Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 10 bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới người nguyên thủy, cổ đại và trung đại

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 10 bài 12

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 10 bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới người nguyên thủy, cổ đại và trung đại hướng dẫn giải vở bài tập Sử 10, là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 10 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Hi vọng sẽ giúp các bạn giải bài tập Lịch sử 10 nhanh chóng và chính xác.

Bài tập 1 trang 53, 54, 55 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Đặc điểm nào sau đây không phải là của Người tối cổ?

A. Chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.

B. Hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân, hai tay được giải phóng để sử dụng công cụ.

C. Hộp sọ đã lớn hơn so với vượn cổ, đã hình hành trung tâm phát tiếng nói trong não.

D. Đã hình thành ba chủng tộc lớn trên thế giới.

Trả lời: Chọn D

2. Biết dùng lửa và tạo ra lửa đầu tiên là

A. vượn cổ.

B. Người tối cổ.

C. Người tinh khôn.

D. Người tinh khôn ở phương Tây.

Trả lời: Chọn B

3. Vượn chuyển biến được thành người là nhờ quá trình

A. tìm kiếm thức ăn.

B. tạo ra lửa.

C. chế tạo ra cung tên.

D. lao động, chế tạo và sử dụng công cụ lao động.

Trả lời: Chọn D

4. Di cốt của Người tinh khôn được tìm thấy ở

A. chàu Á. C. châu Phi.

B. châu Âu. D. tất cả các châu lục

Trả lời: Chọn D

5. Thành tựu nào sau đây mà con người đạt được trước khi bước vào thời đá mới (khoảng 1 vạn năm trước đây)?

A. Chế tạo cung tên

B. Cư trú "nhà cửa".

C. Biết đan lưới đánh cá, làm đồ gốm

D. Biết trồng trọt và chăn nuôi.

Trả lời: Chọn B

6. Con người có cuộc sống tinh thần phong phú, biết thưởng thức nghệ thuật từ thời kì

A. vượn cổ C. người tinh khôn.

B. người tối cổ. D. đá mới.

Trả lời: Chọn D

7. Nguyên tắc vàng trong xã hội nguyên thuỷ là

A. cùng nhau tìm kiếm thức ăn.

B. hợp tác lao động

C. sự công bằng, bình đẳng.

D. những người có chức phận, người cao tuổi được hưởng phần nhiều sản phẩm làm ra.

Trả lời: Chọn C

8. Nguyên nhân sâu sa làm xuất hiện tư hữu là

A. một số người có chức phận trong thị tộc, bộ lạc đã chiếm đoạt của chi dùng cho công việc chung làm của riêng.

B. sự xuất hiện gia đình phụ hệ thay thế cho thị tộc.

C. sự xuất hiện công cụ bằng kim loại.

D. sự xuất hiện sản phẩm thừa thường xuyên.

Trả lời: Chọn A

9. Xã hội có giai cấp xuất hiện sớm nhất ở

A. châu Á, châu Phi. C. châu Mĩ.

B. châu Âu. D. châu úc.

Trả lời: Chọn A

10. Xã hội có giai cấp đầu tiên xuất hiện ở

A. Ai Cập, Lưỡng Hà. C. Hi Lạp, Rôma.

B. Ấn Độ, Trung Quốc. D. Nhật Bản, Việt Nam.

Trả lời: Chọn A

11. Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo là

A. thủ công nghiệp. C. nông nghiệp.

B. thương nghiệp. D. chăn nuôi.

Trả lời: Chọn C

12. Hai giai tầng chính trong xã hội cổ đại phương Đông là

A. quý tộc, nô lệ. C. quý tộc, nông dân công xã.

B. quý tộc, địa chủ. D. quý tộc, thợ thủ công.

Trả lời: Chọn C

13. Tầng lớp đóng vai trò chủ yếu trong sản xuất trong xã hội cổ đại phương Đông là

A. quý tộc. C. nô lệ.

B. nông dân công xã D. thợ thủ công.

Trả lời: Chọn B

14. Nhà nước cổ đại phương Đông là

A. nhà nước quân chủ chuyên chế.

B. nhà nước chiếm hữu nô lệ.

C nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại.

