Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 10 bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á

Chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Bài viết được tổng hợp nội dung lí thuyết và các câu hỏi trắc nghiệm về bài 8 trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

A/ Lý thuyết Lịch sử 10 bài 8

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á

Lược đồ các quốc gia cổ Đông Nam Á đến thế kỷ XV

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á

Lược đồ các quốc gia Đông Nam Á cổ đại và phong kiến

1. Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

Hiện nay Đông Nam Á có 11 nước là Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Ma lai xi a, Singapo, In đô nê xi a, Phi lip pin, Bru nây, Đông Ti mo.

  • Điều kiện tự nhiên: Địa hình rộng lớn, bị chia cắt bởi những dãy núi đá vôi, không có đồng bằng rộng lớn; khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và nhiều loại cây trồng khác.
  • Điều kiện ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
    • Thời đồ đá Người tối cổ ở khắp Đông Nam Á.
    • Thế kỷ đầu Công Nguyên biết dùng đồ sắt: kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu, nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng và rèn sắt. Buôn bán đường biển rất phát triển, một số thành thị hải cảng ra đời, xuất hiện các trung tâm buôn bán nổi tiếng. Hải cảng Óc Eo (An Giang), Ta-kô-la (Mã Lai) và bắt đầu xuất hiện các quốc gia nhỏ đầu tiên.
    • 10 thế kỷ đầu sau Công Nguyên xuất hiện các quốc gia nhỏ như Champa, Phù Nam, các vương quốc hạ lưu sông Mê Nam, đảo In đô nê xi a.
    • Các quốc gia này tranh chấp lẫn nhau dẫn đến sự sụp đổ của các vương quốc cổ, từ đó hình thành các quốc gia phong kiến hùng mạnh sau này.

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á

Vương quốc Cam puchia thế kỷ XII

2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

  • Từ thế kỷ VII đến X, tại Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia phong kiến dân tộc:
    • Như Vương quốc Cam puchia của người Khơ me
    • Vương quốc của người Môn và người Miến ở hạ lưu sông Mê Nam.
    • Vương quốc của người In đô nê xi a ở Xu ma tra và Gia va….
  • Từ thế kỷ X đến XVIII hình thành, phát triển và thịnh đạt:
    • Inđônêxia thống nhất và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít (1213 - 1527).
    • Bán đảo Đông Dương có Đại Việt, Champa, Campuchia.
    • Pagan (Mianma) ở lưu vực sông I-ra–oa-đi.
    • Người Thái ở thượng nguồn sông Mê Kông di cư xuống phía nam lập ra Su-khô-thay (Thái Lan) ở lưu vực sông Mê-nam; và Lạn Xạng (Lào) ở trung lưu sông Mê-Công.
    • Đây cũng là giai đoạn kinh tế phát triển thịnh vượng, cùng với sự phát triển văn hóa riêng biệt.
  • Sau thế kỷ XVIII Đông Nam Á cổ suy yếu nhưng xã hội phong kiến vẫn tồn tại.
  • Giữa thế kỷ XIX bị phương Tây xâm chiếm.

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á

Toàn cảnh đô thị cổ Pa gan (Mianma)Lý thuyết Lịch sử 10 bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á

Toàn cảnh khu đền tháp Bô-rua-bu-đua – In đô nê xia a

B/ Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 8

Câu 1. Từ rất xa xưa, con người đã có mặt ở khu vực Đông Nam Á, vì

  1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho bước đi đầu tiên của con người.
  2. Địa bàn sinh tụ tập trung rộng lớn.
  3. Ở khu vực này có loài Vượn cổ.
  4. Ở đây người nguyên thủy sớm sử dụng công cụ lao động.

Câu 2. Đông Nam Á có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nông nghiệp trồng rau củ sang nông nghiệp trồng lúa, từ thuần dưỡng sang chăn nuôi gia súc kể từ giai đoạn

  1. Sau giai đoạn đá cũ.
  2. Hậu kì đồ đá mới.
  3. Sơ kì đồ sắt.
  4. Sơ kì đồ đồng.

Câu 3. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á hình thành vào thời gian từ

  1. Đầu Công nguyên đến thế kỉ VII.
  2. Thế kỉ I đến thế kỉ X.
  3. Thế kỉ VII đến thế kỉ X.
  4. Thế kỉ X đến thế kỉ XIII.

