Lịch sử 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam được chúng tôi sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp nội dung lý thuyết bài học cùng các câu hỏi trắc nghiệm về lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây.

A/ Lý thuyết Lịch sử 10 bài 14

1. Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc

* Thời gian đầu của cư dân văn hóa Đông Sơn (thiên niên kỷ I TCN đến thế kỷ I sau CN):

  • Công cụ bằng đồng thau, bằng sắt, nông nghiệp trồng lúa nước tại châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, săn bắt, chăn nuôi,đánh cá, làm nghề thủ công như đúc đồng, làm gốm.
  • Xuất hiện sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
  • Sự phân hóa xã hội: kẻ giàu, người nghèo.
  • Do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Cơ cấu tổ chức nhà nước thời Hùng Vương

* Tổ chức nhà nước Văn Lang - Âu Lạc:

  • Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, nhà nước Âu Lạc là vua Thục An Dương Vương.
  • Giúp vua có Lạc Hầu và Lạc Tướng, cả nước chia làm 15 bộ, dưới bộ là các xóm làng do Bồ chính cai quản.
  • Kinh đô của Văn Lang là Bạch Hạc (Việt Trì), kinh đô của Âu Lạc là Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội)

* Nhận xét

  • Nhà nước Văn Lang đơn giản,sơ khai chưa có luật pháp và quân đội.
  • Nhà nước Âu Lạc được mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về bộ máy nhà nước như có quân đội mạnh, có vũ khí tốt, và thành Cổ Loa kiên cố nên đã đánh thắng được cuộc xâm lược của Triệu Đà năm 179 TCN.

* Xã hội có các tầng lớp: vua, quý tộc, dân tự do và nô tỳ,cuộc sống vật chất và tinh thần khá phong phú.

* Lương thực chính là thóc gạo, khoai sắn, thức ăn có cá, thịt, rau, củ.

* Tập quán: ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức; nữ mặc áo váy, nam đóng khố.

* Tín ngưỡng: thờ thần Mặt Trời, thần Sông thần Núi và tục phồn thực, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc.

* Tục lệ: cưới xin, ma chay, lễ hội …

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Lưỡi cày đồng Cổ Loa

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Nhà cửa thời Văn Lang

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Trang phục nam nữ thời Văn Lang

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Lược đồ Giao Châu và Cham pa giữa thế kỷ VI đến X

2. Quốc gia cổ Cham pa

* Hình thành ở ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ:

  • Nhà Hán đặt quận Nhật Nam chia thành 5 huyện (từ Hoành Sơn đến Quảng Nam); huyện Tượng Lâm xa nhất (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định).
  • Cuối thế kỷ II, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm giành độc lập từ tay nhà Hán, Khu Liên lên làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.

- Các vua Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ từ sông Gianh (Quảng Bình) đến Bình Thuận và đổi tên nước là Cham pa.

* Kinh tế

  • Nông nghiệp trồng lúa, sử dụng công cụ sắt, sức kéo của trâu bò, dùng guồng nước.
  • Nghề thủ công như dệt, đồ trang sức, vũ khí bằng kim loại, đóng gạch và xây dựng, khu Thánh địa Mỹ Sơn.

* Chính trị: theo thể chế quân chủ, vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo, giúp việc có tể tướng và các đại thần, kinh đô ở Sin -ha-pu-ra (Quảng Nam), rồi In- đra-pu-ra (Quảng Nam), dời đến Vi-giay-a (Chà Bàn - Bình Định).

* Văn hóa:

  • Chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn.
  • Theo đạo Hin đu và Phật Giáo.
  • Ở nhà sàn, ăn trầu cau, hỏa táng người chết.

* Xã hội: tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ.

Thế Kỷ X-XV phát triển, sau đó suy thoái và là một bộ phận của lãnh thổ, cư dân và văn hóa Việt Nam.

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Toàn cảnh Thánh Địa Mỹ Sơn của nhiếp ảnh gia Trần Thanh Sang

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Mỹ Sơn vẫn còn những tấm bia đá mang chữ Phạn cổ.