D. nhà nước dân chủ chủ nô.

Trả lời: Chọn C

15. Nền kinh tế đóng vai trò chủ đạo ở các quốc gia cổ đại phương Tây là

A. nông nghiệp

B. nông nghiệp, thủ công nghiệp

C. thủ công nghiệp, thương nghiệp.

D. nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiêp.

Trả lời: Chọn C

16. Giai cấp chính trong xã hội phương Tây cổ đại là

A. chủ xưởng, chủ ruộng đất. C. chủ nô, nô lệ.

B. chủ nô, dân tự do. D. dân tự do, nô lệ

Trả lời: Chọn D

17. Giai cấp đóng vai trò chủ đạo trong nền sản xuất xã hội ở phương Tây cổ đại là

A. chủ nô. C. dân tự do.

B. nô lệ. D. kiều dân.

Trả lời: Chọn B

18. Giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Đông là

A. quý tộc, địa chủ.

B. quý tộc, nông dân công xã.

C. địa chủ, nông dân lĩnh canh.

D. địa chủ, nông dân tự canh.

Trả lời: Chọn B

19. Phương thức bóc lột chủ yếu dưới chế độ phong kiến là

A. bóc lột thông qua địa tô.

B. bóc lột thông qua tô hiện vật.

C. bóc lột thông qua tô lao dịch.

D. bóc lột thông qua tô tiền

Trả lời: Chọn A

20. Đặc điểm chung nổi bật của các quốc gia phong kiến phương Đông là

A. chế độ phong kiến hình thành sớm.

B. rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trong khoảng các thế kỉ XVIII - XIX.

C. hầu hết đều bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

D. cả A, B, c đều đúng.

Trả lời: Chọn D

21. Hình thức đấu tranh buổi đầu của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến là

A. đấu tranh đòi tự do phát triển kinh tế.

B. đấu tranh đòi quyền lợi về chính trị.

C. đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng.

D. đấu tranh nhằm tiến tới một cuộc cách mạng để thủ tiêu chế độ phong kiến.

Trả lời: Chọn A

Bài tập 2 trang 55 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước ý đúng hoặc chữ s vào ô □ trước ý sai.

□ Lịch sử loài người bắt đầu từ khi Người tinh khôn xuất hiện

□ Con người xuất hiện cách đây khoảng 1 triệu năm.

□ Tổ chức đầu tiên của loài người là "bầy người nguyên thuỷ".

□ Vua là người có quyến lực tối cao ở tất cả các quốc gia thời cổ đại.

□ Nền dân chủ cóđại là nền dân chủ nhân dân.

□ Chế độ phong kiến được hình thành sớm nhất ở Rôma cổ đại.

□ Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập dưới thời Tần Thuỷ Hoàng.

□ Một trong những kì quan của thế giới là Vạn lí trường thành ỏ Trung Quốc

□ Ấn Độ là quê hương của tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới.

□ Đông Nam Á là một trong những cái nôi xuất hiện loài người.

□ Tây Âu thời trung đại được coi là "đêm trường trung cổ".

Trả lời:

S

Lịch sử loài người bắt đầu từ khi Người tinh khôn xuất hiện

S

Con người xuất hiện cách đây khoảng 1 triệu năm.

Đ

Tổ chức đầu tiên của loài người là "bầy người nguyên thuỷ".

S

Vua là người có quyến lực tối cao ở tất cả các quốc gia thời cổ đại.

S

Nền dân chủ cổ đại là nền dân chủ nhân dân.

S

Chế độ phong kiến được hình thành sớm nhất ở Rôma cổ đại.

Đ

Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập dưới thời Tần Thuỷ Hoàng.

Đ

Một trong những kì quan của thế giới là Vạn lí trường thành ỏ Trung Quốc

S

Ấn Độ là quê hương của tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới.

Đ

Đông Nam Á là một trong những cái nôi xuất hiện loài người.

Đ

Tây Âu thời trung đại được coi là "đêm trường trung cổ".

Bài tập 3 trang 56 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

Hãy hoàn thành bảng hệ thống kiến thức sau về xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây.

Tiêu chí

Xã hội cổ đại phương Đông

Xã hội cổ đại phương Tây

Niên đại

- Hình thành

- Tan rã

Điều kiện tự nhiên

Tên quốc gia tiêu biểu

Co sở kinh tế

Thành phần xã hội

Thể chế nhà nước

Các thành tựu văn hoá tiêu biểu

Trả lời:

Tiêu chí

Xã hội cổ đại phương Đông

Xã hội cổ đại phương Tây

Niên đại

- Hình thành

- Tan rã

- Khoảng TNK IV – TNK III trước công nguyên

-Những thế kỷ tiếp giáp công nguyên

- Đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên

- Năm 476.

Điều kiện tự nhiên

Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi. Thuận lợi: đất đai màu mỡ, tơi xốp, gần nguồn nước, khí hậu nóng ẩm. Khó khăn: Lũ lụt vào mùa mưa.

Bờ bắc Địa Trung Hải với những bán đảo và đảo nhỏ. Thuận lợi: Cho hoạt động hàng hải, ngư nghiệp, thương nghiệp biển. Khó khăn: Đất khô, chỉ trồng được cây lưu niên.

