Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 10 bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 10 bài 10

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 10 bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV) hướng dẫn giải vở bài tập Sử 10, là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 10 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Hi vọng sẽ giúp các bạn giải bài tập Lịch sử 10 nhanh chóng và chính xác.

Bài tập 1 trang 43, 44, 45, 46 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Cuối thế kỉ V, đế quốc Rôma bị sụp đổ vì

A. cuộc đấu tranh của nô lệ diễn ra mạnh mẽ dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc.

B. hình thức bóc lột chiếm hữu nô lệ không còn phù hợp, dẫn đến một cuộc cải cách lớn làm xuất hiện hàng loạt quốc gia mới.

C. một đế quốc Rôma rộng lớn, khủng hoảng trầm trọng, không thể đương đầu được trước cuộc tấn công của người Giécman từ phương Bắc xuống.

D. đế quốc Ba Tư hùng mạnh tấn công xâm chiếm Rôma.

Trả lời: Chọn C

2. Đế quốc Rôma bị diệt vong vào thời gian nào?

A. Năm 467. C. Những năm cuối cùng của thế kỉ V.

B. Năm 476. D. Đầu thế kỉ VI.

Trả lời: Chọn B

3. Đế quốc Rôma sụp đổ gắn liền với sự kết thúc của

A. chế độ nô lệ.

B. chế độ chiếm nô ở khu vực Địa Trung Hải.

C. thời kì phát triển của đế quốc Rôma.

D. cuộc đấu tranh của các nô lệ.

Trả lời: Chọn B

4. Vương quốc nào sau đây không phải do người Giécman lập nên?

A. Vương quốc Phrăng.

B. Vương quốc Ầngglô Xăcxông.

C. Vương quốc Tây Gốt.

D. Vương quốc của người Xlavơ.

Trả lời: Chọn D

5. Trong số các vương quốc sau đây, vương quốc nào có quá trình phong kiến hoá rõ nhất?

A. Vương quốc Phrăng.

B. Vương quốc Văngđan.

C. Vương quốc Tây Gốt.

D. Vương quốc Đông Gốt.

Trả lời: Chọn A

6. Nguồn gốc hình thành các lãnh chúa phong kiến ở Tây Âu là

A. những chủ nô Rôma theo người Giécman chiếm thêm nhiều ruộng đất.

B. tầng lớp tăng lữ nhân lúc xã hội rối ren, chiếm thêm nhiều ruộng đất.

C. những người bình dân giàu có bỏ tiền ra mua ruộng đất.

D. các thủ lĩnh bộ lạc, quý tộc thị tộc Giécman cũ cùng với những tăng lữ nhà thờ Ki tô được phong ruộng đất.

Trả lời: Chọn C

7. Nguồn gốc cơ bản hình thành giai cấp nông nô là

A. nô lệ và nông dân không có ruộng đất.

B. các chủ nô Rôma bị mất ruộng đất.

C. các tù binh chiến tranh.

D. những người Giécman không có chức vị gì trong xã hội.

Trả lời: Chọn A

8. Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu là

A. trang trại của các quý tộc. C. thành thị.

B. xưởng thủ công của lãnh chúa. D. lãnh địa.

Trả lời: Chọn D

9. Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình

A. tập trung ruộng đất thành những lãnh địa lớn.

B. chia tách đế quốc Rôma cổ đại thành nhiều vương quốc nhỏ.

c. xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô thông qua ruộng đất.

D. gồm cả A, B và C.

Trả lời: Chọn D

10. Lãnh địa phong kiến có đặc điểm:

A. là khu đất rộng lớn, gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.

B. trong lãnh địa có lâu đài của lãnh chúa, nhà thờ và làng xóm của nông nô.

C. đất khẩu phần lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô, thuế.

D. cả A, B, C đều đúng.

Trả lời: Chọn D

11. Trong lãnh địa, lực lượng sản xuất chính là

A. nông dân. C. thợ thủ công.

B. nông nô. D. nô lệ.

Trả lời: Chọn B

12. So với nô lệ, thân phận của nông nô được tự do hơn, họ có được một số quyền, ngoại trừ:

A. được tự do trong quá trình sản xuất.

B. có gia đình riêng.

C. có chút tài sản riêng như túp lều để ở, nông cụ, gia súc

D. được rời khỏi lãnh địa ra sống ở một nơi khác.

Trả lời: Chọn D

13. Đặc điểm nổi bật vế kinh tế của lãnh địa là:

A. việc sản xuất trong lãnh địa đã có những tiến bộ đáng kể như: biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ...