Câu 4. Đông Nam Á được gọi là Su-va-na-bu-mi (nghĩa là “Đất vàng”), vì

  1. Đất có nhiều mỏ vàng.
  2. Là điểm dừng chân buôn bán của thương nhân nhiều nước.
  3. Có nhiều hương liệu và sản vật thiên nhiên quý hiếm.
  4. Có khả năng cung cấp một khối lượng lớn lương thực.

Câu 5. Mốc mở đầu đánh dấu quá trình xâm lược của các nước thực dân vào khu vực Đông Nam Á là

  1. Năm 1511, Bồ Đào Nha chiếm Ma-lac-ca.
  2. Năm 1858, Pháp xâm lược Việt Nam.
  3. Đầu thế kỉ XVI, Hà Lan lập thương điếm ở Gia-các-ta.
  4. Cuối thế kỉ XVI, thực dân Anh chinh phục Mi-an-ma.

Câu 6. Tín ngưỡng gắn liền với nghề nông trồng lúa của cư dân Đông Nam Á là

  1. Tín ngưỡng đa thần.
  2. Tín ngưỡng phồn thực.
  3. Tín ngưỡng nguyên thuỷ.
  4. Tục thờ cúng tổ tiên.

Câu 7. Thời cổ trung đại, nước nào sau đây đã có ảnh hưởng lớn nhất đến nền văn hóa các nước Đông Nam Á?

  1. Ấn Độ.
  2. Trung Quốc.
  3. Ai Cập.
  4. Hi Lạp.

Câu 8. Những tôn giáo được truyền vào Đông Nam Á sớm nhất là

  1. Hinđu và Hồi giáo.
  2. Hinđu và Phật giáo.
  3. Phật giáo và Hồi giáo.
  4. Phật giáo và Kitô giáo.

Câu 9. Dòng văn học viết của các nước Đông Nam Á được hình thành trên cơ sở văn học

  1. Dân gian.
  2. Nước ngoài.
  3. Dân gian và văn học nước ngoài.
  4. Sự tích lịch sử.

Câu 10. Khi ý thức dân tộc trỗi dậy, văn học viết ở Đông Nam Á có xu hướng tìm về với

  1. Truyền thống đấu tranh của dân tộc.
  2. Văn học nước ngoài.
  3. Văn học dân gian.
  4. Cội nguồn dân tộc.

Câu 11. Thời cổ trung đại, kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc

  1. Ấn Độ và Hồi giáo.
  2. Ấn Độ và Trung Quốc.
  3. Trung Quốc và Phật Giáo.
  4. Ấn Độ và phương Tây.

Câu 12. Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy thoái của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á là

  1. Nền kinh tế phong kiến đã trở nên lỗi thời.
  2. Chính quyền chuyên chế không chăm lo đến sự phát triển kinh tế của đất nước.
  3. Chế độ phong kiến không đủ sức kháng cự sự xâm lược của phương Tây.
  4. Chính quyền chuyên chế chỉ lo theo đuổi các cuộc chiến tranh mở rộng lãnh thổ và quyền lực hao người tốn của.

Câu 13. Các nước Đông Nam Á xây dựng nền văn hoá của mình trên cơ sở

  1. Tiếp thu hoàn toàn  văn hoá bên ngoài.
  2. Tự sáng tạo nền văn hoá riêng.
  3. Tiếp thu có chọn lọc văn hoá bên ngoài.
  4. Tiếp thu văn hoá bên ngoài, trên cơ sở đó sáng tạo nền văn hoá riêng cho mình.

Câu 14. Các công trình kiến trúc ở Đông Nam Á đã thể hiện

  1. Tài năng và sức sáng tạo của con người.
  2. Lòng tôn sùng đức Phật của cư dân.
  3. Ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ vào khu vực này.
  4. Ảnh hưởng của kiến trúc Hồi giáo vào khu vực này.

