Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10: Chương 3: Trung Quốc thời phong kiến

Câu hỏi trắc nghiệm Trung Quốc thời phong kiến

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10: Chương 3: Trung Quốc thời phong kiến. Tài liệu gồm các câu hỏi trắc nghiệm nhằm giúp các bạn học sinh lớp 10 nắm được kiến thức về lịch sử Trung Quốc qua các triều đại phong kiến: Tần, Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chương III: Trung quốc thời phong kiến

Bài 5: Trung Quốc thời Tần, Hán

Câu 1: Vào năm nào nhà Tần thống nhất Trung Quốc?

A. Năm 221 TCN. B. Năm 212 TCN.

C. Năm 122 TCN. D. Năm 215 TCN.

Câu 2: Ý nghĩa của công cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần:

A. Chấm dứt thời kì chiến tranh loạn lạc kéo dài ở Trung Quốc.

B. Tạo điều kiện cho Tần Doanh Chính lập triều đại nhà Tần.

C. Tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc.

D. Câu A và C đúng.

Câu 3: Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại để cai trị, ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước, gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam. Đó là chính sách của triều đại nào ở Trung Quốc?

A. Nhà tần (221-206 TCN). B. Nhà Hán (206 TCN đến 220).

C. Nhà Tuỳ (589-618). D. Nhà Đường (618-907)

Câu 4: Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà nào?

A. Nhà Hạ. B. Nhà Hán. C. Nhà Tần. D. Nhà Chu.

Câu 5. Nhà Tần ở Trung Quốc tồn tại bao nhiêu năm, sau đó nhà Hán lên thay?

A. 10 năm B. 15 năm C. 20 năm. D. 22 năm

Câu 6: Sự xuất hiện công cụ bằng sắt ở Trung Quốc vào giai đoạn lịch sử nào?

A. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc B. Thời Tam quốc

C. Thời Tây Tấn. D. Thời Đông Tấn.

Câu 7: Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động đến xã hội làm cho xã hội Trung Quốc có những sự thay đổi như thế nào?

A. Giai cấp địa chủ xuất hiện B. Nông dân bị phân hoá.

C. Nông dân nộp hoa lợi cho địa chủ D. Câu A và B đúng.

Câu 8: Năm 770 - 475 TCN, tương ứng với thời nào ở Trung Quốc?

A. Thời Xuân Thu B. Thời Chiến Quốc

C. Thời nhà Tần D. Thời nhà Hán.

Câu 9: Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ:

A. Quan lại B. Quan lại và một số nông dân giàu có.

C. Quý tộc và tăng lữ D. Quan lại, quý tộc, tăng lữ.

Câu 10: Nông dân lĩnh canh ở Trung Quốc thời phong kiến xuất hiện từ đâu?

A. Nông dân tự canh.

B. Nông dân công xã rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng.

C. Tá điền.

D. Nông dân giàu có bị phá sản.

Câu 11: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ cày gọi là:

A. Nông dân tự canh. B. Nông dân lĩnh canh.

C. Nông dân làm thuê. D. Nông nô.

Câu 12: Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa giai cấp nào với giai cấp nào?

A. Quý tộc với nông dân công xã. B. Quý tộc với nô lệ.

C. Địa chủ với nông dân lĩnh canh. D. Địa chủ với nông dân tự canh.

Câu 13: Xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần, giảm nhẹ tô thuế và sưu định cho nông dân, khuyến khích họ nhận ruộng cày cấy và khai hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp. Đó là việc làm của triều đại nào?

A. Nhà Hán B. Nhà Đường C. Nhà Tống D. Nhà Nguyên

Câu 14: Đơn vị hành chính cao nhất dưới thời đại nhà Tần là gì?

A. Trần, phủ. B. Quận, huyện. C. Huyện, xã D. Phủ, thành

Câu 15: Công trình phòng ngự nổi tiếng của nhân dân Trung Quốc được xây dựng dưới thời nhà Tần có tên gọi là gì?

A. Vạn lí trường thành B. Tử cấm thành

C. Ngọ môn D. Lũy Trường Dục.

Câu 16: Chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời nhà Tần tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. 206 TCN - 221 B. 207 TCN - 222

C. 207 TCN - 221 D. 206 TCN - 212

Câu 17: Dưới thời Tần - Hán, Trung Quốc đã phát động các cuộc chiến tranh xâm lược nào?

A. Việt Nam, ấn Độ

B. Bán đảo Triều Tiên, Các nước phương Nam và Nam Việt.

C. Mông Cổ, Cham-pa.

D. Triều Tiên, ấn Độ, Việt Nam.

Câu 18: Ở Trung Quốc, Nho giáo là một trường phái tư tưởng xuất hiện vào thời kì nào? Do ai sáng lập?

A. Thời cổ đại, do Khổng Minh sáng lập.

B. Thời phong kiến Tần - Hán, do Khổng Tử sáng lập

C. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, do Mạnh Tử sáng lập

D. Thời cổ đại, do Khổng Tử sáng lập.

Câu 19: Vào thời nào của nhà Hán, Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho Nhà nước phong kiến?

A. Thời Hán Vũ Đế. B. Thời Hán Quang Vũ

C. Thời Hán ấn Đế D. Tất cả các thời trên.

Câu 20: Quan điểm cơ bản của Nho giáo là đảm bảo tôn ti trật tự ổn định trong các quan hệ chủ yếu của xã hội. Đó là quan hệ nào?

A. Vua-tôi, cha-con, bạn-bè. B. Vua-tôi, vợ-chồng, cha-con

C. Vua-tôi, cha-con, vợ-chồng D. Các quan hệ trên.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Lịch sử 10

    Xem thêm