Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông

Giải bài tập môn Lịch sử lớp 10

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sử lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 2: Xã hội nguyên thủy

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma

Câu 1: Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi?

Trả lời:

Cư dân trên lưu vực các con sông lớn ở châu Á, châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước vì:

Công cụ kim loại sớm xuất hiện sớm.

Điều kiện tự nhiên thuận lợi:

  • Đồng bằng ven sông rộng lớn, đất đai phì nhiêu
  • Lượng mưa đều đặn phân bố theo mùa, khí hậu nóng ẩm...

Câu 2: Hãy nêu các ngành kinh tế chính ở khu vực này?

Trả lời:

Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện trên lưu vực các dòng sông lớn, hẳng năm có lượng phù sa bồi đắp nên dễ dàng canh tác, hằng năm có lượng phù sa bồi đắp nên dễ dàng canh tác.

  • Ở đây có nhiều đất canh tác, có mưa đều đặn, theo mùa
  • Cư dân phương Đông sống bằng nghề nông là chủ yếu “lấy nông nghiệp làm gốc”
  • Chăn nuôi là một ngành kinh tế được cư dân phương Đông kết hợp với nghề nông.
  • Ngoài nghề nông, cư dân phương Đông còn làm đồ gốm, dệt vải, làm nghề luyện kim.

Câu 3: Hãy trình bày vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại phương Đông?

Trả lời:

  • Là thành phần sản xuất chính trong xã hội.
  • Họ tự tiến hành sản xuất trên phần ruộng đất được giao và hợp tác với nhau trong việc đảm bảo thủy lợi và thu hoạch. Họ tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp một phần sản phẩm cho quý tộc dưới dạng thuế.
  • Họ còn phải làm một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng, đi lính.

Câu 4: Tại sao cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở chấu Á, châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước? Đặc điểm kinh tế của các vùng này là gì?

Lời giải:

Cư dân trên lưu vực các con sông lớn ở châu Á, châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước vì:

  • Do công cụ bằng kim loại xuất hiện sớm
  • Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Đồng bằng ven sông rộng lớn, đất đai phì nhiêu, ...
  • Do điều kiện tự nhiên thuận lợi nên khoảng 3500 năm đến 2000 năm TCN cư dân tập trung khá đông theo từng bộ lạc ở lưu vực các con sông lớn ở châu Á, châu Phi.

Đặc điểm kinh tế

  • Cư dân phương Đông sống chủ yếu bằng nghề nông trồng lúa nước.
  • Ngoài nghề nông, cư dân phương Đông còn làm đồ gốm, dệt vải, làm nghề luyện kim.
  • Chăn nuôi là một ngành kinh tế được cư dân phương Đông kết hợp với nghề nông.

Câu 5: Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Hãy giải thích vì sao ở đây lại hình thành các tầng lớp xã hội đó?

Lời giải:

a) Sự phân hóa của xã hội cổ đại phương Đông

Giai cấp thống trị:

  • Vua nắm mọi quyền hành
  • Quý tộc gồm các quan lại, thủ lĩnh quân sự, những người phụ trách lễ nghi tôn giáo. Tầng lớp này sống sung sướng dựa vào sự bóc lột nông dân.

Giai cấp bị trị:

  • Nông dân công xã: Là thành phần sản xuất chính trong xã hội. Họ nhận ruộng đất của công xã để canh tác, song phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quý tộc.
  • Nô lệ: tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ chuyên làm việc nặng nhặc hầu hạ quý tộc.

b) Giải thích

Do nền kinh tế của các nước phương Đông chủ yếu là kinh tế nông nghiệp nên xã hội phương Đông phân hóa trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp.

Câu 6: Em hiểu thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông?

Lời giải:

  • Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta phải liên kết với nhau để khai phá đất đai làm thủy lợi. Một số công xã hợp với nhau lại hình thành tiểu quốc, đứng đầu gọi là vua. Mọi quyền hành tập trung vào tay vua tạo nên chế độ quân chủ chuyên chế.
  • Ở phương Đông vua là người tối cao nắm cả vương quyền và thần quyền. Ở Ai cấp vua được gọi là Pha-ra-ôn, ở Lưỡng Hà là En-xi, ở Trung Quốc là Thiên tử
  • Giúp việc cho vua là bộ máy quan liêu thừa hành như quan lại, quý tộc, tăng lữ.

Câu 7: Cư dân phương Đông thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hóa cho nhân loại?

Lời giải

  • Lịch và thiên văn học: Việc tính lịch chỉ đúng tương đối nhưng nông lịch có tác dụng rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp.
  • Chữ viết: Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là chữ tượng ý, tượng thanh. Đây là phát minh quan trọng giúp chúng ta hiểu phần nào về lịch sử thế giới cổ đại.
  • Toán học: các công thức sơ đẳng về hình học, các bài toán đơn giản về số học, phát minh ra chữ sô 0 của người Ấn Độ,...
  • Kiến trúc: Hàng loạt các công trình kiến trúc ra đời: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon, Vạn lí trường thành,...
Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Lịch Sử 10

    Xem thêm