B. nông dân sản xuất ra được mọi thứ cần dùng trong lãnh địa.

C. lãnh địa là một cơo sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc.

D. người ta chỉ mua sắt và muối ở bên ngoài lãnh địa.

Trả lời: Chọn C

14. Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại?

A. Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.

B. Vua không có quyền can thiệp vào một số lãnh địa của lãnh chúa lớn

C. Thực chất, vua chỉ là một lãnh chúa lớn.

D. Vua chỉ là vị tổng tư lệnh tối cao về quân sự.

Trả lời: Chọn D

15. Từ thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện

A. những tiến đề của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ.

B. những công trường thủ công.

C. những đô thị chuyên làm nghề buôn bán.

D. những lãnh địa lớn trên cơ sở hợp nhất nhiều lãnh địa nhỏ.

Trả lời: Chọn A

16. Quá trình chuyên môn hoá diễn ra khá mạnh mẽ trong

A. nông nghiệp. C. lãnh địa.

B. thủ công nghiệp. D. thương nghiệp

Trả lời: Chọn B

17. Để thoát khỏi lãnh địa, một số thợ thủ công đã

A. bỏ trốn khỏi lãnh địa.

B. tập hợp lực lượng chống lại lãnh chúa.

C. dùng tiến chuộc lại thân phận của mình.

D. ý A và C đúng.

Trả lời: Chọn D

18. Thành thị xuất hiện ở Tây Âu vào

A. thế kỉ X. C. thế kỉ XIV.

B. thế kỉ XI. D. đầu thế kỉ XV.

Trả lời: Chọn B

19. Thành thị Tày Âu chủ yếu được hình thành tại

A. những nơi đông dân cư.

B. những nơi có đông người qua lại.

C. những lãnh địa của lãnh chúa có tư tưởng tiến bộ.

D. những nơi trước kia đã từng là thành thị cổ đại.

Trả lời: Chọn B

20. Cư dân chủ yếu của thành thị Tây Âu là

A. thợ thủ công, thương nhân.

B. thợ thủ công, nông dân.

C. lãnh chúa, quý tộc.

D. lãnh chúa, thợ thủ công.

Trả lời: Chọn A

21. Phường hội là tổ chức của

A. thợ thủ công. C. nông dân tự do.

B. thương nhân. D. tất cả đều đúng.

Trả lời: Chọn B

22. Các phường hội đặt ra phường quy nhằm nhiều mục đích, ngoại trừ

A. giữ độc quyến trong sản xuất.

B. bảo vệ quyến lợi cho những người cùng ngành nghề

C. đấu tranh chống sự áp bức, sách nhiễu của các lãnh chúa

D. đấu tranh vì quyền lợi chính trị của phường hội

Trả lời: Chọn D

23. Vai trò quan trọng nhất của thành thị đối với sự phát triển của các nước Tây Âu thời trung đại là:

A. góp phần phá vỡ nén kinh tế tự nhiên của các lãnh địa.

B. thúc đẩy nền kinh tế công - thương nghiệp phát triển

C. mang không khí tự do, dân chủ, mở mang tri thức cho mọi người.

D. góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.

Trả lời: Chọn A

Bài tập 2 trang 46 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước ý đúng hoặc chữ S vào ô □ trước ý sai.

□ Khi tràn vào lãnh thổ Rôma, người Giécman đã đạt đến một trình độ kinh tế, văn hoá hơn hẳn so với người Rôma.

□ Đế quốc Rôma sụp đổ cũng là lúc chế độ chiếm nô kết thúc và chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu.

□ Ki tô giáo là hệ tư tưởng chính thống của các vương quốc phong kiến Tây Âu.

□ Lãnh địa là đơn vị kinh tế - chính trị cơ bản của chế độ phong kiến tập quyển ở Tây Âu.

□ Mỗi lãnh địa là một vương quốc riêng, đứng đẩu là nhà vua.

□ Trong giai đoạn phong kiến phân quyền, vua thực chất chỉ là một lãnh chúa lớn.

□ Thành thị trung đại xuất hiện trong lòng các lãnh địa phong kiến.

□ Phường hội và thương hội là tổ chức của những người thợ thủ công và thương nhân làm cùng một nghề hoặc buôn bán cùng một loại hàng.

□ Thành thị góp phần quan trọng trong việc xây dựng chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.

□ Từ thời trung đại, ở Tây Âu đã hình thành các trường đại học lớn như Bôlônhơ (Italia), Oxphớt (Anh), Xoócbon (Pháp),...

Trả lời:

Đ

Khi tràn vào lãnh thổ Rôma, người Giécman đã đạt đến một trình độ kinh tế, văn hoá hơn hẳn so với người Rôma.

