Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tác giả tác phẩm Dục Thúy Sơn KNTT

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Tác giả tác phẩm Dục Thúy Sơn KNTT. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.

I. Tác giả

- Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội)

- Gia đình: Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình cả bên nội và bên ngoại đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn hóa, văn học. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Nguyễn Trãi được tiếp xúc và thấu hiểu tư tưởng chính trị của Nho giáo.

- Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm

+ Sáng tác viết bằng chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại.

+ Sáng tác viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn.

+ Ngoài sáng tác văn học, Nguyễn Trãi còn để lại cuốn Dư địa chí, một bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam.

- Phong cách sáng tác:

+ Văn chính luận: Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, những tác phẩm văn chính luận của ông có luận điểm vững chắc, lập luận chặt chẽ với giọng điệu linh hoạt

+ Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc.

II. Tác phẩm văn bản Dục Thúy sơn

1. Thể thơ: Ngũ ngôn bát cú bằng chữ Hán.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ có thể được sáng tác vào thời điểm sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn. Bài thơ được sưu tầm và xếp vào Ức Trai thi tập.

3. Tóm tắt văn bản Dục Thúy sơn

Bài thơ Dục Thúy sơn đã nói về khung cảnh núi Dục Thúy, một vẻ đẹp hùng vĩ và nó không chỉ để lại cho người đọc những cảm xúc sâu sắc về khung cảnh ấy mà người đọc còn cảm nhận được một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Trãi.

4. Bố cục văn bản Dục Thúy sơn

- Phần 1 (6 câu đầu): Khung cảnh núi Dục Thúy.

- Phần 2 (2 câu sau): Nỗi niềm của Nguyễn Trãi khi nghĩ về người xưa.

5. Giá trị nội dung văn bản Dục Thúy sơn

- Ca ngợi vẻ đẹp núi Dục Thúy

- Qua đó diễn tả tâm trạng nỗi niềm của tác giả khi nghĩ tới người xưa.

6. Giá trị nghệ thuật văn bản Dục Thúy sơn

- Ngôn từ thơ giàu hình ảnh, sức gợi tả

- Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh,…

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Dục Thúy sơn

1. Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy

Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy được miêu tả qua các hình ảnh:

- Dáng núi được tả giống như đóa hoa sen nổi trên mặt nước.

- Bóng tháp soi xuống nước như chiếc trâm ngọc xanh.

- Hình ảnh ngọn núi phản chiếu dưới sóng nước như đang soi mái tóc.

→ Ta thấy, vẻ đẹp của núi Dục Thúy là một vẻ đẹp thơ mộng.

2. Những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy

- Những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy:

+ Dáng núi được ví như đóa sen.

+ Bóng tháp như trâm ngọc màu xanh.

+ Hình ảnh ngọn núi phản chiếu dưới sóng nước như đang soi mái tóc.

→ Những liên tưởng xuất hiện khi say ngắm thiên nhiên cho thấy Nguyễn Trãi có tâm hồn thi ca, có cái nhìn tinh tế.

3. Đặc điểm kết cấu của Dục Thúy Sơn

Đặc điểm kết cấu của Dục Thúy Sơn: đề - thực - luận - kết.

- Hai câu đầu (đề): mở đầu bài thơ bằng hình ảnh núi non cửa biển.

- Hai câu tiếp theo (thực): tả khung cảnh thiên nhiên, giải thích rõ ý của hai câu đề về "tiên sơn" là như thế nào. Ở hai câu này có sử dụng phép đối.

- Hai câu tiếp theo (luận): tiếp tục phát triển rộng ý của đề bài, ở đây Nguyễn Trãi tiếp tục miêu tả cảnh núi Dục Thúy và tiếp tục sử dụng phép đối.

- Hai câu cuối (kết): kết lại bài thơ bằng hình ảnh bia đá khắc thơ văn của Trương Hán Siêu.

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Tác giả tác phẩm Dục Thúy Sơn KNTT. Bài viết đã gửi tới bạn đọc thông tin về tác giả tác phẩm trong SGK Ngữ văn 10 KNTT. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 KNTT, Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 10

    Xem thêm