Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Nhàn
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Nhàn để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp nội dung tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bạn học sinh lớp 10 học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Ngữ văn 10: Hoàn cảnh sáng tác Nhàn
Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 10.
I. Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) quê ở Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng, đỗ Trạng Nguyên năm 1535, làm quan dưới triều Mạc.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thông thái triết học, sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc, có học vấn, cả thân mẫu và phụ mẫu đều là những người có danh tài học hạnh.
Khi làm quan, ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần. Vui không nghe, ông bèn cáo quan về quê, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ. Ông dạy học, học trò có nhiều người nổi tiếng nên ông được suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm. Mặc dù về ở ẩn, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn tham vấn cho triều đình nhà Mạc. Ông được phong tước Trình Tuyền hầu, Trình Quốc công nên có tên gọi là Trạng Trình.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc.
Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn đồng thời phê phán những điều xấu trong xã hội.
Sự nghiệp sáng tác
- Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi.
- Phong cách sáng tác:
+ Mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn
+ Phê phán những điều xấu xa trong xã hội
+ Mang đậm tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân.
II. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Nhàn
Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi. Nhàn là bài thơ Nôm được rút từ tập Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi. Nhan đề Nhàn do người đời sau đặt.
III. Xuất xứ
Nhàn là bài thơ Nôm số 73, trong Bạch Vân quốc ngữu thi. Nhan đề bài thơ do người đời sau đặt
IV. Bố cục (4 phần)
- Phần 1 (hai câu đề): Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Phần 2 (hai câu thực): Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Phần 3 (hai câu luận): Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.
- Phần 4 (hai câu kết): Triết lí sống nhàn
V. Giá trị nội dung
Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
VI. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng phép đối, điển cố
- Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà giàu tính triết lí
- Nhịp thơ chậm rãi, nhẹ nhàng như một lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc.
VII. Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ Nhàn.
2. Thân bài
a. Hai câu đề
Mai, cuốc, cần câu: Những vật dụng gần gũi, quen thuộc với người nông dân.
Điệp số từ: một: Thể hiện sự cứng cỏi, chắc chắn, kiên định, sẵn sàng nhưng bước đi vẫn bộc lộ sự an nhàn của tác giả, vừa đi vừa đếm.
Từ láy “thơ thẩn” thể hiện trạng thái thảnh thơi, tâm thế ung dung điềm nhiên, thanh thản, trạng thái thoải mái không vướng bận, ưu tư, phiền muộn.
→ Hình ảnh nhà thơ hiện lên như một người nông dân với các dụng cụ lao động và một cuộc sống ung dung, tự tại, giản dị trong triết lí nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
b. Hai câu thực
Nghệ thuật đối: Ta - người, dại - khôn, nơi vắng vẻ - chốn lao xao. “Chốn lao xao” chính là nơi quan trường, chốn giành giật tư lợi, sang trọng, tấp nập ngựa xe, quyền quí, kẻ hầu người hạ, bon chen, luồn lọt, hãm hại nhau. Còn “Nơi vắng vẻ” là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi.
→ Khẳng định phương châm sống nhàn của mình là tránh xa vòng danh lợi, chen đua, bụi trần để giữ cho nhân cách mình thanh cao.
c. Hai câu luận
Măng trúc (mùa thu), giá (mùa đông): Những món ăn dân dã, quen thuộc.
Tắm hồ sen (mùa xuân), tắm ao (mùa hạ): Sinh hoạt rất đời thường, tự nhiên, thoải mái, có sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.
→ Cuộc sống của thi nhân tuy đạm bạc mà rất thanh cao và cũng là sự hài lòng với cuộc sống giản dị, hòa quyện với thiên nhiên suốt bốn mùa của tác giả.
d. Hai câu kết
Sử dụng điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao để thể hiện sự tự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhẹ vinh hoa phù phiếm.
Triết lí sống “Nhàn: Sống giản dị, ung dung, tự tại, hòa hợp với tự nhiên, thanh cao tránh xa cuộc sống đua chen danh lợi, bụi trần.
3. Kết bài
Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ.
---------------------------------------------
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Đề đọc hiểu Ngữ văn 10 có đáp án
- Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam
- Cách làm văn nghị luận xã hội lớp 10
- 20 đề và bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Nhàn. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được đôi nét về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và hoàn cảnh để ông sáng tác bài thơ Nhàn, xuất xứ của bài thơ... Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập nhé. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập tại các mục sau: Địa lý lớp 10, Trắc nghiệm Tiếng Anh 10, Chuyên đề Toán 10, Giải bài tập Vật lý 10 nâng cao mà VnDoc tổng hợp và đăng tải. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nhé.
Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập, VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất nhé.
Chúc các em học tập tốt.