Lịch sử 10 bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10 bài các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Bài: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ
A/ Lý thuyết Lịch sử 10 bài 6
Lãnh thổ Ấn Độ như hình “tam giác ngược”, hai bên giáp biển, cạnh phía bắc nối với châu Á, nhưng lại ngăn cách bởi dãy núi cao nhất thế giới – dãy Hi-ma-lay-a, nên còn được gọi là Tiểu lục địa Nam Á. Ấn Độ còn là một lãnh thổ khá rộng lớn, hơn 3 triệu km2, gấp khoảng 10 lần Việt Nam và gần 15 lần nước Anh. Hai bờ biển lại có hai dãy núi Đông Gát và Tây Gát, ngăn cách với cao nguyên Đê-can. Núi cao, rừng rậm, rừng nguyên sinh đã khiến lãnh thổ Ấn Độ bị ngăn cách nhau đáng kể giữa Đông và Tây, Bắc và Nam. Chỉ có miền Bắc là bằng phẳng bởi lưu vực của hai con sông lớn. Xưa kia, Ấn Độ gồm cả sông ở Tây Bắc là sông Ấn (Indus), nhờ nó mà có tên gọi quyết định (Hindustan) – nơi khởi nguồn của nền văn hoá Ấn Độ. Còn ở Đông Bắc bán đảo là lưu vực sông Hằng (Ganga) rộng lớn và màu mỡ, là quê hương, nơi sinh trưởng của nền văn hoá truyền thống, của nền văn minh Ấn Độ.
1. Thời kỳ các quốc gia đầu tiên
- Khoảng 1500 năm TCN lưu vực sông Hằng hình thành một số quốc gia nhỏ, mạnh nhất là nước Magađa (khoảng 500 năm TCN).
- Thế kỷ thứ III TCN, Asôca thống nhất Ấn Độ , tạo điều kiện truyền bá đạo Phật, xây dựng cột Asôca
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 6: Hình ảnh vua A- sô -Ka
Lịch sử 10: Cột đá A -sô-ka
2. Thời kỳ vương triều Gúp ta và sự phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ
- Quá trình hình thành và vai trò của vương triều Gúpta:
- Đầu công nguyên, miền Bắc AĐ được thống nhất, phát triển mạnh dưới thời Gupta 319 - 467.
- Tổ chức kháng cự không để cho các tộc người á xâm lược, thống nhất miền Bắc Ấn Độ, làm chủ gần như toàn bộ miền Trung ấn Độ.
- Văn hoá dưới thời Gúp ta:
- Đạo phật tiếp tục phát triển. Kiến trúc chùa Hang, tượng phật đá.
- Ấn Độ giáo (Hin đu giáo), thờ 3 vị thần chính: thần sáng tạo, thần thiện, thần ác. Kiến trúc tháp thờ thần nhiều tầng.
- Chữ viết: từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ Phạn (Sanskrit)
- Văn học cổ điển Ấn Độ - văn học Hin đu, mang tinh thần và triết lý Hinđu giáo rất phát triển.
- Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài:
- Ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á.
- Yếu tố lảnh hưởng là tôn giáo, kiến trúc, chữ viết, tôn giáo (Việt Nam cũng ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ như tháp Chàm, đạo Phật, đạo Hinđu).
Lịch sử 10 Bài 6: Chữ Phạn (Sankrit)
B/ Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 6
Câu 1: Vị vua kiệt xuất nhất của nước Ma-ga-đa và nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ là
- Bim-bi-sa-ra.
- A-sô-ca.
- Gúp-ta.
- A-cơ-ba.
Câu 2: Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là thời vương triều
- Gúp-ta.
- Hác-sa.
- Hồi giáo Đê-li.
- Mô-gôn.
Câu 3: Người Ấn Độ xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá đồ sộ có hình chóp núi, là vì
- Phù hợp với kiến trúc đương đại.
- Tiếp thu kiến trúc Hồi giáo.
- Tượng trưng cho ngọn núi Mê-ru, nơi ngự trị của thần thánh.
- Thể hiện sức mạnh của các vị thần trong đạo Hin-đu.
Câu 4: Chữ viết cổ nhất của người Ấn Độ là
- Chữ Phạn.
- Chữ Sanskrit.
- Chữ Pa-li.
- Chữ Bra-mi.
