Lịch sử 10 bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI - XVII
Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI - XVII được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây.
Bài: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI - XVII
A/ Lý thuyết Lịch sử 10 bài 21
Lược đồ địa phận Nam triều - Bắc triều
1. Sự sụp đổ của triều Lê sơ. Nhà Mạc thành lập
* Sự sụp đổ của nhà Lê. Nhà Mạc thành lập.
- Đầu thế kỷ XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu.
- Biểu hiện:
- Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực - Mạnh nhất là thế lực Mạc Đăng Dung.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ ở nhiều nơi.
- Năm 1257 Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê lập triều Mạc.
* Chính sách của nhà Mạc
- Nhà Mạc xây dựng chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê.
- Tổ chức thi cử đều đặn.
- Xây dựng quân đội mạnh.
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Những chính sách của nhà Mạc bước đầu đã ổn định lại đất nước.
- Triều Mạc phải chịu sức ép từ hai phía:phiá Bắc cắt đất, thần phục nhà Minh, phía Nam cựu thần nhà Lê chống đối,nên nhân dân phản đối.
- Nhà Mạc bị cô lập.
Di tích thành nhà Mạc (Chi Lăng - Lạng Sơn)
2. Đất nước bị chia cắt
* Chiến tranh Nam - Bắc triều 1545 – 1592:
- 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra Nhà Mạc –Bắc Triều.
- 1533 Nguyễn Kim “Phù Lê diệt Mạc” cùng với cựu thần nhà Lê kéo vào Thanh Hóa lập ra Nam Triều.
- Hai tập đoàn phong kiến đối lập nhau gây chiến tranh liên miên suốt 50 năm tại vùng hạ lưu sông Mã, sông Hồng; đến năm 1592 Nam Triều chiếm Thăng Long nhà Mạc rút lên Cao bằng, chiến tranh chấm dứt,đất nước thống nhất.
* Chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1627-1672
- Năm 1545 Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm quyền.
- Nguyễn Hoàng lập cơ sở ở Thuận Hóa, Quảng Nam đối địch với họ Trịnh, chiến tranh quyết liệt giữa Trịnh và Nguyễn (1627-1672), không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia đất nước:
- Từ sông Gianh ra Bắc thuộc Họ Trịnh (Trịnh Tùng nắm quyền) là Đàng Ngoài (Bắc Hà), biến vua Lê thành bù nhìn.
- Từ Sông Gianh vào Nam thuộc Họ Nguyễn là Đàng Trong (Nam Hà)
- Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, giành giựt quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia 2 miền đất nước.
- Sự chia cắt đất nước làm cản trở sự phát triển kinh tế.
Lược đồ địa phận Đàng Trong – Đàng Ngoài
3. Nhà nước phong kiến Đàng Ngoài
- Cuối XVI, Nam Triều chuyển về Thăng Long.
- Chính quyền trung ương gồm:
- Triều đình: đứng đầu là vua Lê, quyền hành bị thu hẹp
- Phủ Chúa: gồm quan văn, quan võ cao cấp cùng Chúa quyết định chủ trương, chính sách của nhà nước và trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện.
- Chính quyền địa phương: chia thành các trấn, phủ, huyện, châu, xã như cũ.
- Chế độ tuyển dụng quan lại như thời Lê.
- Luật pháp: Tiếp tục dùng Quốc triều hình luật (có bổ sung).
- Quân đội gồm:
- Quân thường trực (Tam phủ), tuyển chủ yếu ở Thanh Hóa và 1 số huyện ở Nghệ An, còn gọi là ưu binh
- Ngoại binh: tuyển từ 4 trấn quanh kinh thành.
- Đối ngoại: Hòa hiếu với nhà Thanh ở Trung Quốc.
4. Chính quyền ở Đàng Trong
- Thế kỷ XVII lãnh thổ Đàng Trong được mở rộng từ Nam Quảng Bình đến Nam Bộ ngày nay.
- Địa phương: chia làm 12 dinh, nơi đóng phủ chúa (Phú Xuân) là Chính dinh, do chúa Nguyễn trực tiếp cai quản. Mỗi dinh có 2 hay 3 ty trông coi. Thế kỷ XVII, Phú Xuân (Huế) là trung tâm của Đàng Trong.
- Dưới dinh là phủ, huyện, tổng, xã.
- Quân đội là quân thường trực, tuyển theo nghĩa vụ, trang bị vũ khí đầy đủ.
