Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 34

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 34 trang 172: Trình bày những phát minh lớn về khoa học kĩ thuật cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

* Về khoa học:

- Trong lĩnh vực Vật lí:

• Những phát minh về điện của các nhà bác học Ghê-oóc Xi-môn Ôm người Đức, G.Jun và Pha –ra – đây người Anh, E.Len-xơ người Nga đã mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới.

• Thuyết electron của Tôm-xơn (Anh).

• Phát hiện về phóng xạ của Hăng-ra Béc-cơ-ren (Pháp), Pi-e Quy-ri, Ma-ri Quy-ri đã đặt nền tảng cho việc tìm ra nguồn năng lượng hạt nhân.

• Rô-dơ-pho có bước tiến vĩ đại trong việc tìm hiểu cấu trúc vật chất trở thành chiếc chìa khóa để tìm hiểu về thế giới bên trong nguyên tử

• Phát minh của Rơn-ghen về tia X vào năm đã giúp y học huẩn đoán chính xác bệnh tật, biết hướng điều trị nhằm hồi phục sức khỏe cho con người.

- Trong lĩnh vực Hóa học: Định luật tuần hoàn của Men-đe-lê-ep (Nga), đặt cơ sở cho sự phân hạng các nguyên tố hóa học.

- Trong lĩnh vực sinh học:

• Thuyết Tiến hóa của Đác-uyn (Anh) giải thích nguồn gốc chung của sinh giới và sự tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên.

• Lu-i Pa-xtơ chế tạo thành công vắcxin chống bệnh chó dại.

* Về kĩ thuật:

- Kĩ thuật luyện kim đã được cải tiến với việc sử dụng lò Bet-xme và lò Mác-tanh, đã đẩy nhanh quá trính sản xuất thép.

- Cuối thế kỉ XIX có tuốc bin chạy bằng sức nước, những tuốc bin liên hợp với Đinamô thành máy tuốc bin phát điện.

- Việc phát minh ra máy điện tín (cuối thế kỷ XIX) giúp cho việc liên lạc ngày càng nhanh và xa.

- Cuối thế kỉ XIX, xe ô tô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh ra động cơ đốt trong.

- Tháng 12-1903, với chuyến bay thử của hai anh em người Mĩ ngành hàng không đã ra đời.

- Các máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng ra đời như máy kéo, máy gặt, máy đập…Phân bón hóa học cũng được sử dụng rộng rãi.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 34 trang 173: Các tổ chức độc quyền được hình thành như thế nào?

Trả lời:

Sự hình thành của các tổ chức độc quyền:

- Đến cuối thế kỉ XIX, việc sử dụng nguồn năng lượng mới cùng những tiến bộ kĩ thuật đã tạo ra khả năng xây dựng các ngành công nghiệp trên quy mô lớn.

- Để tập trung nguồn vốn lớn đủ sức cạnh tranh, các nhà tư bản thành lập các công ti độc quyền. Các công ti nhỏ bị thu hút vào các công ti lớn. Nhiều tổ chức độc quyền ra đời, ngày càng lũng đoạn đời sống kinh tế ở các nước tư bản.

⇒ Sự ra đời của các tổ chức độc quyền đã dánh dấu bước chuyển của chủ nghĩa tư bản sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Giải bài tập Lịch Sử 10 bài 1 trang 173: Vì sao các nước đế quốc lại tăng cường xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.

Trả lời:

Các nước đế quốc tăng cường xâm chiếm và tranh giành thuộc địa vì:

- Thuộc địa có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các nước đế quốc:

• Nguồn cung cấp nguyên liệu và nhân công rẻ mạt.

• Là nơi đầu tư và thị trường tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa của chính quốc.

• Cung cấp binh lính cho những cuộc chiến tranh...

- Do sự phân chia thuộc địa không đồng đều giữa các nước tư bản làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc tranh chấp thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt.

Bài 2 trang 173 Lịch Sử 10: Tại sao trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt?

Trả lời:

- Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn xã hội ngàu càng trở nên gay gắt là do:

- Mâu thuẫn giữa các đế quốc do giai đoạn đế quốc nhu cầu về thuộc địa ngày càng cao thêm vào đó sự phân chia thuộc địa không đồng đều giữa các nước tư bản già và trẻ ngày càng sâu sắc → Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa. Ngoài ra với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế TBCN các nước này đã trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của nhau.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhân dân thuộc địa là do các nước đế quốc sau khi xâm lược thuộc địa đã thi hành nhiều chính sách nhằm áp bức, bóc lột nhân dân thuộc địa.

- Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản càng tăng vì để thu được lợi nhuận cao các nhà tư sản tăng cường bóc lột đối với giai cấp vô sản.

Đánh giá bài viết
1 232
Sắp xếp theo

    Lịch sử lớp 10

    Xem thêm