Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII

Giải bài tập môn Lịch sử lớp 10

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sử lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

(trang 111 sgk Lịch Sử 10): Nêu các điểm tích cực và hạn chế của sự phát triển nông nghiệp trong giai đoạn này?

Trả lời:

Tích cực: Nông nghiệp cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển

  • Ruộng đất được mở rộng, nhất là Đàng Trong
  • Thủy lợi được củng cố
  • Giống cây trồng phong phú

Hạn chế: Ruộng đát ngày càng tập trung trong tay địa chủ phong kiến.

(trang 112 sgk Lịch Sử 10): Nhận xét về thế mạnh của thủ công nghiệp đương thời?

Trả lời:

Thế mạnh của nghề thủ công thời kỳ này là: có nhiều sản phẩm phong phú, hấp dẫn có trình độ kỹ thuật cao: lụa là, gấm vóc, đồ gốm... được người tiêu dùng, đặc biệt là thương nhân nước ngoài rất ưa thích.

(trang 112 sgk Lịch Sử 10): Sự phát triển của làng thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào? Liên hệ với ngày nay

Trả lời:

Sự phát triển của làng nghề thủ công đương thời có vai trò quan trọng:

  • Nhiều sản phẩm tiêu dùng có chất lượng cao ra đời.
  • Đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa trong và ngoài nước.
  • Góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển.

Liên hệ: Nhiều làng nghề hiện nay vẫn còn phát triển, nổi tiếng: gốm Bát Tràng, lụa Hà Đông, chiếu Nga Sơn,…

(trang 114 sgk Lịch Sử 10): Phân tích tác dụng của sự phát triển buôn bán trong nước?

Trả lời:

  • Buôn bán không đơn thuần là trao đổi hàng hóa thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng như trước nữa mà đã phát triển thành một nghề.
  • Thúc đẩy giao lưu hàng hóa, phát triển các ngành nghề trong nước.
  • Cải thiện cuộc sống người dân.

(trang 114 sgk Lịch Sử 10): Vào các thế kỉ XV – XVI, trên thế giới có sự kiện gì đáng ghi nhớ góp phần quan trọng vào sự giao lưu quốc tế?

Trả lời:

Các cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông – Tây thuận lợi.

(trang 114 sgk Lịch Sử 10): Sự phát triển của ngoại thương có tác dụng gì đối với nền kinh tế nước ta?

Trả lời:

  • Sự phát triển ngoại thương có tác dụng làm cho kinh tế hàng hóa nước ta phát triển
  • Tạo điều kiện cho kinh tế nước ta tiếp cận với kinh tế thế giới và phương thức sản xuất mới để đi lên.

(trang 115 sgk Lịch Sử 10): Hãy nhận xét về các đô thị thế kỉ XVII – XVIII?

Trả lời:

  • Từ thế kỉ XVI – XVIII, do sự phát triển của các ngành kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp, các đô thị có điều kiện hình thành và phát triển: Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội An,...
  • Đô thị hình thành và phát triển tạo điều kiện cho sự phát triển nội thương và ngoại thương.
  • Do sự hạn chế của chế độ phong kiến nên các đô thị đến thế kỉ XIX dần suy tàn.

Câu 1 (trang 115 sgk Sử 10): Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỉ XVI – XVIII?

Lời giải:

Thủ công nghiệp

  • Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển và đạt trình độ cao như dệt, làm gốm
  • Một số nghề mới xuất hiện như: khắc bản in, làm đồng hồ, tranh sơn mài
  • Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
  • Ở các đô thị, thợ thủ công đã lập các phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

Thương nghiệp

Nội thương

  • Chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.
  • Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn
  • Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.

Ngoại thương

  • Thuyền buôn các nước đến VIệt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.
  • Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

Câu 2 (trang 115 sgk Sử 10): Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII?

Lời giải:

  • Do chính sách mở của của chính quyền Trịnh, Nguyễn
  • Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.
  • Do các cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông – Tây. Do nước ta có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông đi lại, nhất là bằng đường biển, tạo điều kiện thu hút thương nhân các nước.

Câu 3 (trang 115 sgk Sử 10): Sự hưng khởi của các đô thị thể hiện ra sao? Sự phát triển của đô thị có ý nghĩa như thế nào?

Lời giải:

Sự hưng khởi của các đô thị:

  • Thế kỉ XVI – XVIII nhiều đô thị mới hình thành và phát triển hưng thịnh.
  • Thăng Long – Kẻ Chợ với 36 phố phường trở thành đô thị lớn của cả nước.
  • Những đô thị mới như: Phố Hiến, Hội An,... trở thành những nơi buôn bán sầm uất.

Sự phát triển của các đô thị có ý nghĩa rất lớn:

  • Tạo điều kiện hàng hóa lưu thông, thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.
  • Hình thành các trung tâm buôn bán lớn và phồn thịnh.

Câu 4 (trang 115 sgk Sử 10): Hãy nêu những câu ca dao về nghề thủ công mà em biết?

Lời giải

“Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng

Vải tơ Nam Định, lụa làng Hà Đông”

“Làng Đam thì bán mắm tôm

Làng Họa đan dó, làng Om quấn thừng”.

“Tương Trúc làm nghề lược sừng,

Tự Khoát đan thúng, Vĩnh Trung làm giành”.

“Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”

Đánh giá bài viết
1 1.692
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Lịch Sử 10

    Xem thêm