Giải Sử 10 Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ trung đại CTST
Giải Sử 10 Bài 13 CTST
Giải Sử 10 Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ trung đại CTST được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Luyện tập 1 trang 80 SGK Sử 10 CTST
Những cơ sở dân cư và xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Đông Nam Á? Nêu ví dụ cụ thể.
Lời giải
Cơ sở dân cư, tộc người | Cơ sở xã hội | |
Điểm nổi bật | - Cư dân thuộc tiểu chủng Đông Nam Á, mang đặc điểm của cả hai đại chủng tộc là Môn-gô-lô-ít và Ô-xtra-lô-ít. - Tiểu chủng Đông Nam Á gồm hai nhóm chính: In-đô-nê-diên và Nam Á. - Có nhiều dân tộc khác nhau, tạo nên sự đa dạng về sắc tộc. | - Các thiết chế làng, bản tuy khác nhau về hình thức nhưng có lịch sử lâu đời và có sức sống mạnh mẽ. - Quá trình hình thành nhà nước ở Đông Nam Á đồng thời là quá trình tiếp biến những giá trị văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ |
Ví dụ cụ thể | - Nhóm In-đô-nê-diên gồm một số tộc người như: Ba Na, Gia Rai, Mnông, Khơ Mú,… - Nhóm Nam Á gồm một số tộc người như người Việt, Tày, Thái, Miến Điện, Mã Lai… | - Bộ máy nhà nước ở Việt Nam thời phong kiến có sự học tập mô hình thiết chế chính trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc. |
Tác động | - Góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của văn minh Đông Nam Á | - Hình thành thiết chế chính trị và mô hình tổ chức xã hội vừa mang tính bản địa, vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của các mô hình thiết chế chính trị Ấn Độ, Trung Quốc. |
Luyện tập 2 trang 80 SGK Sử 10 CTST
Phân tích những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ đối với văn minh Đông Nam Á.
Lời giải
* Ví dụ về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ:
- Tôn giáo:
+ Hin-đu giáo, Phật giáo được đông đảo cư dân Đông Nam Á sùng mộ.
+ Hin-đu giáo, Phật giáo từ Ấn Độ để lại dấu ấn sâu đậm trong cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và đời sống tinh thần của nhiều quốc gia Đông Nam Á như Chăm-pa, Cam-pu-chia,…
- Chữ viết, văn học Ấn Độ có mặt ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là chữ Phạn và tác phẩm Ra-ma-y-a-na.
+ Trên cơ sở hệ thống chữ viết của Ấn Độ, nhiều tộc người ở Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình.
+ Trên cơ sở tác phẩm Ra-ma-y-a-na, nhiều quốc gia ở Đông Nam Á đã sáng tạo ra các tác phẩm của riêng mình như Riêm Kê (Cam-pu-chia), Ra-ma Khiên (Thái Lan), Phạ Lắc Phạ Lam (Lào), Ma-na-rao (Phi-lip-pin),…
- Kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ cũng ảnh hưởng sâu sắc đến các nước Đông Nam Á
* Ví dụ về ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa:
- Tư tưởng, tôn giáo:
+ Nho giáo, Đạo giáo và nhiều học thuyết tư tưởng khác của Trung Quốc được truyền bá vào Đông Nam Á
+ Nho giáo có tác động tới tư tưởng trị nước của một số nhà nước quân chủ, tiêu biểu là Việt Nam.
- Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc còn được thể hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội của cư dân Đông Nam Á như ngôn ngữ, văn học, ẩm thực, trang phục, kiến trúc,…
Vận dụng trang 80 SGK Sử 10 CTST
Em hãy lấy những ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ ở Việt Nam.
Lời giải
- Ví dụ về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ở Việt Nam:
+ Các công trình kiến trúc ở Việt Nam như Thánh địa Mỹ Sơn, Tháp Chăm, Tháp Bà Po Nagar,… chịu ảnh hưởng của Hin-đu giáo.
+ Trong y học: Việt Nam sử dụng thuốc mê, thuốc tê khi phẫu thuật.
- Ví dụ về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc ở Việt Nam:
+ Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và tổ chức khoa thi Nho học đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Từ thời Lê sơ, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước phong kiến Đại Việt.
+ Thơ Đường ở Trung Quốc ảnh hưởng đến Việt Nam. Nhiều nhà thơ của Việt Nam làm thơ theo thể Đường luật rất hay như Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Trãi,…
+ Trong y học, Việt Nam sử dụng thuật châm cứu của Trung Quốc, các loại thuốc Bắc,…
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Sử 10 Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ trung đại CTST. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Lịch sử 10 CTST. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 CTST...