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Vương quốc Phù Nam

3. Quốc gia cổ Phù Nam

  • Hình thành tại châu thổ sông Cửu Long (An giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, tp Hồ Chí Minh)
  • Cách ngày nay 1500 đến 2000 năm văn hóa Óc Eo (nguồn là văn hóa Đồng Nai).
  • Là một quốc gia phát triển ở Đông Nam Á (thế kỷ III-V), có tiếng nói thuộc ngữ hệ Tam Đảo, thể chế quân chủ do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành.
  • Sản xuất nông nghiệp, làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán.
  • Ở nhà sàn, theo đạo Phật và đạo Hin đu.
  • Nghệ thuật: ca, múa, nhạc.
  • Xã hội phân hóa giàu nghèo, tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.
  • Cuối thế kỷ VI, Phù Nam suy yếu, bị Chân Lạp thôn tính.

B/ Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 14

Câu 1. Quốc gia Văn Lang tồn tại trong khoảng thế kỉ

  1. V –III TCN.
  2. VI - III TCN.
  3. VII - III TCN.
  4. VIII - III TCN.

Câu 2. Cơ sở nào dẫn đến việc ra đời Nhà nước đầu tiên ở nước ta?

  1. Chống ngoại xâm, quản lý xã hội.
  2. Trị thủy, quản lý xã hội, phân chia giai cấp.
  3. Phân chia giai cấp, quản lý xã hội, trị thủy.
  4. Trị thủy, quản lý xã hội, chống ngoại xâm.

Câu 3. Vua Hùng Vương cho đóng đô nước Văn Lang ở đâu?

  1. Luy Lâu (Thuận Thành-Bắc Ninh).
  2. Thăng Long (Hà Nội).
  3. Cổ Loa (Đông Anh - Hà nội).
  4. Bạch Hạc (Việt Trì -Vĩnh Phú).

Câu 4. Nước Chămpa ra đời vào khoảng thế kỉ

  1. V.
  2. VI.
  3. VII.
  4. VIII.

Câu 5. Ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Chămpa là

  1. Du mục.
  2. Nông nghiệp trồng lúa.
  3. Thủ công nghiệp.
  4. Thương nghiệp.

Câu 6. Kinh đô Chămpa ban đầu đóng ở đâu?

  1. Trà Kiệu - Quảng Nam.
  2. Đông Dương – Quảng Nam.
  3. An Nhơn – Bình Định.
  4. Trà Bàn – Bình Định.

Câu 7. Quốc gia cổ Phù Nam được hình thành trên nền văn hóa cổ nào

  1. Sa huỳnh.
  2. Đồng Nai.
  3. Óc-Eo.
  4. Đông Sơn.

Câu 8. Cư dân của nền văn minh sông Hồng sống tập trung ở đồng bằng vì

  1. Đất đai màu mỡ, dễ khai phá.
  2. Giao thông đi lại dễ dàng.
  3. Công tác thủy lợi được thuận tiện.
  4. Đồng bằng thuận lợi để giao lưu, buôn bán với bên ngoài.

Câu 9. Nhà nước đầu tiên của nước ta là

  1. Văn Lang.
  2. Lạc Việt.
  3. Âu Lạc.
  4. Văn Lang-Âu Lạc.

Câu 10. Bước tiến nổi bật về nông nghiệp thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc là

  1. Việc tìm ra lửa.
  2. Trồng lúa nước.
  3. Kỹ thuật canh tác bằng cày.
  4. Kết hợp chăn nuôi và trồng trọt.

Câu 11. Mối quan hệ trong xã hội thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc dưới hình thức nào?

  1. Thị tộc.
  2. Bộ lạc.
  3. Công xã thị tộc.
  4. Công xã nông thôn.

Câu 12. Quốc gia cổ Lâm Ấp – Chămpa được hình thành trên địa bàn của nền văn hóa nào?

  1. Đồng Nai.
  2. Óc-Eo.
  3. Sa Huỳnh.
  4. Đông Sơn.

Câu 13. Ai là người hô hào nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành chính quyền tự chủ và đặt tên nước là Lâm Ấp?

  1. Vua Hùng.
  2. Thục Phán.
  3. Khu Liên.
  4. Pha Ngừm.

Câu 14. Tôn giáo của người Chămpa?

  1. Phật giáo.
  2. Hin-đu giáo.
  3. Ấn Độ giáo.
  4. Hin-đu giáo và Phật giáo.

Câu 15. Thời gian tồn tại của nền văn hóa Đông Sơn là từ

  1. Thiên niên kỉ II TCN đến thế kỉ VII TCN.
  2. Thế kỉ VII TCN đến thế kỉ I.
  3. Thiên niên kỉ I TCN đến thế kỉ VII TCN.
  4. Đầu thiên niên kỉ I TCN đến thế kỉ I.

