Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 10 bài 39: Quốc tế thứ hai

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 39: Quốc tế thứ hai được VnDoc sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

A/ Lý thuyết Lịch sử 10 bài 39

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 39: Quốc tế thứ hai

Cuộc biểu tình của công nhân Niu Oóc năm 1862

1. Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX

* Nguyên nhân

  • Đội ngũ giai cấp công nhân các nước tăng nhanh về số lượng và chất lượng, có điều kiện sống tập trung.
  • Sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản, xu thế độc quyền và chính sách chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh để phân chia lại thế giới khiến đời sống của công nhân cực khổ dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh công nhân nổ ra.

* Phong trào công nhân

  • Phong trào công nhân đòi cải thiện đời sống, đòi quyền tự do dân chủ ngày càng lan rộng, đặc biệt ở các nước tư bản tiên tiến như Anh, Pháp, Đức, Mĩ.
  • Cuộc tổng bãi công của gần 40 vạn công nhân Chi-ca-gô ngày 1 - 5 - 1886 đòi lao động 8 giờ đã buộc giới chủ phải nhượng bộ. Ngày đó đi vào lịch sử là ngày Quốc tế lao động và chế độ ngày làm việc 8 giờ dần được thực hiện trong nhiều nước.

Điểm mới

  • Nhiều Đảng công nhân, Đảng xã hội, nhóm công nhân tiến bộ được thành lập: Đảng công nhân xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng công nhân xã hội Mĩ (1876), Đảng công nhân Pháp (1879), nhóm giả phóng lao động Nga (1883).
  • Đặt ra yêu cầu cần phải thành lập một tổ chức Quốc tế mới của giai cấp vô sản thế giới nối tiếp nhiệm vụ của Quốc tế thứ nhất.
  • C. Mác qua đời (1883) sứ mệnh lãnh đạo phong trào công nhân Quốc tế thuộc về Ph.Ăng-ghen.

2. Quốc tế thứ hai

* Hoàn cảnh ra đời

  • Chủ nghĩa tư bản phát triển ở giai đoạn cao, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột nhân dân lao động.
  • Chính sách chạy đua vũ trang chuẩn bị phân chia lại thế giới dẫn đến đời sống nhân dân cực khổ.
  • Nhiều Đảng và tổ chức công nhân tiến bộ ra đời, ngày 14 - 7 - 1889 Quốc tế thứ II thành lập ở Pari.

* Hoạt động Quốc tế thứ II

  • Thông qua các Đại hội và nghị quyết; sự cần thiết thành lập chính đảng của giai cấp vô sản, đề cao đấu tranh chính trị.
  • Tăng cường phong trào quần chúng, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ, lấy ngày 1 - 5 làm ngày Quốc tế lao động.

* Hạn chế: ảnh hưởng của các trào lưu cơ hội chủ nghĩa vô chính phủ.

* Đóng góp: Đoàn kết công nhân các nước thúc đẩy việc thành lập các chính đảng vô sản ở nhiều nước

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 39: Quốc tế thứ hai

Ph. Ăngghen (Friedrich Engels, 1820 - 1895)

* Vai trò của Ăng-ghen đối với hoạt động của Quốc tế thứ II

Sự ra đời của Quốc tế thứ II là bằng chứng về sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân.

B/ Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 39

Câu 1. Ngày 1-5 được chọn làm ngày quốc tế lao động là nhờ công lao đấu tranh của công nhân nước nào?

  1. Mỹ.
  2. Anh.
  3. Pháp.
  4. Đức.

Câu 2. Quốc tế thứ hai được thành lập thời gian nào?

  1. 4-7-1980.
  2. 14-7-1789.
  3. 7-4-1789.
  4. 14-7-1890.

Câu 3. Quốc tế thứ hai được thành lập tại nước nào?

  1. Nga.
  2. Pháp.
  3. Mỹ.
  4. Anh.

Câu 4. Người có vai trò thành lập Quốc tế thứ hai là ai?

  1. Lê-nin.
  2. Các-Mác.
  3. Ăng-ghen.
  4. Các-Mác và Ăng-ghen.

Câu 5. Vào thập niên 70-80 của thế kỷ XIX, công nhân nước nào đấu tranh buộc giai cấp tư sản phải bỏ “đạo luật đặc biệt”?

  1. Pháp.
  2. Đức.
  3. Anh.
  4. Nga.

Câu 6. Người đại diện cho trào lưu cơ hội chủ nghĩa cuối thế kỷ XIX là ai?

  1. Béc-xtai-nơ.
  2. Plê-kha-nốp.
  3. La-phac-gơ.
  4. Pru-đông.

Câu 7. F.Ăng-ghen qua đời vào thời gian nào?

  1. 1885.
  2. 1895.
  3. 1985.
  4. 1898.

Câu 8. Quốc tế thứ hai tan rã vào thời gian nào?

  1. 1910.
  2. 1914.
  3. 1916.
  4. 1918.

Câu 9. Phong trào đấu tranh đòi cải thiện đời sống cho người lao động phát triển mạnh mẽ trong thập niên 70 - 80 của thế kỉ XIX ở Đức đã buộc giai cấp tư sản phải bãi bỏ đạo luật nào?

  1. Đặc biệt.
  2. Trừng phạt công nhân .
  3. Hạn chế công thương nghiệp.
  4. Giá tối đa.