Câu 15. Đông Nam Á từ lâu được gọi là khu vực châu Á gió mùa. Ngoài ra còn được coi là

  1. Châu Á lục địa.
  2. Châu Á bùng nổ.
  3. Khu vực địa lí - lịch sử - văn hóa riêng biệt.
  4. Đông Nam Á thống nhất trong đa dạng.

Câu 16. Ngành kinh tế chủ đạo của các quốc gia Đông Nam Á ở thời cổ đại là

  1. Chăn nuôi gia súc trên các đồng cỏ.
  2. Thủ công nghiệp.
  3. Buôn bán tơ lụa, hương liệu.
  4. Nông nghiệp trồng lúa nước.

Câu 17. Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

  1. Hình thành.
  2. Phát triển.
  3. Bắt đầu khủng hoảng.
  4. Khủng hoảng nghiêm trọng.

Câu 18. Khoảng những thế kỉ đầu công nguyên, ở vùng Trung Bộ Việt Nam có quốc gia nào ra đời?

  1. Cham-pa.
  2. Phù Nam.
  3. Đốn Tốn.
  4. Xích Thổ.

Câu 19. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái vào thời gian nào?

  1. Thế kỉ XVII.
  2. Nửa đầu thế kỉ XVIII.
  3. Nửa sau thế kỉ XVIII.
  4. Nửa đầu thế kỉ XIX.

Câu 20. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự suy thoái của các quốc gia Đông Nam Á phong kiến là

  1. Phong trào khởi nghĩa của nông dân.
  2. Sự lạc hậu lỗi thời của chế độ phong kiến.
  3. Sự xâm lược của các thế lực bên ngoài.
  4. Sự xung đột tôn giáo, sắc tộc.

Câu 21. Quá trình chuyển biến từ vượn thành người đã diễn ra ở Đông Nam Á, bắt đầu từ người:

  1. Người tối cổ.
  2. Người tinh khôn.
  3. Người vượn.
  4. Vượn người.

Câu 22. Đông Nam Á từ lâu được coi là một khu vực địa lí - lịch sử - văn hoá riêng biệt và còn được gọi là khu vực gì?

  1. “Châu Á gió mùa”
  2. “Châu Á thức tỉnh”
  3. "Châu À lục địa”
  4. “Châu Á bùng cháy”.

Câu 23. Yếu tố nào dưới đây đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?

  1. Công cụ đồ sắt xuất hiện.
  2. Ảnh hưởng của các nền văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc.
  3. Sự giao lưu buôn bán giữa các nước Đông Nam Á.
  4. Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp.

Câu 24. Cuối thế ki XVI Phi-lip-pin bị nước nào xâm chiếm?

  1. Thực dân Anh.
  2. Thực dân Pháp.
  3. Thực dân Bồ Đào Nha
  4. Tây Ban Nha, sau đó là Mĩ xâm chiếm.

Câu 25. Đông Nam Á Chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt, đó là:

  1. Mùa khô và mùa hanh.
  2. Mùa khô và mùa mưa.
  3. Mùa đông và mùa xuân.
  4. Mùa thu và mùa hạ.

Câu 26. Trong thời kì phong kiến, Phi-líp-pin bị nước nào xâm lược?

  1. Bồ Đào Nha.
  2. Anh.
  3. Tây Ban Nha.
  4. Hà Lan.

Câu 27. Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác?

  1. Mùa khô tương đối lạnh, mát.
  2. Mùa mưa tương đối nóng.
  3. Gió mùa kèm theo mưa
  4. Khí hậu mát, ẩm.

1A

2B

3C

4C

5A

6B

7A

8B

9C

10C

11A

12D

13D

14A

15C

16D

17B

18B

19C

20B

21A

22A

23A

24D

25B

26C

27C

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 10 bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm được những nội dung chính của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về quá trình hình thành, tiến trình lịch sử các vương triều ở Đông Nam Á. Cho chúng ta biết được sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á, sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á... Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp 27 câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án, giúp bạn đọc trau dồi kiến thức của bài học. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải vở bài tập Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất, Giải tập bản đồ Lịch Sử 10, Tài liệu học tập lớp 10.

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
22
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 10

    Xem thêm