Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 10 bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỷ XX

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỷ XX được VnDoc sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết tài liệu dưới đây nhé.

A/ Lý thuyết Lịch sử 10 bài 40

I. Hoạt động bước đầu của V.I.Lenin trong phong trào công nhân Nga

* Tiểu sử

  • Vla-đi-mia Ilích U-ki-a-nốp tức Lênin sinh ngày 22 - 4 - 1870 trong gia đình nhà giáo tiến bộ.
  • Mùa thu năm 1895, Lênin thống nhất các nhóm Mác-xít ở Pê-téc-bua lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân - mầm mống của Đảng Mác-xit; Năm 1898 tại Minxcơ, Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga tuyên bố thành lập nhưng không hoạt động vì các Đảng viên bị bắt.
  • Năm 1900, Lênin cùng với các đồng chí của mình xuất bản báo "Tia lửa" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga.
  • Năm 1903, đại hội Đảng công nhân xã hội Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lênin để bàn về cương lĩnh điều lệ Đảng. Tại Đại hội đa số đại biểu (Phái Bôn-sê-vich) tán thành đường lối Cách mạng của Lênin, còn thiểu số (phái Men-se-vích) theo khuynh hướng cơ hội chống lại Lênin.
  • Lênin viết hàng loạt tác phẩm của mình phê phán những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong.

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỷ XX

V.ILê-nin

* Cuộc đấu tranh chống lại phái cơ hội đầu kiểm tra XIX ở Nga:

  • Đầu thế kỷ XX khi các nước đế quốc chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh thì phái cơ hội trong Quốc tế 2 kêu gọi công nhân ủng hộ chính phủ tư sản với mình, ủng hộ chiến tranh.
  • Duy nhất có Đảng Bôn-sê-vich do Lênin lãnh đạo là đấu tranh chống lại chiến tranh đế quốc với khẩu hiệu "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến Cách mạng".
  • Lênin có những đóng góp quan trọng về mặt lý luận thông qua những tác phẩm của mình.

II. Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga

1. Tình hình nước Nga trước Cách mạng

  • Về kinh tế: Công thương nghiệp phát triển, các công ty độc quyền ra đời, đội ngũ công nhân đông đảo.
  • Về chính trị: duy trì bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến, chế độ Nga hoàng kìm hãm sự phát triển sản xuất, bóp nghẹt quyền tự do dân chủ, hầu hết các giai cấp bất mãn...
  • Đời sống nhân dân, nhân dân lao động cực khổ.
  • Sự thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật 1904 - 1905 làm mâu thuẫn xã hội càng sâu sắc dẫn đến bùng nổ Cách mạng.

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỷ XX

Bản đồ Chiến tranh Nga - Nhật 1905

2. Cách mạng bùng nổ

  • Ngày 09/01/1905, 14 vạn công nhân Pê-tec-bua và gia đình không vũ khí đến “Cung điện mùa đông” để thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống nhưng họ bị đàn áp bằng súng làm hàng nghìn người chết và bị thương "Ngày chủ nhật đẫm máu" 09 - 01 - 1905, công nhân dựng chiến lũy chuẩn bị chiến đấu.
  • Mùa thu năm 1905 phong trào Cách mạng vẫn tiếp tục dâng cao với những cuộc bãi công chính trị của quần chúng làm ngừng trệ mọi hoạt động kinh tế và giao thông trong cả nước.
  • Tại Mat-xcơ-va, tháng 12 - 1905 cuộc tổng bãi công chuyển sang khởi nghĩa vũ trang, cuối cùng thất bại.

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỷ XX

Thảm sát Chủ nhật đẫm máu tại thủ đô Sankt Peterburg

* Tính chất: Đây là cuộc Cách mạng tư sản kiểu mới vì: Do giai cấp vô sản lãnh đạo với sự tham gia của đông đảo nhân dân lao động, giải quyết những nhiệm vụ của cuộc Cách mạng dân chủ tư sản và đặt cơ sở cho việc chuyển sang Cách mạng XHCN.

* Ý nghĩa

  • Giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ Nga hoàng, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước đế quốc.
  • Thức tỉnh nhân dân các nước phương Đông đấu tranh.

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỷ XX

Hình: thủy thủ tàu Pô-tem-kin

B/ Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 40

Câu 1. Đại hội Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga được thành lập vào năm nào?

  1. 1903.
  2. 1900.
  3. 1898.
  4. 1896.

Câu 2. Tờ báo “Tia lửa” đầu tiên ra đời vào thời gian nào?

  1. 1895.
  2. 1903.
  3. 1900.
  4. 1905.

Câu 3. “Ngày chủ nhật đẫm máu” ở Nga là ngày nào?

  1. 9-1-1905.
  2. 1-9-1907.
  3. 1-5-1904.
  4. 1-12-1905.