Câu 10. Cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào công nhân Anh cuối thế kỉ XIX là cuộc

  1. Đình công của thợ máy trong các xí nghiệp Luân Đôn.
  2. Bãi công của công nhân khuân vác ở bến tàu Luân Đôn.
  3. Đấu tranh của tầng lớp bình dân ở Luân Đôn.
  4. Bãi công của nữ công nhân trong các nhà máy dệt.

Câu 11. Sau khi Mác qua đời (1883), sứ mệnh lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế thuộc về ai?

  1. Xanh-xi-mông.
  2. S. Phu-ri-ê.
  3. Lê-nin.
  4. Ph. Ăng-ghen.

Câu 12. Đại hội thứ hai tồn tại và hoạt động chủ yếu dưới hình thức của

  1. Đại hội.
  2. Phong trào đấu tranh chính trị.
  3. Cuộc bãi công.
  4. Hội nghị cấp cao.

Câu 13. Quốc tế thứ hai tồn tại trong khoảng thời gian nào?

  1. 1889 - 1895.
  2. 1889 - 1900.
  3. 1889 - 1914.
  4. 1889 - 1918.

Câu 14. Năm 1895 diễn ra một sự kiện gây tổn thất lớn cho phong trào công nhân, đó là sự kiện nào?

  1. Chính đảng vô sản ở các nước bị tan rã hàng loạt.
  2. Ph. Ăng-ghen qua đời.
  3. Phong trào công nhân bị đàn áp đẫm máu.
  4. Quốc tế thứ hai giải tán.

Câu 15. Trong những năm đầu thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh tư tưởng qua các đại hội của Quốc tế thứ hai diễn ra gay gắt và phức tạp giữa hai khuynh hướng nào?

  1. Bảo thủ và cải cách.
  2. Dân chủ tư sản và cách mạng vô sản.
  3. Cách mạng và cơ hội chủ nghĩa.
  4. Bạo động và bất bạo động.

Câu 16. Nét nổi bật của phong trào công nhân Mĩ hồi cuối thế kỉ XIX là gì?

  1. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang.
  2. Gắn liền những cuộc đình công và bãi công sôi nổi khắp cả nước.
  3. Gắn liền những cuộc bãi công với bãi thị.
  4. Gắn liền những cuộc bãi công với tổng bãi công.

Câu 17. Ngày 1 - 5 được lấy làm ngày Quốc tế lao động để đoàn kết và biểu dương lực lượng của giai cấp vô sản thế giới. Đó là nghị quyết của:

  1. Quốc tế thứ II.
  2. Quốc tế thứ III.
  3. Phong trào công nhân Mĩ.
  4. Nghị quyết của nhóm Giải phóng lao động Nga.

Câu 18. Cuối thế kỉ XIX, đời sống công nhân ngày càng khó khăn là do

  1. Khủng hoảng kinh tế
  2. Sự bóc lột nặng nề của giới chủ
  3. Chính sách chạy đua vũ trang, hiếu chiến của chính phủ các nước tư bản
  4. Chủ nghĩa đế quốc gắn liền với việc tăng cường bóc lột công nhân, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa và giành giật thị trường

Câu 19. Một trong những quyết nghị của Đại hội Quốc tế thứ hai là:

  1. Phải tiến tới thành lập Quốc tế thứ ba.
  2. Phải thành lập chính đảng của giai cấp vô sản mỗi nước, để cao vai trò đấu tranh chính trị, tăng cường phong trào quần chúng.
  3. Phải ủng hộ phong trào đấu tranh của công nhân nhiêu hơn nữa.
  4. Đoàn kết vô sản tất cả các nước lại.

Câu 20. Một trong những nét tiêu biểu của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX là:

  1. Đã đi tiên phong trong đầu tranh giai cấp và dân tộc.
  2. Đã chuyển từ đầu tranh tự phát sang đầu tranh tự giác.
  3. Bắt đầu tiếp thu chủ nghĩa Mác, dẫn đến thành lập các đảng công nhân và các tổ chức quần chúng ở nhiều nước.
  4. Đã đấu tranh kết hợp giữa mục tiêu kinh tế với chính trị.

Câu 21. Trong Quốc tế thứ hai diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt trên những vấn đề cơ bản như:

  1. Vấn đề chiến tranh, vấn đề hòa bình,
  2. Vấn đề thành lập Đảng và không thành lập Đảng cho giai cấp công nhân.
  3. Vấn đề thuộc địa, vấn đề chiến tranh...
  4. Vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề đấu tranh dân tộc.

Câu 22. Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX là:

  1. Đoàn kết phong trào công nhân ở châu Âu và Mĩ, thúc đẩy việc thành lập các chính đảng vô sản ở nhiều nước...
  2. Vận động công nhân quốc tế đấu tranh đến cùng.
  3. Đưa chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào trong phong trào đấu tranh của công nhân.
  4. Thành lập nhiêu Đảng Cộng sản ở các nước Âu - Mĩ

Đáp án

1A

2D

3B

4C

5B

6A

7B

8B

9A

10B

11D

12A

13C

14B

15C

16B17A18D19B20C

21C

22A

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 10 bài 39: Quốc tế thứ hai các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về đặc điểm, quá trình hình thành quốc tế thứ hai, phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX, bên cạnh đó còn có các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo....

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 39: Quốc tế thứ hai. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Lịch Sử lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải vở bài tập Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất, Giải tập bản đồ Lịch Sử 10, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 10

    Xem thêm