Tên quốc gia tiêu biểu

Trung Quốc, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập

Hi Lạp, Rôma

Co sở kinh tế

– Chủ yếu: Nông nghiệp trồng lúa nước.

– Kết hợp: Chăn nuôi gia súc và làm nghề thủ công.

– Chủ yếu: Thủ công nghiệp, thương mại biển.

– Thứ yếu: Nông nghiệp

Thành phần xã hội

3 tầng lớp

– Quý tộc: Vua, quan lại, chủ ruộng đất – tầng lớp thống trị.

– Nông dân công xã: Chiếm số lượng đông đảo và là lực lượng nuôi sống xã hội Tầng lớp bị trị.

– Nô lệ: Xuất thân từ tù binh, người nghèo không trả được nợ. Tầng lớp thấp nhất trong xã hội..

3 tầng lớp

– Chủ nô: Chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền – Tầng lớp thống trị

– Bình dân: Nông dân, thợ thủ công chủ yếu sống vào trợ cấp xã hội.

– Nô lệ: Số lượng đông, là lực lượng nuôi sống xã hội Tầng lớp bị trị.

Thể chế nhà nước

Chuyên chế cổ đại

Cộng hòa dân chủ chủ nô

Các thành tựu văn hoá tiêu biểu

- Thiên văn học và lịch 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

- Thiên văn: Biết được vị trí các vì sao, hệ chuyển động của mặt trăng, mặt trời.

- Lịch pháp: tính chính xác không cao.

Chữ viết

- Do nhu cầu trao đổi, lưu giữ kinh nghiệm.

- Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh

Văn học: chủ yếu là văn học dân gian

Toán học

– Tính số pi = 3,16

– Tính diện tích hình tròn, hình tam giác…

– Tìm ra số 0

Kiến trúc

- Do uy quyền của các vua mà hàng loạt các công trình kiến trúc đã ra đời: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon, Vạn lý trường thành,...

- Lịch: cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã tính được lịch một năm có 365 ngày và 1/4 nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày. Dù chưa biết thật chính xác nhưng cũng rất gần với hiểu biết ngày nay.

- Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,... lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.

- Sự ra đời của khoa học

Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.

- Khoa học đến thời Hy Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.

- Văn học: Văn học viết ra đời với các tác giả tiêu biểu: Ê xin, Ơ – ri – pít

- Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao.

Bài tập 4 trang 57 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

Hãy hoàn thành bảng hệ thống kiến thức sau về xã hội phong kiến phương Đông và Tây Âu.

Tiêu chí

Xã hội phong kiến phương Đông

Xã hội phong kiến Tây Âu

Niên đại

- Hình thành

- Tan rã

Tên quốc gia tiêu biểu

Thành phần xã hội

Tình hình kinh tế

Thể chế nhà nước

Tình hỉnh văn hoá

Trả lời:

Tiêu chí

Xã hội phong kiến phương Đông

Xã hội phong kiến Tây Âu

Niên đại

- Hình thành

- Tan rã

-Từ thế kỷ III trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.

- Từ thế kỷ XVI đến XIX

- Từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn

- Từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm

Tên quốc gia tiêu biểu

Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Campuchia

Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, ….

Thành phần xã hội

Địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).

Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).

Tình hình kinh tế

Nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.

Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.

Thể chế nhà nước

Quân chủ chuyên chế tập quyền

Quân chủ chuyên chế phân quyền

Tình hình văn hoá

- Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập là những trung tâm văn minh lớn của thế giới, với những thành tựu to lớn về văn học, triết học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên… với những phát minh quan trọng của Trung Quốc (Giấy, in, thuốc súng, la bàn).

- Ở Phương Đông, chế độ quân chủ chuyên chế rất mạnh và có nhiều tôn giáo trong cùng một nước. Các tôn giáo đều không có tổ chức giáo hội mang tính quốc tế. Mặc dù vậy nhưng gần như suốt trong quá trình tồn tại của chế độ phong kiến, nhà nước luôn sử dụng những giáo lý của tôn giáo để xây dựng và cũng cố một nhà nước quân chủ chuyên chế và bành trướng xâm lược ra bên ngoài như Nho giáo (Trung Quốc), Hồi giáo (Ấn Độ),…

- Văn hóa, giáo dục vẫn bị giáo hội lũng đoạn kìm hãm, cả xã hội sống trong vòng lạc hậu, tối tăm.

- Đạo cơ đốc - Thiên chúa giáo ra đời đầu công nguyên, nhưng sang thời phong kiến, Thiên chúa giáo đã trở thành một thế lực rất mạnh, là chỗ dựa vững chắc cho vương quyền phong kiến phương Tây

Đánh giá bài viết
3 3.696
Sắp xếp theo

    Giải Vở BT Lịch Sử 10

    Xem thêm