Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử 10 bài 40: Lê-Nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỷ XX

Giáo án Lịch sử lớp 10

Giáo án Lịch sử 10 bài 40: Lê-Nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỷ XX giúp các em hiểu được hoạt động của Lê-nin trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội và nhờ những hoạt động đó của Lê-nin, Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga ra đời đã triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân lao động.

BÀI 40: LÊ NIN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA ĐẦU THẾ KỶ XX

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: giúp học sinh nhận thức:

  • Đầu thế kỷ XX, nhờ những hoạt động tích cực của V.I.Lênin, Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga đã ra đời. Khác với các đảng trong Quốc tế thứ hai, Đảng của Lenin triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tuân thủ và vận dụng những nguyên lí sáng tạo của chủ nghĩa Marx, đấu tranh không khoan nhượng với các khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa.
  • Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới (do giai cấp vô sản lãnh đạo, giải quyết những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản và đặt cơ sở cho việc chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

2. Tư tưởng, tình cảm: Bồi dưỡng lòng kính yêu và tôn trọng những lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới – những người đã cống hiến cả cuộc đời và sức lực cho cuộc đấu tranh giải phóng nhân dân lao động bị áp bức trên toàn thế giới.

3. Kỹ năng: Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm: cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ, cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, chuyên chính vô sản

II. ĐỒ DÙNG DẠY & HỌC:

1. Giáo viên:

  • Giáo trình lịch sử thế giới Cận đại, ĐHSP, 2003
  • Tư liệu và tiểu sử của V.I. Lenin
  • Tranh ảnh về cuộc cách mạng 1905 – 1907 ở Nga.

2. Học sinh:

- Đọc trước SGK, chú ý thử trả lời các câu hỏi trong SGK, sưu tập tư liệu liên quan đến bài giảng.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:

  • Hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ hai?
  • Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã?

2. Giảng bài mới:

Mở bài: Sau khi Engels qua đời, trung tâm phong trào cách mạng thế giới được chuyển sang Nga nhờ những đóng góp tích cực về mặt lý luận và thực tiễn của Lenin, người đã tiến hành cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống các trào lưu tư tưởng cơ hội chủ nghĩa, đưa chủ nghĩa Marx ngày càng ảnh hưởng sâu rộng trong phong trào công nhân Nga và phong trào công nhân quốc tế.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 10

    Xem thêm