Câu 4. Cuộc cách mạng Nga 1905-1907 ở Nga là cuộc cách mạng

  1. Vô sản.
  2. Dân chủ tư sản đầu tiên do giai cấp tư sản lãnh đạo.
  3. Dân chủ tư sản đầu tiên do giai cấp vô sản lãnh đạo.
  4. Giải phóng dân tộc.

Câu 5. Lê-nin sinh năm nào?

  1. 1871.
  2. 1780.
  3. 1817.
  4. 1870.

Câu 6. Năm 1895, Lê-nin thống nhất các nhóm mácxít ở Xanh Pê-téc-bua thành một tổ chức chính trị, lấy tên là hội liên hiệp

  1. Đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân.
  2. Giai cấp công nhân Xanh Pê-téc-bua.
  3. Giai cấp công nhân Nga.
  4. Các tổ chức đảng Xanh Pê-téc-bua.

Câu 7. Năm 1898, Min-xcơ, một tổ chức đảng của giai cấp công nhân đã ra đời có tên là Đảng

  1. Công nhân Nga.
  2. Công nhân xã hội dân chủ Nga.
  3. Xã hội dân chủ Nga.
  4. Công - nông Nga.

Câu 8. Tại Đại hội của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga, những đại biểu tán thành đường lối cách mạng của Lê-nin được gọi là phái gì?

  1. Men-sê-vích.
  2. Mác-xít.
  3. Lê-nin-nít.
  4. Bôn-sê-vích.

Câu 9. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nước Nga duy trì bộ máy cai trị của chế độ nào?

  1. Quân chủ lập hiến.
  2. Cộng hòa.
  3. Dân chủ chủ nô.
  4. Quân chủ phong kiến chuyên chế.

Câu 10. Cuộc biểu tình ngày 9/1/1905 diễn ra ở đâu?

  1. Ô-đét-xa.
  2. Min-xcơ.
  3. Xanh Pê-téc-bua.
  4. Mát-xcơ-va.

Câu 11. Tính chất của cách mạng Nga 1905 – 1907 là

  1. Cách mạng tư sản
  2. Cách mạng giải phóng dân tộc
  3. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
  4. Cách mạng vô sản

Câu 12. Sự kiện lịch sử được coi là đỉnh cao của cuộc cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là

  1. Cuộc biểu tình ở Xanh Pêtécbua (9 -1 – 1905)
  2. Khởi nghĩa của thủy thủ trên chiến hạm Pôtemkin (5 – 1905)
  3. Cuộc tổng bãi công biến thành cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân Mátxcơva (12 – 1905)
  4. Các Xô viết đại biểu công nhân được thành lập (cuối năm 1905)

Câu 13. Vào thời gian nào Lê-nin thống nhất các nhóm mác-xít ở Xanh Pê-téc-bua?

  1. Năm 1890.
  2. Năm 1895.
  3. Năm 1897.
  4. Năm 1903.

Câu 14. “Ngày chủ nhật đẫm máu” trong cuộc cách mạng Nga (1905 – 1907) là

  1. 9 -1 -1905
  2. 1 -5 -1905
  3. 1 -9 -1905
  4. 1 -12 -1907

Câu 15. Đầu thể kỉ XX các phái cơ hội trong Quốc tế thứ hai ủng hộ:

  1. chế độ Nga Hoàng.
  2. chính phủ tư sản, ủng hộ chiến tranh.
  3. ủng hộ chủ nghĩa để quốc.
  4. ủng hộ các phần tử phản động.

Câu 16. Đầu thế kỉ XX, Đảng Bôn-sê-vích do Lê-nin lãnh đạo kiên quyết chống:

  1. chế độ Nga Hoàng.
  2. các phần tử phản động trong nước.
  3. chiến tranh đề quốc, trung thành với sự nghiệp vô sản.
  4. chống chiến tranh đế quốc và nội chiến ở Nga.

Câu 17. Điểm giống nhau giữa cách mạng Nga 1905 – 1907 và cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII là

  1. Chống lại chế độ quân chủ, lật đổ ách thống trị của nhà vua
  2. Cuộc cách mạng tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo
  3. Diễn ra trong thời đại đế quốc chủ nghĩa
  4. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Câu 18. Một trong những nguyên nhân bùng nổ Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga là:

  1. Sự thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 — 1905).
  2. Mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Nga Hoàng.
  3. Nước Nga bước vào giai đoạn đề quốc quá sớm.
  4. Mâu thuẫn gay gắt giữa dân tộc Nga với chế độ Nga Hoàng.

Đáp án

1C

2B

3A

4C

5D

6A

7B

8D

9D

10C

11C

12C

13B

14A

15B

16C

17A

18A

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 10 bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỷ XX các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về cách mạng phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ 20... Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỷ XX. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải vở bài tập Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất, Giải tập bản đồ Lịch Sử 10, Tài liệu học tập lớp 10.

Để giúp các bạn có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khso trong quá trình học tập, VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 10

    Xem thêm