Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ Quốc cuối thế kỉ XVIII

Bài tập Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước

Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ Quốc cuối thế kỉ XVIII được VnDoc.com đăng tải. Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 này là câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử theo từng bài trong SGK, giúp các bạn tự ôn tập kiến thức môn Sử hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo

Câu 1. Ý nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phát triển nông dân Tây Sơn?

A. Chế độ phong kiến Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc

B. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ

C. Phong trào nông dân bị đàn áp

D. Đất nước được thống nhất nhưng chính quyền mới lại suy thoái

Câu 2. Phong trào Tây Sơn nổ ra vào năm nào?

A. Năm 1771 B. Năm 1775

C. Năm 1789 D. Năm 1791

Câu 3. Phong trào Tây Sơn bắt đầu từ địa phương nào

A. Tây Sơn hạ đạo

B. Tây Sơn thượng đạo

C. Phủ Quy Nhơn

D. Gia Định

Câu 4. Từ năm 1771 đến năm 1783, thành tựu mà nghĩa quân Tây Sơn đạt được là

A. Đánh đổ chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào

B. Đánh đổ chúa Nguyễn, làm chủ toàn bộ Đàng Trong

C. Đánh đổ chúa Nguyễn, chiến thắng quân Xiêm xâm lược

D. Đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, bước đầu làm suy yếu lực lượng của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài

Câu 5. Nguyên cớ để quân Xiêm kéo sang xâm lược nước ta vào năm 1785 là

A. Quân Nguyễn nhiều lần quấy nhiễu vùng biên giới của Chân Lạp – thuộc quốc của Xiêm

B. Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sức ép của quân chúa Nguyễn

C. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sự tấn công của quân Tây Sơn

D. Quân Tây Sơn không cử sứ thần sang giao hảo với Xiêm

Câu 6. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm là

A. Trận Bạch Đằng

B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút

C. Trận Chi Lăng – Xương Giang

D. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa

Câu 7. Sử cũ viết: “Người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn (đầu năm 1785), ngoài miệng tuy nói khoác nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”, chứng tỏ điều gì?

A. Những tên lính Xiêm chạy thoát khi nhắc đến quân Tây Sơn thì vô cùng sợ hãi

B. Cách đánh giặc tài tình của quân Tây Sơn

C. Khẳng định uy tín và sức mạnh của phong trào Tây Sơn

D. Quân Xiêm không dám sang xâm lược nước ta

Câu 8. Sau khi làm chủ hầu hết các vùng Đàng Trong, lịch sử đặt ra cho phong trào Tây Sơn nhiệm vụ gì

A. Tiến quân ra Bắc hội quân với vua Lê để đánh đổ chúa Trịnh

B. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh

C. Tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê – Trịnh, thực hiện sứ mệnh thống nhất đất nước

D. Tiêu diệt chúa Trịnh lập nên triều đại mới

Câu 9. Trong những năm 1786 – 1788, với việc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê, đóng góp của phong trào Tây Sơn là gì?

A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước

B. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước

C. Thiết lập vương triều Tây Sơn

D. Mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc

Câu 10. Kẻ “rước quân Thanh về giày xéo đất nước” là

A. Nguyễn Ánh

B. Lê Chiêu Thống

C. Tôn Sĩ Nghị

D. Nguyễn Hữu Chính

Câu 11. Cuộc kháng chiến chống quân Thanh giành thắng lợi vào năm nào

A. Năm 1771 B. Năm 1785

C. Năm 1789 D. Năm 1791

Câu 12. Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Thanh thắng lợi là

A. Nguyễn Nhạc

B. Nguyễn Lữ

C. Quang Trung – Nguyễn Huệ

D. Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ

Câu 13. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh diễn ra ở đâu?

A. Sông Như Nguyệt

B. Chi Lăng – Xương Giang

C. Ngọc Hồi – Đống Đa

D. Sông Bạch Đằng

Câu 14. Phong trào Tây Sơn mang tính chất

A. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm

B. Cuộc khởi nghĩa nông dân

C. Chiến tranh giải phóng dân tộc

D. Cuộc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến trong nước

Câu 15. Hãy đưa ra lựa chọn phương án phù hợp để hoàn thiện nội dung sau về phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước

Năm 1771, một cuộc khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn thượng đạo (thuộc An Khê, tính Gia Lai) do……lãnh đạo. Sau nhiều năm chiến đấu kiên cường, nghĩa quân đã………..phần đất từ Quảng Nam trở vào. Từ sau chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, về cơ bản quân Tây Sơn đã làm chủ được toàn bộ…………..Trong những năm 1786 – 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ……………….làm chủ toàn bộ đất nước.

A. Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ……làm chủ……..Gia Định……….tập đoàn Trịnh – Lê.

B. Nguyễn Nhạc………..làm chủ………..vùng đất Đàng Trong……tập đoàn Trịnh – Lê.

C. Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ……..làm chủ…..vùng đất Đàng Trong…..hai tập đoàn Trịnh – Lê

D. Nguyễn Huệ …….chiếm được………Đàng Trong……tập đoàn chúa Trịnh

Câu 16. Ý nào không phản ánh đúng biện pháp của vương triều Tây Sơn để ổn định và phát triển đất nước sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Thanh?

A. Xây dựng chính quyền mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập các trấn để kiểm soát đất nước

B. Ban Chiếu khuyến nông, để kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất

C. Tổ chức giáo dục thi cử để tuyển chọn nhân tài; tổ chức quân đội quy củ,chặt chẽ

D. Cắt đứt quan hệ ngoại giao với nhà Thanh

Đáp án Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 23

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án

D

A

B

A

C

B

C

C

B

Câu

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

B

C

C

C

B

C

D

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân

Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII

Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

Đánh giá bài viết
6 8.050
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Lịch sử 10

    Xem thêm