Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV

Giải bài tập môn Lịch sử lớp 10

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sử lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV

(trang 92 sgk Lịch Sử 10): Nhà nước và nhân dân Đại Việt đã làm gì để phát triển nông nghiệp?

Trả lời:

Nhân dân tích cực khai hoang

Nhà nước ban hành và thực hiện nhiều chính sách phát triển nông nghiệp:

  • Nhà Tiền Lê, Lý làm lễ cày tịch điền để khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
  • Nhà Trần khuyến khích vương hầu, quý tộc khai hoang lập điền trang.
  • Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại đặt phép quân điền.
  • Thủy lợi đều được nhà nước quan tâm
  • Quan tâm bảo vệ sức kéo.

(trang 92 sgk Lịch Sử 10): Sự phát triển nông nghiệp đương thời có ý nghĩa gì đối với xã hội?

Trả lời:

Đời sống nhân dân ấm no,hạnh phúc

Trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.

(trang 93 sgk Lịch Sử 10): Sự ra đời của các làng nghề thủ công có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của thủ công nghiệp?

Trả lời:

  • Phát triển tập trung, thu hút được nhiều thợ thủ công giỏi.
  • Hỗ trợ nhau trong sản xuất
  • Tạo ra thương hiệu cho các sản phẩm
  • Thuận lợi cho giao lưu hàng hóa với bên ngoài.

(trang 93 sgk Lịch Sử 10): Em đánh giá như thế nào về thủ công nghiệp nước ta đương thời?

Trả lời:

Thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp dân gian đều phát triển.

Nhiều ngành nghề thủ công phong phú, bên cạnh các nghề cổ truyền còn xuất hiện nhiều ngành mới yêu cầu kĩ thuật cao như đúc súng, đóng thuyền.

(trang 94 sgk Lịch Sử 10): Em nghĩ như thế nào về thương nghiệp của nước ta ở các thế kỉ X – XV?

Trả lời:

  • Nội thương và ngoại thương của nước ta đều phát triển
  • Nội thương: Các chợ làng, chờ huyện, chợ chùa móc lên ở khắp nơi. Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn là trung tâm buôn bán và làng nghề thủ công.
  • Ngoại thương: Khá phát triển, tuy nhiên chủ yếu buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Câu 1 (trang 95 sgk Sử 10): Những nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển nông nghiệp ở các thế kỉ X –XV?

Lời giải:

Từ thế kỉ X – XV, đất nước được độc lập, thống nhất. Trong thời kì này nông nghiệp phát triển mạnh mẽ do những nguyên nhân sau đây:

  • Nhân dân tích cực khai hoang vung châu thổ sông Hồng và ven biển. Diện tích đất ngày càng mở rộng.
  • Các vua Tiền Lê, Lý hàng năm đều làm lễ cày tịch điền để khuyến khích sản xuất.
  • Nhà Trần khuyến khích các vương hầu, quý tộc khai hoang lập điền trang.
  • Vua Lê cấp đất cho quý tộc đặt phép quân điền.
  • Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang. Sức kéo được chú trọng.

Câu 2 (trang 95 sgk Sử 10): Hãy nêu những biểu hiện nói lên sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý, Trần, Lê?

Lời giải:

Thủ công nghiệp

  • Nhà nước thành lập các quan xưởng, tập trung thợ giỏi sản xuất: tiền, vũ khí, thuyền chiến
  • Các nghề thủ công cổ truyền như: đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
  • Các làng nghề thủ công ra đời: Thổ Hà, Bát Tràng, Nga Sơn, Chu Đậu...
  • Sản xuất được một số sản phẩm kĩ thuật cao: đại bác, thuyền chiến,...

Thương nghiệp

  • Nội thương: Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi. Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị, trung tâm buôn bán và làm nghề truyền thống.
  • Ngoại thương: Khá phát triển, nhiều bến cảng được xây dựng, vùng biên giới Việt – Trung hình thành các địa điểm buôn bán.

Câu 3 (trang 95 sgk Sử 10): Sự phân hóa xã hội ở thế kỉ XIV dẫn đến hậu quả gì?

Lời giải:

Sự phân hóa xã hội ở thế kỉ XIV dẫn đến hậu quả:

  • Đời sống nhân dân ngày càng khổ cực
  • Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ
  • Chính quyền nhà Trần rơi vào khủng hoảng

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo Trắc nghiệm Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải Vở BT Lịch Sử 10, Giải tập bản đồ Lịch Sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10 mà chúng tôi tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Lịch Sử 10

    Xem thêm