- Giữa thế kỷ XVII tổ chức các kỳ thi
- Tuyển chọn quan lại bằng nhiều cách: theo dòng dõi, đề cử, học hành.
- 1744 chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, thành lập chính quyền trung ương. Song đến cuối XVIII vẫn chưa hoàn chỉnh.
- Sự chia cắt đất nước làm cản trở sự phát triển kinh tế.
Phủ Chúa Trịnh, tranh vẽ thế kỷ XVII
Triều đình vua Lê thế kỷ XVII
B/ Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 21
Câu 1. Triều đình nhà Lê suy sụp vào đầu thế kỉ
- XV.
- XVI.
- XVII.
- XVIII.
Câu 2. Ai là người tập hợp lực lượng chống lại nhà Mạc?
- Nguyễn Hoàng.
- Nguyễn Kim.
- Lê Duy Ninh.
- Trịnh Kiểm.
Câu 3. Chiến tranh Nam-Bắc triều diễn ra trong khoảng thời gian nào?
- 1527-1592.
- 1545-1592.
- 1545-1555.
- 1559-1677.
Câu 4. Mạc Đăng Dung lập ra nhà Mạc vào năm nào?
- Năm 1524.
- Năm 1525.
- Năm 1526.
- Năm 1527.
Câu 5. Chiến tranh Nam - Bắc triều là cuộc tranh giành quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến nào?
- Lê-Trịnh.
- Trịnh–Mạc.
- Mạc–Nguyễn.
- Lê, Trịnh - Mạc.
Câu 6. Chiến tranh Trịnh-Nguyễn diễn ra trong khoảng thời gian nào?
- 1545-1592.
- 1627-1672.
- 1672-1692.
- 1592-1672.
Câu 7. Thế kỷ XVII, Đàng Trong được chia ra thành
- 12 dinh.
- 14 dinh.
- 16 dinh.
- 18 dinh.
Câu 8. Con sông lịch sử là ranh giới chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài là
- Sông Gianh.
- Sông Thu Bồn.
- Sông Cầu.
- Sông Bến Hải.
Câu 9. Trong hoàn cảnh nhà Lê sơ bị khủng hoảng và suy sụp, Quốc Công Thái phó Mạc Đăng Dung đã có hành động gì?
- Đem quân đi dẹp các cuộc nổi loạn của nông dân.
- Lấy lại ruộng đất của quan lại địa chủ trả lại cho nông dân.
- Giết vua để dẹp loạn.
- Phế truất vua Lê, lập ra nhà Mạc.
Câu 10. Trong những năm đầu thống trị, nhà Mạc xây dựng chính quyền theo mô hình của
- Thời Lê.
- Nước Đại Việt thời Lý-Trần.
- Nhà Lê sơ.
- Nhà Minh.
Câu 11. Họ Nguyễn vừa lo phát triển kinh tế, vừa lo củng cố chính quyền thống trị ở Thuận Hoá nhằm mục đích gì?
- Sẵn sàng chống lại thế lực của họ Trịnh.
- Thoát li dần sự lệ thuộc của họ Trịnh.
- Thoát li dần sự lệ thuộc và trở thành một lực lượng đối địch với họ Trịnh.
- Củng cố thế lực của họ Nguyễn ở Nam triều.
Câu 12. Đất nước ta bị chia cắt trong những thế kỉ XVI – XVIII là do
- Nhu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới
- Quyền lợi của các tập đoàn phong kiến trong nước
- Sự phát triển của các vùng miền đất nước theo các chiều hướng khác
- Những biến động của tình hình thế giới tác động đến nước ta
Câu 13. Trong bối cảnh nhà Lê suy yếu, bất lực, ai là người đã phế truất vua Lê và thành lập triều Mạc?
- Mạc Đĩnh Chi
- Mạc Đăng Dung.
- Lê Chiêu Thống
- Trịnh Kiểm.
Câu 14. Kết quả của cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều năm 1545 - 1592 là:
- Nhà Lê bị sụp đồ.
- Nhà Mạc bị lật đồ.
- Trịnh Kiêm thao túng quyên lực.
- Chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nỗ.
Câu 15. Vì sao Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ ở Thuận Hóa?
- Tránh sự xung đột Nam - Bắc triều.
- Tập hợp nhân dân khai hoang.
- ránh âm mưu bị ám hại của họ Trịnh.
- Tất cả các lí do trên.
