Lịch sử 10 bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hy Lạp và Rôma
Lịch sử 10 bài 4
Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 4: Xã hội nguyên thủy được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Bài viết tổng hợp nội dung lý thuyết và các câu hỏi lí thuyết cùng với các câu trắc nghiệm nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập nhé. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây.
A/ Lý thuyết Lịch sử 10 bài 4
Lược đồ quốc gia cổ đại Hy Lạp và Rôma
1. Thiên nhiên và đời sống của con người
- Hy Lạp, Rô ma nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng, đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn:
- Thuận lợi: có biển, hải cảng, khí hậu ấm áp, nên giao thông thuận lợi, sớm phát triển nghề hàng hải, ngư nghiệp, thương nghiệp biển.
- Khó khăn: đất xấu, ít, thích hợp trồng cây lưu niên như nho, ô liu, cam chanh. Lương thực thiếu phải mua lúa mì, lúa mạch của người Ai Cập, Tây Á.
- Khoảng đầu thiên niên kỷ I TCN, cư dân Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt, cho phép khai hoang trên diện tích rộng hơn.
- Thủ công nghiệp rất phát đạt, có nhiều ngành nghề, nhiều thợ giỏi, hàng hóa đẹp, chất lượng cao, qui mô lớn.
- Thương nghiệp đường biển rất phát triển, mở rộng buôn bán với mọi miền ven Địa Trung Hải, với các nước phương Đông:
- Sản phẩm mua về lúa mì, súc vật lông thú (Hắc Hải, Ai Cập); tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm từ phương Đông.
- Đê lốt, Pi rê là trung tâm buôn bán nô lệ lớn của thế giới cổ đại..
- Thương mại phát đạt,thúc đẩy sự lưu thông tiền tệ (tiền cổ của Rôma và A ten).
- Hi Lạp, Rôma trở thành các quốc gia giàu mạnh.
Như vậy cuộc sống ban đầu của cư dân Địa Trung Hải là: Sớm biết buôn bán, đi biển và trồng trọt.
2. Thị quốc Địa Trung Hải (Thành bang)
Thị quốc: do tình trạng đất đai phân tán nhỏ và cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp nên đã hình thành các thị quốc.
- Tổ chức của thị quốc: Nước thì nhỏ, nghề buôn phát triển nên cư dân tập trung ở thành thị có phố sá, lâu đài đền thờ, sân vận động, nhà hát và bến cảng, ta gọi đó là thị quốc: A ten là thị quốc, đại diện cho cả At tích.
- Tính chất dân chủ của thị quốc: quyền lực không nằm trong tay quí tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, (không có vua), quyết định mọi công việc nhà nước. Hội đồng 500 có vai trò như Quốc hội, người ta bầu 10 viên chức điều hành chính phủ, nhiệm kỳ một năm.
- Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ.
- Hi Lạp giàu có nhờ nền kinh tế công thương nghiệp, sử dụng lao động nô lệ. Nô lệ bị bóc lột nên phản kháng chủ nô.
- Đến thế kỷ III trước công nguyên, thị quốc Rôma lớn mạnh đi xâm chiếm các nước khác, trở thành đế quốc Rôma. Đế quốc Rôma thủ tiêu thể chế dân chủ thay bằng một hoàng đế đầu quyền lực như hoàng đế Xê da.
3. Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma
- Đồ sắt và sự tiếp xúc với biển đã nâng họ lên trình độ cao hơn về sản xuất và buôn bán trên biển
- Cũng là cơ sở để họ đạt tới trình độ sáng tạo văn hóa cao hơn trước.
Chữ cái cổ Hy Lạp và La tinh
a. Lịch và chữ viết
- Lịch
- Người Hy Lạp có hiểu biết chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời, người Rô-ma tính một năm là 365 ngày ¼, định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày, rất gần với hiểu biết ngày nay.
- Chữ viết
- Sáng tạo ra chữ viết gồm ký hiệu đơn giản, có khả năng ghép chữ rất linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩa của con người.
- Hệ thống chữ cái Rô-ma tức A, B, C .... ra đời, ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ. Đây là một phát minh và cống hiến lớn lao cho nhân loại.
b. Sự ra đời của khoa học
Đến thời cổ đại Hy lạp – Rô-ma, những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.
- Toán học: người Hi Lạp vượt lên trên như Thales, Py tha gor, Euclid..
- Vật Lý: có Archimède.
- Sử học: vượt qua sự ghi chép tản mạn, họ biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày có hệ thống: Hê rô đốt, Tu si đi, Ta sít.
c. Văn học:
- Ở Hy lạp, sau bản anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me là I-li-át và Ô-đi-xê, đã xuất hiện những nhà văn có tên tuổi như Etxin, Sô phốc, Bripít.
- Người Rô-ma tự nhận là học trò và người thừa kế của văn học - nghệ thuật Hy Lạp, nhà thơ nổi tiếng như Lu cre xơ, Viếc gin..
d. Nghệ thuật
- Hy Lạp để lại nhiều tượng và đền đài đạt trình độ tuyệt mỹ, khiến đời sau khâm phục: người lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần A-tê-na đội mũ chiến binh, thần Vệ nữ Mi lô...
- Kiến trúc: đền Pác tê nông ở A ten (Hi Lạp), đấu trường Cô li dê ở Rô-ma.