Câu 5: Những thành tố tạo nên nền tảng của văn hoá truyền thống Ấn Độ là
- Tôn giáo, kiến trúc, triết lí, chữ viết, nghệ thuật tạc tượng.
- Tôn giáo, kiến trúc, nghệ thuật tượng thờ, chữ viết, văn học.
- Văn học, nghệ thuật, tôn giáo, kiến trúc, tập tục xã hội.
- Lễ nghi, tập tục xã hội, văn học, chữ viết, nghệ thuật.
Câu 6: Công trình kiến trúc ở Việt Nam ảnh hưởng văn hoá truyền thống Ấn Độ là
- Chùa Một Cột.
- Ngọ Môn (Huế).
- Tháp Phổ Minh.
- Tháp Chăm.
Câu 7: Nét đặc sắc nổi bật của thời kì Gúp-ta ở Ấn Độ là
- Đạo Phật xuất hiện và được truyền bá trong cả nước.
- Sự hòa hợp giữa đạo Phật và đạo Hin-đu.
- Sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ.
- Sự thống nhất đất nước.
Câu 8: Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn Độ là sông
- Ấn và Hoàng Hà.
- Ti-grơ và Ơ-phơ-rát.
- Nin và Ti-gơ-rơ.
- Ấn và sông Hằng.
Câu 9: Văn hóa Ấn Độ đã được truyền bá và có ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu rộng nhất ở đâu?
- Trung Quốc.
- Ả-rập.
- Đông Nam Á.
- Mông Cổ.
Câu 10: Kiến trúc tiêu biểu, độc đáo thể hiện sự tôn sùng Phật giáo của người Ấn Độ là
- Những pho tượng phật bằng đá.
- Cột đá A-sô-ca.
- Chùa hang.
- Tượng thần Si-va.
Câu 11: Điều nào chứng tỏ trình độ phát triển cao của nghề luyện kim dưới Vương triều Gúp-ta?
- Đúc được cột sắt không rỉ, đúc tượng Phật bằng đồng cao 2 m.
- Đúc được cột sắt, đúc tượng Phật bằng sắt cao 2 m.
- Nghề khai mỏ phát triển: khai thác sắt, đồng, vàng.
- Đúc một cột sắt cao 7,25 m nặng 6500 kg.
Câu 12: Đến thế kỉ III TCN, đất nước Ma-ga-đa trở nên hùng mạnh nhất dưới thời vua nào?
- A-cơ-ba.
- A-sô-ca.
- Sa-mu-đra-gup-ta.
- Mi-hi-ra-cu-la.
Câu 13: Trong bốn thần chủ yếu mà người Ấn Độ thờ, thần Bra-ma gọi là thần gì?
- Thần Sáng tạo thế giới.
- Thần Tàn phá.
- Thần Bảo hộ.
- Thần Sấm sét.
Câu 14: Cho các sự kiện:
1. Vua A-sô-ca mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam Ấn Độ.
2. Vương triều Gúp-ta thành lập.
3. Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian:
- 2,3,1
- 3, 1,2
- 3, 2, 1
- 2, 1, 3
Câu 15: Khi A-sô-ca mất, đất nước Ấn Độ như thế nào?
- Thống nhất gần hết bán đảo Án Độ.
- Đất nước trở nên hùng cường.
- Ấn Độ bị chia cắt, khủng hoảng.
- Ấn Độ bị Mông Cổ xâm lược ngay.
Câu 16: Các ông vua đều ra sức củng cô theo hướng Ấn Độ hoá và xây dựng đất nước, đưa Ấn Độ tiến lên một bước phát triển mới, nhất là dưới thời vua:
- A –cơ-ba
- Bim-bi-sa-ra
- A-cô-sa
- Tất cả các ông vua trên
Đáp án
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | A | C | D | B | D | C | D | C | C |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | A | B | D | B | C | A |
--------------------------------
Với nội dung bài Lịch sử 10 bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về bài học rồi đúng không ạ? Bài học cho chúng ta thấy được quá trình hình thành và phát triển thời kì các quốc gia đầu tiên ở Ấn Độ, quá trình hình thành phát triển của thời kỳ vương triều Gúp ta và sự phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ... Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp 16 câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn đọc có thể trau dồi kiến thức sau khi học xong bài 6 các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết.
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải vở bài tập Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất, Giải tập bản đồ Lịch Sử 10, Tài liệu học tập lớp 10. được chúng tôi biên soạn và tổng hợp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.