Câu 16. Sự phân hóa giàu nghèo Ở nước ta diễn ra vào thời kì nào?

  1. Văn hóa Sa Huỳnh.
  2. Văn hóa Phùng Nguyên và Đông Sơn
  3. Văn Lang - Âu Lạc
  4. Văn hóa Hòa Bình và Sơn Vi.

Câu 17. Thể chế chính trị tồn tại ở vương quốc Champa là

  1. Thể chế chiếm hữu nô lệ,
  2. Thể chế quân chủ chuyên chế sơ khai
  3. Thể chế quân chủ
  4. Thể chế quân chủ lập hiến

Câu 18. Văn hóa – tín ngưỡng của Chăm-pa, Phù Nam là:

  1. Thờ cúng tổ tiên
  2. Sớm ảnh hưởng của đại Balamon và Phật giáo.
  3. Thờ cúng các vị thần.
  4. Sùng bái đạo Phật

Câu 19. Hệ quả của nhu cầu về thuỷ lợi, quản lí xã hội và liên kết chống ngoại xâm là:

  1. Nước Văn Lang - Âu Lạc ra đời.
  2. Phát triển sản xuất nông nghiệp.
  3. Sự phân hoá xã hội sâu sắc.
  4. Phân chia giai cấp trong xã hội.

Câu 20. Có sự phân hoá giàu nghèo thành các tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ. Đó là biểu hiện về mặt xã hội của nhà nước nào?

  1. Văn Lang - Âu Lạc.
  2. Chăm- pa.
  3. Phù Nam.
  4. Lâm Ấp

Câu 21. Các ngành kinh tế chủ yếu của Chăm-pa là:

  1. Công nghiệp, nông nghiệp và thủ công nghiệp.
  2. Nông nghiệp và ngư nghiệp.
  3. Nông nghiệp và thủ công nghiệp.
  4. Trồng trọt và chăn nuôi.

Câu 22. Đứng đầu là vua, giúp vua có các Lạc hầu, Lạc tướng. Đó là điểm chung giống nhau về tổ chức bộ máy nhà nước của:

  1. Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.
  2. Nhà nước Chăm-pa và Phù Nam.
  3. Nhà nước Âu Lạc và Lạc Việt.
  4. Nhà nước Văn Lang và Âu Việt.

Câu 23. Ý phản ánh nét tương đồng về văn hóa vủa các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam là

  1. Có chữ viết từ sớm
  2. Ở nhà sàn, ăn trầu và sung tín Phật giáo
  3. Có tục nhuộm rang, săm mình
  4. Chú trọng xây dựng đền tháp thờ thần

Câu 24. Điểm giống trong đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc và Champa, Phù Nam là

  1. Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công
  2. Chăn nuôi rất phát triển
  3. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài
  4. Nghề khai thác lâm thổ sản khá phát triển

Câu 25. Nghề thủ công rất phát triển ở Champa và còn nhiều dấu tích để lại đến ngày nay là

  1. Nghề xây dựng
  2. Nghề làm gốm
  3. Nghề rèn sắt, chế tạo vũ khí
  4. Nghề làm đồ trang sức

Câu 26. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Champa là

  1. Nông nghiệp, thủ công nghiệp
  2. Nông nghiệp trồng lúa nước
  3. Chăn nuôi, trồng lúa nước
  4. Buôn bán

Câu 27. Người có công lập nước Lâm Ấp là

  1. Chế Mân
  2. Chế Củ
  3. Chế Bồng Nga
  4. Khu Liên

Câu 28. Các tầng lớp chính trong xã hội Phù Nam là

  1. Quý tộc, địa chủ, nông dân
  2. Quý tộc, bình dân, nô lệ
  3. Quý tộc, tăng lữ, nông dân, nô tì
  4. Thủ lĩnh quân sự, quý tộc tăng lữ, bình dân, nô tì

Đáp án

1C

2D

3D

4B

5B

6A

7C

8A

9A

10C

11D

12C

13C

14D

15B

16B17C18B19A20C

21C

22A

23B

24A

25A

26B27D28B

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về quá trình hình thành các quốc gia cổ đại, thành tựu và quá trình lịch sử của các quốc gia trên đất nước Việt Nam... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 10. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải vở bài tập Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất, Giải tập bản đồ Lịch Sử 10, Tài liệu học tập lớp 10.

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
9 21.267
Sắp xếp theo

    Lịch sử lớp 10

    Xem thêm