Tác giả tác phẩm Con đường không chọn

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Tác giả tác phẩm Con đường không chọn. Bài viết sẽ giới thiệu tới bạn đọc thông tin về tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 KNTT. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết.

I. Tác giả

- Rô-bớt Phờ-rớt (1874 – 1963) là nhà thơ Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn trong văn học hiện đại.

- Cho đến nay ông là nhà thơ duy nhất từng được bốn lần nhận giải thưởng Pu – lít -dơ – giải thưởng thường niên uy tín của Mỹ trao cho các lĩnh vực như báo chí, văn chương, âm nhạc,…

II. Tác phẩm văn bản Con đường không chọn

1. Thể loại: Thể thơ tự do

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Con đường không chọn là một trong những bài thơ được đọc nhiều nhất của Rô-bớt Phờ-rớt. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1915, lấy cảm hứng từ những cuộc đi dạo trong rừng với người bạn của ông – nhà thơ nhà thơ É-uốt Thô-mớt-xơ (1878 – 1917). Theo lời của Phờ-rét, trong những cuộc đi dạo ấy, Thô-mớt-xơ thường băn khoăn không biết nên chọn lổi nào để đi, rồi sau khi đã lựa chọn, ông lại nuối tiếc, đáng lẽ nên chọn một lối khác.

- Bài thơ của Phờ-rót ra đời vào thời điểm nhiều người hoài nghi về lựa chọn của bản thân và thường nghĩ rằng họ nên quay lại con đường mình từng từ bỏ. Không lâu sau khi nhận được bài thơ của Phờ-rót trong một lá thư, Ét-uốt Thô-mát-xơ tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và ông đã tử trận trong trận A-rát-xơ vào năm 1917.

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Con đường không chọn

Con đường không chọn được sáng tác vào 1915, bài thơ thể hiện trí lí, quan niệm về sự sở hữu và bi kịch của sự lựa chọn, thể hiện sự băn khoăn của con người về tính đúng sai của mỗi quyết định, mỗi sự lựa chọn.

5. Bố cục văn bản Con đường không chọn

- Đoạn 1: 3 khổ thơ đầu: Hai lối rẽ

- Đoạn 2: Khổ thơ cuối: Sự lựa chọn lỗi đi của nhân vật trữ tình.

6. Giá trị nội dung văn bản Con đường không chọn

- Bài thơ gửi gắm thông điệp trong cuộc sống, mỗi chúng ta luôn phải đưa ra những lựa chọn quan trọng.

7. Giá trị nghệ thuật văn bản Con đường không chọn

- Hình ảnh ẩn dụ sâu sắc hấp dẫn.

- Ngôn ngữ thơ thấm thía, giàu sức gợi

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Con đường không chọn

1. Nhan đề bài thơ

- Rô-bớt Phờ-rót lại đặt nhan đề bài thơ là Con đường không chọn vì để thể hiện sự nuối tiếc về sự lựa chọn của mình, sự hối tiếc khi mơ hồ phỏng đoán về con đường không được lựa chọn. Nó là gì? Là khổ đau hay hạnh phúc? Nếu chọn nó, cuộc đời sẽ đi về đâu? Sẽ được và mất những gì?

- Và có thể, Rô-bớt Phờ-rót đã bỏ lỡ một cơ hội lớn trong đời khiến người ta phải hối tiếc khôn nguôi, thể hiện sự băn khoăn của con người về tính đúng sai của mỗi quyết định, mỗi sự lựa chọn.

2. Hai lối rẽ

- Tác giả giới thiệu hai lối đi khác nhau trong một khu rừng, một lối xa hơn và một lối gần bên cạnh. “Tiếc rằng ta không thể chọn cả hai” nên nhà thơ sau khi “đứng một thời gian dài” đã chọn lối gần là con “đường nhiều cỏ, lối mòn như chưa có”

3. Lựa chọn của nhân vật tôi

- Dù muốn hay không, khi đứng trước sự lựa chọn bắt buộc tác giả phải đưa ra quyết định cho bản thân mình.

- Bởi vì cuộc đời là một hành trình dài, ẩn chứa vô vàn sự lựa chọn khác nhau. Chỉ có việc lựa chọn mới giúp con người ta nhận ra đâu là hạnh phúc đích thực mà mình cần tìm kiếm.

- Nhà thơ chưa bao giờ cho rằng sự lựa chọn con đường chưa có người đi của mình là sai lầm và cũng chưa bao giờ tỏ ra ân hận vì sự lựa chọn đó.

- Nhưng mà trong sâu thẳm của tâm hồn, “con đường không được chọn” vẫn có sức vẫy gọi rất lớn như một bến bờ hạnh phúc mà con thuyền cuộc đời của nhà thơ không bao giờ cập bến được.

→ Điều đó thể hiện một tâm lí rất phổ biến của con người, đó là chúng ta thường không trân trọng những gì mình đang có mà ngược lại, chỉ trân trọng và khao khát những gì đã mất đi hoặc không thuộc về mình.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Tác giả tác phẩm Con đường không chọn. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 KNTT, tác giả tác phẩm Ngữ văn 10...

Đánh giá bài viết
1 46
Sắp xếp theo

Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 10

Xem thêm