Lưc sĩ ném đĩa
Khải hoàn môn La Mã được xây dựng làm biểu tượng vinh quang cho công lao đặc biệt xuất sắc của một tướng tài (ở đây là của hoàng đế Xê-da). Xê-da đã chiến thắng Giéc man, Đa Xi a, Đại tư tế, Hộ dân 18 kỳ, Tổng chỉ huy 7 trận, Chấp chính 6 kỳ, Quốc phụ, Nguyên thủ anh dũng nhất. Được Thượng viện và dân chúng Rô ma tặng Khải hoàn môn Trai an ở Nam I ta li a.
Đấu trường Cô li dê
Đền Pác tê nông
B/ Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 4
A. Hệ thống các sông lớn
B. Khí hậu ấm áp trong lành
C. Đồng bằng rộng lớn
D. Biển Địa Trung Hải
A. Buôn bán nô lệ
B. Thủ công nghiệp và buôn bán bằng đường biển
C. Nông nghiệp trồng cây lâu năm
D. Nông nghiệp trồng lúa nước
A. Lịch âm
B. Lịch vạn niên
C. Dương lịch
D. Nông lịch
A. Tượng nhân sư, khu lăng mộ san chi, khu đô thị cổ ha ráp pa- mô hen rô đa rô
B. Kim tự tháp, thành ba bi lon, van lý trường thành.
C. Đấu trường Cô li dê, đền Pác tê nông, tượng Lực sĩ ném đĩa,…
D. Ăng co vát, đền bô rô bu đua, tháp chăm, thạt luổng
A. Ta lét
B. Ơ cơ lít
C. Pi ta go
D. Tổ Xung Chi
A. Quân chủ chuyên chế
B. Dân chủ chuyên chế
C. Quân chủ lập hiến
D. Cộng hòa dân chủ
A. Nô lệ
B. Kiều dân
C. Bình dân
D. Chủ nô
A. 20 chữ
B. 24 chữ
C. 26 chữ
D. 29 chữ
A. Nông nghiệp
B. Thương nghiệp
C. Thủ công nghiệp
D. Đáp án A, C đúng
A. Khắp các nước phương Đông.
B. Khắp thế giới
C. Khắp Trung Quốc và Ấn Độ
D. Khắp mọi miền ven biển Địa Trung Hải
Câu 11: Thế nào là chế độ chiếm nô?
A. Chế độ mà kinh tế - xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ.
B. Chế độ do chủ nô làm chủ.
C. Chế độ chiếm hữu nô lệ.
D. Chế độ có hai giai cấp: chủ nô và nô lệ.
Câu 12: Thành tựu khoa học của các quốc gia cổ đại phương Tây gồm các lĩnh vực nào?
A. Toán, văn, lí, hóa.
B. Toán, lí, sử, địa.
C. Thiên văn, lịch, chữ viết.
D. Thiên văn, chữ viết, toán, sử.
Câu 13: Ở Địa Trung Hải, cư dân sống băng nghề buôn bán nên tập trung ở thành thị, gọi là:
A. thành phố
B. thị xã.
C. thị quốc
D. thị trấn
Câu 14: “Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyện bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông”. Đó là định lí của ai?
A. Pi-ta-go.
B. Ơ-clít.
C. Ta-lét.
D. Ác-si-mét.
Câu 15: Trong các quốc gia cô đại Hi Lạp và Rô-ma, có những giai cấp, tầng lớp nao?
A. Chủ nô - nô lệ - bình dân.
B. Quý tộc - nông dân công xã - nô lệ.
C. Chủ nô - nông dân công xã - nô lệ.
D. Quý tộc - chủ nô - nông dân công xã - nô lệ.
Câu 16: Thị quốc ở Địa Trung Hải có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát,... quan trọng nhất là:
A. sân bay.
B. bến cảng.
C. bến sông.
D. bán đảo.
Câu 17: Năm 476, đế quốc nào ở Địa Trung Hải một thời oai hùng, bị sụp đổ?
A. Đế quốc Hi Lạp
B. Đế quốc Rô-ma
C. Đế quốc Ba Tư
D. Tất cả các đế quốc trên
--------------------------------
Với nội dung bài Lịch sử 10 bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hy Lạp và Rôma chắc hẳn thầy cô đã nắm được những nội dung chính của bài học rồi đúng không ạ. Bài viết cho chúng ta thấy được thiên nhiên và đời sống của con người ở các quốc gia cổ đại phương Tây - Hy Lạp và Rôma chính là sớm biết buôn bán, đi biển và trồng trọt. Tổ chức và bản chất của thị quốc Địa Trung Hải chính là quyền lực không nằm trong tay quí tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân, bên cạnh đó chúng ta còn biết đến với nền văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma họ đã biết sáng tạo ra lịch, sáng tạo ra chữ viết gồm ký hiệu đơn giản, có khả năng ghép chữ rất linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩa của con người, nền khoa học của họ ra đời với độ chính xác cao, nghệ thuật nhiều tượng và đền đài đạt trình độ tuyệt mỹ, khiến đời sau khâm phục....
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hy Lạp và Rôma. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải vở bài tập Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất, Giải tập bản đồ Lịch Sử 10, Tài liệu học tập lớp 10.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.