Đ

Đế quốc Rôma sụp đổ cũng là lúc chế độ chiếm nô kết thúc và chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu.

Đ

Ki tô giáo là hệ tư tưởng chính thống của các vương quốc phong kiến Tây Âu.

S

Lãnh địa là đơn vị kinh tế - chính trị cơ bản của chế độ phong kiến tập quyển ở Tây Âu.

S

Mỗi lãnh địa là một vương quốc riêng, đứng đẩu là nhà vua.

Đ

Trong giai đoạn phong kiến phân quyền, vua thực chất chỉ là một lãnh chúa lớn.

Đ

Thành thị trung đại xuất hiện trong lòng các lãnh địa phong kiến.

Đ

Phường hội và thương hội là tổ chức của những người thợ thủ công và thương nhân làm cùng một nghề hoặc buôn bán cùng một loại hàng.

Đ

Thành thị góp phần quan trọng trong việc xây dựng chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.

Đ

Từ thời trung đại, ở Tây Âu đã hình thành các trường đại học lớn như Bôlônhơ (Italia), Oxphớt (Anh), Xoócbon (Pháp),...

Bài tập 3 trang 46 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

Quá trình phong kiến hoá là gì ? Quá trình phong kiến hoá diễn ra như thế nào ở Tây Âu buổi đầu thời trung đại?

Trả lời:

  • Quá trình phong kiến hoá là: Khi lực lượng sản xuất của phương thức sản xuất trước đó (Chiếm hữu nô lệ) phát triển và quan hệ sản xuất đó không phù hợp nữa, theo sự phát triển tất yếu của lịch sử thì phải có một phương thức sản xuất mới ra đời thay thế PTSX cũ ko còn phù hợp nữa.
  • Diễn biến quá trình phong kiến hoá ở Tây Âu buổi đầu thời trung đại:
    • Trong quá trình chinh phục vua Phrăng đã đem những vùng đất rộng lớn phong cho những người than cận của mình lập thành những lãnh địa. Đồng thời phong cho họ các tước hiệu quý tộc. Các lãnh địa và các tước hiệu đều được truyền cho con cháu. Như vậy, chính sách phân phong ruộng đất của vương quốc Phrăng đã tạo nên một giai cấp mới là giai cấp lãnh chúa phong kiến, đòng thời cũng là giai cấp quý tộc
    • Xuất hiện đồng thời với giai cấp lãnh chúa phong kiến là giai cấp nông nô. Trừ một bộ phận nhỏ là do nô lệ biến thành, còn phần lớn nông nô vốn là nông dân tự do có ruộng đất riêng. Nhưng do việc chiếm đoạt ruộng đất của lãnh chúa phong kiến, họ không còn ruộng đất và phải lệ thuộc vào cac lãnh chúa, nộp địa tô cùng với nhiều nghĩa vụ khác.

Bài tập 4 trang 47 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

Lãnh địa phong kiến ở Tây Âu có đặc điểm như thế nào? Tại sao nói lãnh địa phong kiến là cơ sở cho sự tồn tại của chế độ phong kiến phân quyền ở các quốc gia trong khu vực?

Trả lời:

  • Đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu:
    • Lãnh địa phong kiến là sở hữu của lãnh chúa, gồm đất lãnh chúa và đất khẩu phần.
    • Kinh tế khép kín, tự cung, tự cấp.
    • Một đơn vị chính trị độc lập, mỗi lãnh chúa là một ông “vua con”.
    • Lãnh chúa sống xa hoa, nhàn rỗi.
    • Nông nô là lao động chính (phải phục dịch, cống nạp).
  • Giải thích:
    • Đến giữa thế kỉ IX, phần lớn đất đai đã được các quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong, những vùng đất đai rộng lớn đó nhanh chóng bị họ biến thành khu đất đai rộng lớn của mình gọi là lãnh địa phong kiến.
    • Lãnh địa chính là đơn vị hành chính kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu. Trong giai đoạn phong kiến phân quyền, vua thực chất chỉ là một lãnh chúa lớn.

Bài tập 5 trang 47 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của thènh thị trung đại. Thành thị trung đại có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế, chính trị, xã hội Tây Âu thời kì này?

Trả lời:

  • Đặc điểm của thành thị trung đại: Trong thành thị cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân. Họ tập hợp thành phường hội, thương hội và đặt ra những quy chế riêng
  • Vai trò của thành thị trung đại:
    • Kinh tế: Phá vỡ kinh tế tự nhiên, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.
    • Chính trị: Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền.
    • Xã hội: Mang lại bầu không khí tự do, mở mang tri thức.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Vở BT Lịch Sử 10

    Xem thêm