Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX

Giải bài tập môn Lịch sử lớp 10

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sử lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

(trang 201 sgk Lịch Sử 10): Trình bày hoạt động bước đầu của Lê-nin trong phong trào công nhân Nga?

Trả lời:

  • Mùa thu năm 1895, Lê-nin thống nhất các nhóm Mác-xít ở Xanh Pê-téc-bua thành lập một tổ chức chính trị, lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân.
  • 1898, tại Min-xco, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga tuyên bố thành lập nhưng không hoạt động
  • Năm 1900, Lê-nin cùng với các đồng chí của mình xuất bản báo Tia lửa nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân.
  • Năm 1903, Lê-ni chủ trì Đại hội Công nhân xã hội Nga để bàn về Cương lĩnh, điều lệ Đảng. Cũng từ Đại hội hình thành hai phái Môn-sê-vích và Men-sê-vích
  • Lê-nin còn viết nhiều tác phẩm có đóng góp lớn về mặt lí luận cho phong trào công nhân.

(trang 202 sgk Lịch Sử 10): Hãy nêu tình hình nước Nga cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

  • Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nga chưa tiến hành cách mạng tư sản nhưng đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Kinh tế công thương nghiệp phát triển cùng với sự xuất hiện của các công ty độc quyền. Nền công nghiệp mở rộng với quy mô ngày càng lớn làm cho đội ngũ công nhân ngày càng đông đảo.
  • Về chính trị, nước Nga hầu như duy trì nguyên vẹn bộ máy cai trị của nền quân chủ phong kiến chuyên chế. Nga hoàng bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ. Đời sống của công nhân và nhân dân lao động hết sức cơ cực.
  • Nga thất bại trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905) làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.

(trang 203 sgk Lịch Sử 10): Trình bày những diễn biến chính của Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga?

Trả lời:

  • 9/1/1905, 14 vạn công nhân Xanh Pê-tec-bua và gia đình tiến đến Cung điện Mùa Đông để thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống nhưng bị đàn áp. Công nhân dựng chiến lũy chiến đấu.
  • Mùa thu 1905, phong trào Cách mạng tiếp tục dâng cao với nhiều cuộc bãi công chính trị của quần chúng làm ngưng trệ mọi hoạt động kinh tế và giao thông.
  • Tại Mat-xcơ-va, 12/1905 cuộc tổng bãi công biến thành khởi nghĩa vũ trang nhưng thất bại.
  • Phong trào xuống dần và kết thúc vào năm 1907.

Câu 1 (trang 203 sgk Sử 10): Hãy nêu vai trò của Lê-nin đối với phong trào công nhân Nga cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Lời giải:

  • Thống nhất các nhóm Mac-xit ở Xanh Pê-tec-bua thành một tổ chức chính trị lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhan. Đó là mầm mống của Đảng Mác-xít.
  • Cùng các đồng chí của mình xuất bản báo Tia lửa nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân.
  • Triệu tập và chủ trì Đại hội Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga để bàn về cương lĩnh và Điều lệ Đảng.
  • Viết nhiều tác phẩm quan trọng phê phán những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, đồng thời khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong của lực lượng này, nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc đấu tranh chính trị trong sự nghiệp giải phóng người lao động.

Câu 2 (trang 203 sgk Sử 10): Hãy nêu tính chất và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga?

Lời giải:

Tính chất: Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên do giai cấp vô sản lãnh đạo trong thời kì đế quốc chủ nghĩa.

Ý nghĩa: Cách mạng đã phát động các giai cấp bị bóc lột và các dân tộc bị áp bức trong đế quốc Nga đứng lên đấu tranh làm lung lay chế độ Nga hoàng. Cuộc cách mạng Nga đã dấy lên một cao trào đấu tranh của giai cấp vô sản các nước đế quốc và thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông đầu thế kỉ XX.

Đánh giá bài viết
1 416
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Lịch Sử 10

    Xem thêm