Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV

Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV vừa được VnDoc sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây.

A/ Lý thuyết Lịch sử 10 bài 19

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV

Bản đồ cuộc kháng chiến chống quân Nam Tống của quân dân Đại Cồ Việt do Lê Đại Hành lãnh đạo

I. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê

  • Năm 980 nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta.
  • Trước tình hình đó Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến.
  • Năm 981 quân dân Đại Cồ Việt chiến đấu anh dũng, thắng lớn nhanh chóng ở vùng Đông Bắc khiến vua Tống không dám nghĩ đến việc xâm lược Đại Việt, củng cố vững chắc nền độc lập.

2. Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077)

  • Thập kỷ 70 của thế kỷ XI nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt, đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc xâm lược.
  • Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến.
  • Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược "tiên phát chế nhân" đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc.
    • Năm 1075 Thái Uý Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ.
  • Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.
    • Năm 1077 ba mươi vạn quân Tống kéo sang bờ bắc của sông Như Nguyệt, cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi , ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV

Lược đồ đường tiến công thành Ung Châu của Lý Thường Kiệt 1075 (mũi tên màu đỏ), quân Tống 1077 (mũi tên màu xanh)

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV

Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt

II. Kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)

  • Năm 1258 - 1288 quân Mông - Nguyên 3 lần xâm lược nước ta. Giặc rất mạnh và hung bạo.
  • Các vua Trần cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm đánh giặc giữ nước.
  • Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.
    • Lần 1: Đông Bộ Đầu (bên sông Hồng từ dốc Hàng Than đến dốc Hóc Mai Ba Đình - Hà Nội).
    • Lần 2: Đẩy lùi quân xâm lược năm 1285.
      • Tiêu biểu nhất là trận Bạch Đằng năm 1288 đè bẹp ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
    • Nhà Trần có vua hiền, tướng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm lược.
    • Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình ⇒ nhân dân đoàn kết xung quanh triều đình vâng mệnh kháng chiến.

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV

Bạch Đằng năm 1288

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV

Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn

III. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn

  • Năm 1407 cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh.
  • Năm 1418: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo.
  • Thắng lợi tiêu biểu:
    • Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam Sơn (Thanh Hóa) được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải phóng cánh mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam.
    • Chiến thắng Tốt Động, đẩy quân Minh vào thế bị động.
    • Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đập tan 10 vạn quân cứu viện khiến giặc cùng quẫn tháo chạy về nước.
  • Đặc điểm:
    • Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
    • Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.
    • Có đại bản doanh, căn cứ địa.

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV

Diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV

Chi Lăng - Xương Giang năm 1427

B/ Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 19

Câu 1. Thời Tiền Lê, nước ta đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược

  1. Tống.
  2. Nguyên.
  3. Minh.
  4. Tùy.

Câu 2. Người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) là ai?

  1. Lê Hoàn.
  2. Lý Thường Kiệt.
  3. Trần Hưng Đạo.
  4. Lý Công Uẩn.

Câu 3. Nước Đại Việt dưới thời nào đã phải đương đầu với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên?

  1. Nhà Tiền Lê.
  2. Nhà Lý.
  3. Nhà Trần.
  4. Nhà Hồ.

Câu 4. Đến thế kỷ XV, nước ta rơi vào ách đô hộ của quân xâm lược

  1. Tống.
  2. Mông –Nguyên.
  3. Minh.
  4. Thanh.

Câu 5. Vị thái hậu đã vì quyền lợi dân tộc, khoác áo bào đưa Lê Hoàn lên ngôi vua, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là ai?

  1. Linh Từ Quốc Mẫu.
  2. Dương Vân Nga.
  3. Ỷ Lan.
  4. Từ Dũ.

Câu 6. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, kế sách quân sự thiên tài của Lý Thường Kiệt là

  1. "Ngồi yêu đợi giặc không bằng đem quân chặn trước mũi nhọn của giặc".
  2. Lập kế vườn không nhà trống.
  3. Chặn đánh lương thực và hậu cần của giặc.
  4. Dùng kế li gián nội bộ quân giặc.

Câu 7. Trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên, kinh thành Thăng Long đã mấy lần bị chiếm đóng và tàn phá?

