Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 10 bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

A/ Lý thuyết Lịch sử 10 bài 28

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Đường tiến quân của Hai Bà Trưng

I. Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam

Khái niệm:

  • Truyền thống là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ đời này sang đời khác từ xưa đến nay.
  • Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam: là nét nổi bật trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được hình thành từ rất sớm, được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử.
  • Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp như: tình yêu gia đình, yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sống gắn bó (đó là những tình cảm gắn với địa phương).
  • Từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt: Văn Lang - Âu Lạc những tình cảm gắn bó mang tính địa phương phát triển thành tình cảm rộng lớn - lòng yêu nước.
  • Ở thời kỳ Bắc thuộc lòng yêu nước biểu hiện rõ nét hơn.
    • Qua ý thức bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc.
    • Lòng tự hào về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng chống đô hộ (Lập đền thờ ở nhiều nơi).

Lòng yêu nước được nâng cao và khắc sâu hơn để từ đó hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam.

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Đền thờ Hai Bà Trưng tại Mê Linh

II. Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỉ phong kiến độc lập

* Bối cảnh lịch sử

  • Đất nước trở lại độc lập, tự chủ.
  • Nhưng sau 1000 năm Bắc thuộc nền kinh tế trở nên lạc hậu, đói nghèo.
  • Các thế lực phương Bắc chưa từ bỏ âm mưu xâm phương Nam.
  • Trong bối cảnh ấy lòng yêu nước ngày càng được phát huy, tôi luyện.

* Biểu hiện

  • Ý thức vươn lên xây dựng phát triển nền kinh tế tự chủ, nền văn hóa đậm đà bản sắc truyền thống của dân tộc.
  • Tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc của mỗi người Việt.
  • Ý thức đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, mọi dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên
  • Ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ - yêu nước gắn với thương dân - mang yếu tố nhân dân.

III. Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến

  • Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
  • Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm nhân dân Việt Nam đã đoàn kết nhất trí đồng lòng vượt qua gian khổ, hy sinh, phát huy tài năng, trí tuệ, chiến đấu dũng cảm giành thắng lợi cuối cùng.
  • Cũng trong chiến đấu chống ngoại xâm lòng yêu nước trở nên trong sáng chân thành và cao thượng hơn bao giờ hết.
  • Đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam.

B/ Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 28

Câu 1: Truyền thuyết nào lí giải nguồn gốc dân tộc Việt?

  1. Tiên Dung – Chử Đổng Tử
  2. Mỵ Châu – Trọng Thủy
  3. Lạc Long Quân – Âu cơ
  4. Thánh Gióng

Câu 2: Vị trí của thời kì Văn Lang - Âu Lạc trong lịch sử dân tộc là

  1. Định hình bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam
  2. Mở đầu thời kì dựng nước, định hình bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam
  3. Mở đầu thời kì dựng nước, phát triển bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam
  4. Giữ vững bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam

Câu 3: Đánh bại quân xâm lược Tần, nhà nước Âu Lạc đã đánh dấu

  1. Bước phát triển mới của lòng yêu nước
  2. Lòng yêu nước của dân tộc ta hình thành
  3. Tinh thần đoàn kết của 54 dân tộc được hình thành
  4. Nhân dân ta bước vào thời kì độc lập lâu dài

Câu 4: Trong tâm thức của dân tộc Việt, vấn đề dân tộc thống nhất thể hiện đầu tiên và cụ thể nhất qua sự kiện nào?

  1. Thống nhất 12 quân của Đinh Bộ Lĩnh
  2. Chiến tranh Nam – Bắc triều thời Lê – Mạc
  3. Sự phân chia đất nước giữa hai họ Trịnh – Nguyễn
  4. Sự thống nhất hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt thành lập nước Âu Lạc

Câu 5: Hai chữ “đồng bào” nói lên truyền thống nào của dân tộc ta

  1. Lao động sáng tạo
  2. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau
  3. Yêu nước và dung cảm
  4. Kiên cường, bất khuất

Câu 6: Ý không phản ánh đúng yếu tố hình thành truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam là

  1. Sự nảy sinh và phát triển tình cảm yêu thương, gắn bó của cư dân Văn Lang - Âu Lạc
  2. Các mối quan hệ kinh tế – chính trị của quốc gia cổ trên đất nước ta
  3. Cuộc đầu tranh chống ngoại xâm để giữ nước Âu Lạc, nhất là các cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc
  4. Cuộc chiến đấu chống quân Mông – Nguyên xâm lược

Câu 7: Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược trong lịch sử dân tộc là

  1. Sự lãnh đạo tài giỏi của người chỉ huy
  2. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của dân tộc
  3. Truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân dân
  4. Địa hình, khí hậu nước ta bất lợi cho địch

Câu 8: Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét nhất trong việc

  1. Xây dựng nền kinh tế tự chủ
  2. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
  3. Kháng chiến chống ngoại xâm
  4. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng

Câu 9: Nét nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là

  1. Xây dựng, phát triển một nền kinh tế tự chủ
  2. Phát triển nền văn minh Đại Việt
  3. Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc
  4. Giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc: đoàn kết, thương dân,….

Câu 10: Một trong các yếu tố để hình thành truyền thống yêu nước là:

  1. Truyền thống yêu nước được hình thành với sự ra đời của quốc gia.
  2. Truyền thống yêu nước được hình thành từ quyền lợi dân tộc.
  3. Truyền thống yêu nước.
  4. Truyền thống yêu nước là sụ kế thừa của những người đi trước.

Câu 11: Nét mới trong truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến độc lập là gì?

  1. Chống ngoại xâm và phát triển kinh tế.
  2. Đoàn kết dân tộc.
  3. Tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 12: Từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40) đến cuộc khởi nghĩa của Dương Thanh (819), đó là một quá trình đấu tranh nhằm:

  1. bảo vệ độc lập dân tộc.
  2. giải phóng dân tộc.
  3. bảo vệ Tổ quốc.
  4. bảo vệ lãnh thổ của dân tộc.

Câu 13: Cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân ta đã kết thúc được nỗi đau mất nước hơn mười thế kỉ, mở ra kỉ nguyên mới, đưa dân tộc ta tiến vào thời kì xây dựng và bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập?

  1. Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
  2. Khởi nghĩa của Bà Triệu.
  3. Khởi nghĩa của Ngô Quyền.
  4. Khởi nghĩa cửa Khúc Thừa Dụ.

Câu 14: Truyền thống yêu nước hình thành trải qua quá trình đấu tranh chống ngoại xâm để giữ nước, đặc biệt là thời kì nào?

  1. Bắc thuộc.
  2. Phong kiến độc lập.
  3. Dựng nước.
  4. Tất cả các thời kì trên.

Câu 15: Đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là gì?

  1. Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
  2. Đoàn kết toàn dân.
  3. Xây dựng gắn liền với bảo vệ tổ quốc
  4. Đoàn kết với đồng bào các dân tộc.

1C

2B

3A

4D

5B

6D

7C

8C

9C

10A

11D

12B

13C

14A

15A

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 10 bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về tình hình yêu nước của dân tộc ta thời phong kiến...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải vở bài tập Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất, Giải tập bản đồ Lịch Sử 10, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 10

    Xem thêm