Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 10 bài 19

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV hướng dẫn giải vở bài tập Sử 10, là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 10 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Hi vọng sẽ giúp các bạn giải bài tập Lịch sử 10 nhanh chóng và chính xác.

Bài tập 1 trang 89 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa lịch sử to lớn là

A. nhân dân ta giành lại được quyền tự chủ, lật đổ chế độ đô hộ hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc, mở ra một giai đoạn phát triển mới của đất nước.

B. quân và dân ta đá đánh tan quân Nam Hán bằng trận thuỷ chiến lẫy lừng trong lịch sử.

C. tiêu diệt được viên tướng giỏi của Nam Hán.

D. đập tan mọi ý đồ xâm lược của các tập đoàn phong kiến phương Bắc.

Trả lời: A

2. Từ sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đến thế kỉ XV, quân và dân ta đã tiến hành những cuộc kháng chiến chống xâm lược như:

A. hai lần chống Tống, ba lần chống Mông - Nguyên và chống quân Minh.

B. chống quân Chiêm Thành và Chân Lạp.

C. chống Nam Hán, chống Mông - Nguyên và quân Minh xâm lược.

D. chống Xiêm, Mãn Thanh và Chiêm Thành.

Trả lời: A

3. Người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất là

A. Lý Thường Kiệt. C. Lý Phật Tử.

B. Trần Quốc Tuấn. D. Lê Hoàn.

Trả lời: D

4. Cuộc kháng chiến chống Tổng thời Tiền Lê kết thúc thắng lợi là bởi

A. quân và dân Đại Cổ Việt đã chiến đấu anh dũng với ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

B. quân Tống bị hao tổn binh lực do không hợp khí hậu "thuỷ thổ"

C. quân Tống nhận thấy cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt là phi nghĩa nên tự rút quân về nước.

D. Lê Hoàn đề nghị giảng hoà.

Trả lời: A

5. Vị tướng giỏi chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý là

A. Lý Đạo Thành. C. Lý Thường Kiệt.

B. Lý Công Uẩn. D. Trần Quốc Tuấn.

Trả lời: C

6. Tinh thần chủ động đối phó với địch của quân dân nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương

A. vườn không nhà trống.

B. nhà nhà giết giặc, người người giết giặc.

C. ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc.

D. kết hợp ba thứ quân: cấm binh, ngoại binh và hương binh.

Trả lời: C

7. Quân và dân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã đánh bại 30 vạn quân Tống xâm lược tại

A. biên giới phía Bắc. C. thành cổ Loa.

B. cửa sông Bạch Đằng. D. phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.

Trả lời: D

8. Thế kỉ XIII, giặc Mông - Nguyên ba lần xâm lược nước ta vào các năm

A. 1258, 1275, 1288. C. 1258, 1285, 1287 - 1288.

B. 1254, 1258, 1278 - 1279. D. 1285, 1287, 1288.

Trả lời: C

9. Để đối phó với giặc, quân dân nhà Trần đã thực hiện kế sách

A. ngụ binh ư nông. C. vườn không nhà trống.

B. tiên phát chế nhân. D. lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

Trả lời: C

10. Tên những trận đánh lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên là

A. Đông Bộ Đầu, Kiếp Bạc, Côn Sơn, Chi Lăng.

B. Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.

C. Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang.

D. Ngọc Hồi, Đống Đa, Đông Quan.

Trả lời: B

11. Vương triều nào ra đời sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Triều Nguyễn. C. Triều Mạc.

B. Triều Lê D. Triều Trần

Trả lời: B

Bài tập 3 trang 91 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

Điền tiếp vào bảng sau những sự kiện lịch sử tiêu biểu về các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm của dân tộc ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

Thời gian

Sự kiện lịch sử

Năm 938

Năm 981

Năm 1075 - 1077

Năm 1258

Năm 1285

Năm 1287- 1288

Năm 1406- 1407

Năm 1418- 1427

Trả lời:

Thời gian

Sự kiện lịch sử

Năm 938

Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng đánh tan quân Nam Hán

Năm 981

Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (Lê Hoàn)

Năm 1075 - 1077

Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (Lý Thường Kiệt)

Năm 1258

Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 1

Năm 1285

Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 2

Năm 1287- 1288

Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 3

Năm 1406- 1407

Cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ

Năm 1418- 1427

Khởi nghĩa Lam Sơn (Lê Lợi, Nguyễn Trãi)

Bài tập 4 trang 91 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

Việc Thái hậu họ Dương tôn Lê Hoàn lên làm vua có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?

Trả lời:

Thái Hậu Dương Vân Nga đã vì lợi ích dân tộc đã biết hi sinh quyền lợi của dòng họ. Đây là một việc làm đáng khâm phục.