Câu 16. Cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến ở nước ta, kéo dài trong gần 50 năm của thế kỉ XVII là
- Chiến tranh Nam – Bắc triều
- Chiến tranh Trịnh – Nguyễn
- Chiến tranh 50 năm
- Chiến tranh Lê – Trịnh – Nguyễn
Câu 17: Năm 1545, Nguyễn Kim chết, ai là người thay thế vị trí của ông, tiếp tục cuộc chiến tranh với nhà Mạc?
- Nguyễn Hoàng
- Nguyễn Phúc Ánh
- Trịnh Kiểm
- Lê Duy Ninh
Câu 18: Từ năm 1527 đến năm 1592 đất nước ta diễn ra cục diện: Nam - Bắc triều. Đó là cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái đối lập nào?
- Lê (Nam triều) - Trịnh (Bắc triều)
- Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều)
- Mạc (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều)
- Lê, Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều)
Câu 19: Cuộc nội chiến Nam - Bắc triều kéo dài trong khoảng thời gian nào đã gây nhiều tổn thương cho dân tộc?
- Từ năm 1527 đến năm 1592
- Từ năm 1545 đến năm 1592
- Từ năm 1545 đến năm 1555
- Từ năm 1559 đến năm 1677
Câu 20: Năm 1592, quân Nam triều tấn công vào đâu giành thắng lợi quyết định làm cho cục diện chiến tranh Nam - Bắc triều về cơ bản chấm dứt?
- Cao Bằng
- Lạng Sơn
- Thăng Long
- Thanh Hóa
Câu 21: Khi cục diện Nam - Bắc triều về cơ bản chấm dứt, lực lượng còn lại của nhà Mạc rút về cố thủ ở đâu?
- A. Lạng Sơn
- B. Cao Bằng
- C. Thái Nguyên
- D. Tuyên Quang
Câu 22: Triều Mạc kết thúc vai trò cai trị đất nước ta vào thời gian nào?
- 1592
- 1545
- 1667
- 1677
Câu 23: ở Nam Triều ai là người thâu tóm mọi quyền hành trong tay mình và loại dần ảnh hưởng của họ Nguyễn?
- Trịnh Kiểm
- Trịnh Tùng
- Trịnh Tráng
- Trịnh Doanh
Câu 24: Để tránh âm mưu bị ám hại của họ Trịnh, Nguyễn Hoàng đã tìm cách vào trấn thủ ở đâu?
- Thanh Hóa
- Quảng Nam
- Thuận Hóa
- Thuận - Quang
Câu 25: Họ Nguyễn vừa lo phát triển kinh tế, vừa lo củng cố chính quyền thống trị Thuận Hóa nhằm mục đích gì?
- Sẵn sàng chống lại thế lực của họ Trịnh
- Thoát li dần sự lệ thuộc của họ Trịnh
- Thoát li dần sự lệ thuộc và trở thành một lực lượng đối địch với họ Trịnh
- Củng cố thế lực của họ Nguyễn ở Nam Triều
Câu 26: Sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài là biểu thị sự đối lập của hai thế lực phong kiến nào?
- Vua Lê gọi là Đàng Ngoài, chúa Trịnh gọi là Đàng Trong.
- Chúa Trịnh gọi là Đàng Ngoài, họ Nguyễn gọi là Đàng Trong.
- Chính quyền Lê - Trịnh gọi là Đàng Ngoài, chính quyền họ Nguyễn gọi là Đàng Trong.
- Vua Lê gọi là Đàng Ngoài, chúa Nguyễn gọi là Đàng Trong.
Câu 27: Thế kỉ XVI, nước ta ở trong tình trạng bị chia cắt bởi cục diện
- Nam triều – Bắc triều
- Vua Lê – Chúa Trịnh
- Đàng Ngoài – Đàng Trong
- Họ Trịnh – họ Nguyễn
Đáp án
1B | 2B | 3B | 4D | 5D | 6B | 7A | 8A | 9D | 10C |
11C | 12B | 13B | 14B | 15C | 16B | 17B | 18C | 19D | 20D |
21B | 22C | 23D | 24D | 25C | 26C | 27A |
--------------------------------
Với nội dung bài Lịch sử 10 bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI - XVII các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về biến đổi về kinh tế chính trị và văn hóa xã hội của nhà nước phong kiến ở nước ta từ thế kỉ XVI - XVII, Sự sụp đổ của triều Lê sơ. Nhà Mạc thành lập...
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI - XVII. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải vở bài tập Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất, Giải tập bản đồ Lịch Sử 10, Tài liệu học tập lớp 10.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.