sống. Ông là một trong những nhà thơ khởi xướng Phong trào Thơ mới và rất tích cực diễn thuyết bênh vực “Thơ mới” đả kích các nhà thơ “cũ”.
- Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Văn hoá cứu quốc ở Huế. Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV.
- Sau năm 1954, ông tiếp tục hoạt động văn học, nghệ thuật: hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1957, đã từng làm Tổng thư ký Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam.
II. Tác phẩm Nắng mới
1. Thể loại: Thơ thất ngôn
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích từ tập thơ “Tiếng thu”
3. Phương thức biểu đạt: Miêu tả kết hợp biểu cảm
4. Bố cục tác phẩm Nắng mới
- Khổ 1: Bức tranh thiên nhiên “nắng mới”
- Khổ 2+3: Nỗi nhớ của nhân vật trữ tình
5. Giá trị nội dung tác phẩm Nắng mới
- Kí ức về mẹ gắn liền với sự biết ơn, tình yêu tha thiết
6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Nắng mới
- Thể thơ thất ngôn
- Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết
- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Nắng mới
1. Tình cảm cảm xúc của nhân vật “tôi”
- Nhân vật "tôi" đã thể hiện nỗi nhớ mẹ trong bài thơ.
- Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh:
+ Từ ngữ: "nhớ", "chửa xóa mờ"
+ Hình ảnh: phơi áo đỏ, nụ cười đen nhánh sau tay áo.
- Hình ảnh người mẹ hiện lên trong tâm tưởng nhân vật "tôi".
+ Trong tâm tưởng nhân vật "tôi", hình ảnh người mẹ hiện lên với những vẻ đẹp của thuở thiếu thời: phơi áo đỏ ngoài giậu, nét cười đen nhánh sau tay áo.
Giá trị đạo đức truyền thống uống nước nhớ nguồn, hiếu thuận của người Việt Nam.
2. Giá trị nghệ thuật trong bài thơ
- Từ ngữ trong bài thơ giản dị, mang màu sắc làng quê Bắc Bộ tạo nên sự gần gũi.
- Cách ngắt nhịp trong bài thơ: 3/4, 4/3, 2/5. Nhịp thơ đa dạng nhưng nhịp nhàng, phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình.
- Cách gieo vần trong bài thơ: vần chân liền và vần chân cách: tạo nhạc tính cho bài thơ.
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Tác giả tác phẩm Nắng mới. Bài viết đã gửi tới bạn đọc thông tin về tác giả tác phẩm trong SGK Ngữ văn 10 CTST. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 CTST, Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10...