Theo quan điểm của các sử gia, nếu Dương Vân Nga không biết đặt lợi nước lên trên quyền lợi của dòng họ, ngoan cố bảo vệ ngai vàng cho đứa con nhỏ của mình, sẽ gây ra nạn tranh giành, đẩy đất nước vào thảm cảnh rối loạn và kết cục là bị mất nước vào tay giặc ngoại xâm nhà Tống.

Sự lựa chọn và quyết định của Dương Vân Nga trong hoàn cảnh ấy, đã biểu hiện thái độ chính trị sáng suốt của một người có khối óc lớn, thức thời, xứng đáng được coi là anh hùng.

Bài tập 5 trang 92 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

Hãy cho biết nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý?

Trả lời:

Nguyên nhân thắng lợi

  • Thứ nhất, là do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã từ bỏ danh vọng bổng lộc, xin triều đình mời Lý Đạo Thành về Thăng Long nhậm chức Tể tướng, còn ông chỉ tổ chức kháng chiến mà không tham gia các chức vụ trong vương triều.
  • Thứ hai, là do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc.
  • Thứ ba, là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt.
  • Thứ tư, nguyên nhân khách quan: khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động...

Bài tập 6 trang 92 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

So sánh và rút ra nhận xét về hai cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược trong lịch sử dân tộc.

  • Hai cuộc kháng chiến chống Tống trong lịch sử dân tộc là :……………….
  • Giống nhau:……………….
  • Khác nhau:……………….
  • Nhận xét:……………….

Trả lời:

  • Hai cuộc kháng chiến chống Tống trong lịch sử dân tộc là: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê và Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
  • Giống nhau: Đều chung kẻ thù là quân Tống
  • Khác nhau:
    • Về Nguyên nhân:
      • Thời Tiền Lê: Nhà Tống thấy Đại Việt suy yếu nên tổ chức chiến tranh hòng xâm lược
      • Thời Lý: Nhà Tống tổ chức xâm lược để dùng chiến thắng bên ngoài. Tạo uy danh trong nước, giải quyết khó khăn trong nước.
    • Về lãnh đạo:
      • Thời Tiền Lê: Lê Hoàn
      • Thời Lý: Lý Thường Kiệt
    • Về diễn biến:
      • Thời Tiền Lê:
        • Chờ giặc vào và bày trận đánh
        • Lập phòng tuyến và đóng cọc trên sông Bạch Đằng. Những trận chiến kéo dài lẻ tẻ. Không bằng chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Sự phối hợp giữa các cánh quân chưa tốt. Nhưng nhờ tài cầm quân của Lê Hoàn quân ta vẫn đại thắng.
        • Giết được chủ tướng (Hầu Nhân Bảo).
      • Thời Lý:
        • Chủ động tiến đánh sau đó mới cố thủ và lập phòng tuyến.
        • Phát huy thế mạnh của chiến tranh phục kích. Phối hợp nhuần nhuyễn giữa các đạo quân.
        • Chủ tướng còn sống (Chủ động rút quân về do không thể kéo dài chiến tranh).
  • Nhận xét:
    • Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao.
    • Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc.
    • Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.

Bài tập 7 trang 93 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

Tại sao quân và dân Đại Việt trong thế kỉ XIII có thể đánh và chiến thắng oanh liệt quân Mông - Nguyên, kẻ thù được coi là tàn bạo và hùng mạnh nhất lúc bấy giờ?

Trả lời:

Quân và dân Đại Việt trong thế kỉ XIII có thể đánh và chiến thắng oanh liệt quân Mông - Nguyên, kẻ thù được coi là tàn bạo và hùng mạnh nhất lúc bấy giờ vì:

  • Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
  • Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
  • Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
  • Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

Bài tập 8 trang 93 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

Theo em, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn là gì?

Trả lời:

  • Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
    • Do truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.
    • Do sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đã có những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, đã biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.
  • Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn là: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh (Trung Quốc). Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.

Bài tập 9 trang 93 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

Nhận xét khái quát về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta ở các thế kỉ X - XV.

Trả lời:

Các cuộc kháng chiến đã ghi vào lịch sử Việt Nam những chiến công chói lọi, đập tan được âm mưu của phong kiến phương Bắc. Bảo vệ được thành quả xây dựng đất nước của tổ tiên, giữ vững nền độc lập, chủ quyền. Thể hiện tài năng lãnh đạo, tinh thần đoàn kết chiến đấu, tinh thần anh dũng của quân và dân ta.

Đánh giá bài viết
4 7.017
Sắp xếp theo

    Giải Vở BT Lịch Sử 10

    Xem thêm