  1. 1 lần.
  2. 2 lần.
  3. 3 lần.
  4. Không bị giặc chiếm.

Câu 8. Năm 1427, 15 vạn quân cứu viện nhà Minh đã bị nghĩa quân Lam Sơn đánh tan trong trận chiến nào?

  1. Tốt động - Chúc Động.
  2. Cần Trạm.
  3. Bồ Đề.
  4. Chi Lăng - Xương Giang.

Câu 9. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, các vương triều phương Bắc đã tiến hành xâm lược nước ta là

  1. Tống, Mông - Nguyên, Minh, Thanh.
  2. Tống, Mông Cổ, Minh.
  3. Tống, Mông - Nguyên, Minh.
  4. Mông Cổ, Nguyên, Minh.

Câu 10. "Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc". Câu nói trên là của nhân vật lịch sử nào?

  1. Trần Khát Chân.
  2. Trần Nguyên Hãn.
  3. Trần Nhật Duật
  4. Trần Bình Trọng.

Câu 11. Vị tướng nào đóng vai trò quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên năm 1258

  1. Trần Thủ Độ
  2. Trần Quang Khải
  3. Trần Quốc Tuấn
  4. Trần Nhật Duật

Câu 12. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, quân dân Đại Việt phải đụng đầu với các kẻ thù hung hãn nào?

  1. Nhà Tống, Mông - Nguyên
  2. Nhà Tống, Mông - Nguyên và nhà Minh
  3. Nhà Tống, Mông - Nguyên và nhà Thanh
  4. Nhà Minh và nhà Thanh

Câu 13. Bài thơ thân của Lý Thường Kiệt ngân vang khi cuộc kháng chiến chống Tống lân thứ hai ở sông Như Nguyệt:

  1. Kết thúc thắng lợi.
  2. Đang diễn ra quyết liệt.
  3. Chưa diễn ra
  4. Quân nhà Tống chuẩn bị đánh Đại Việt

Câu 14. Nước Đại Việt phải đương đầu với ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên diễn ra trong bao nhiêu năm?

  1. Diễn ra trong 15 năm.
  2. Diễn ra trong 20 năm.
  3. Diễn ra trong 25 năm.
  4. Diễn ra trong 30 năm.

Câu 15. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, chiếu thắng nào vang dội, mãi mãi đi vào lịch sử như một biểu tượng của truyền thống yêu nước, bất khuất, quật cường của dân tộc ta?

  1. Chiến thắng Vân Đồn
  2. Chiến thắng Vạn Kiệp
  3. Chiến thắng Bạch Đằng
  4. Cả ba chiến thắng trên

Câu 16. Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua trong hoàn cảnh:

  1. Nhà Đinh bị sụp đề.
  2. Triêu đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta.
  3. Triều đình nhà Đinh không đủ sức chống giặc ngoại xâm.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 17. Đến đầu thế kỉ XV, nước Đại Việt rơi vào ách đô hộ, tàn bạo của quân xâm lược nào?

  1. Quân xâm lược nhà Thanh
  2. Quân xâm lược nhà Minh
  3. Quân xâm lược nhà Xiêm
  4. Quân xâm lược nhà Tống

Câu 18. Ai là người đề ra chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”?

  1. Lý Thường Kiệt
  2. Trần Thủ Độ
  3. Trần Hưng Đạo
  4. Trần Thánh Tông

Câu 19. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ năm 1407 mau chóng bị thất bại. Nguyên nhân chủ yếu là gì?

  1. Thế giặc quá mạnh.
  2. Nhà Hồ không có tướng tài.
  3. Nhà Hồ không đoàn kết được nhân dân,
  4. Nhà Hồ có nội phản trong triều.

Đáp án

1A

2B

3C

4C

5B

6A

7C

8D

9C

10D

11C

12B

13C

14D

15C

16B

17B

18A

19C

 

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về tình hình kinh tế, chính trị, nguyên nhân và quá trình các cuộc kháng chiến chông quân xâm lược nước ta ở thế kỉ X - XV... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải vở bài tập Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất, Giải tập bản đồ Lịch Sử 10, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
7 64.701
Sắp xếp theo

Lịch sử lớp 10

Xem thêm