Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 10 bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV được chúng tôi sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây.

A/ Lý thuyết Lịch sử 10 bài 18

1. Mở rộng, phát triển nông nghiệp

* Bối cảnh lịch sử thế kỷ X - XV

  • Thế kỷ X - XV là thời kỳ của triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.
  • Đây là giai đoạn đầu của thế kỷ phong kiến độc lập, đồng thời cũng là thời kỳ đất nước thống nhất.
  • Bối cảnh này rất thuận lợi tạo điều kiện để phát triển kinh tế.

* Diện tích đất ngày càng mở rộng nhò:

  • Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển.
  • Các vua Trần khuyến khích các vương hầu quý tộc khai hoang lập điền trang.
  • Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại đặt phép quân điền.
  • Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang.
  • Nhà Lý đã cho xây đắp những con đê đầu tiên.
  • 1248 Nhà Trần cho đắp đê quai vạc dọc các sông lớn từ đầu nguồn đến cửa biển. Đặt cơ quan: Hà đê sứ trông nom đê điều:
  • Các nhà nước Lý - Trần - Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp.
  • Nhà nước cùng nhân dân góp sức phát triển nông nghiệp.
  • Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV

Cảnh đắp đê dưới thời Trần

2. Phát triển thủ công nghiệp

* Thủ công nghiệp trong nhân dân

  • Các nghề thủ công cổ truyền như: Đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
  • Các ngành nghề thủ công ra đời như Thổ Hà, Bát Tràng.
    • Do truyền thống nghề nghiệp vốn có, trong bối cảnh đất nước có điều kiện phát triển mạnh.
    • Do nhu cầu xây dựng cung điện, đền chùa nên nghề sản xuất gạch, chạm khắc đá đều phát triển.

* Thủ công nghiệp nhà nước

  • Nhà nước được thành lập các quan xưởng (Cục bách tác) Tập trung thợ giỏi trong nước sản xuất: tiền, vũ khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiến.
  • Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật cao như: Đại bác, thuyền chiến có lầu.

* Nhận xét: Các ngành nghề thủ công phong phú. Bên cạnh các nghề thủ công cổ truyền đã phát triển những nghề mới yêu cầu kỹ thuật cao: dúc súng, đóng thuyền.

* Mục đích: phục vụ nhu cầu trong nước là chính. Chất lượng sản phẩm tốt.

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV

Thạp gốm hoa nâu lớn trang trí văn hoa sen, thời Trần, cao 65cm

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV

Thuyền Cổ Lâu là loại thuyền chiến lớn, đóng đinh sắt, có hai tầng và hàng chục tay chèo, hai người chèo một mái và được xem là đã tạo ra một tốc độ lớn khi có thủy chiến.

3. Mở rộng thương nghiệp

* Nội thương:

  • Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi, là nơi nhân dân trao đổi sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp.
  • Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn (36 phố phường), trung tâm buôn bán và làm nghề thủ công.

* Ngoại thương

  • Thời Lý - Trần ngoại thương khá phát triển, nhà nước cho xây dựng nhiều bến cảng để buôn bán với nước ngoài.
  • Vùng biên giới Việt Trung cũng hình thành các đặc điểm buôn bán.
  • Thời Lê: Ngoại thương bị thu hẹp.

* Nguyên nhân sự phát triển:

  • Nông nghiệp thủ công phát triển thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
  • Do thống nhất tiền tệ, đo lường.
  • Thương nghiệp mở rộng song chủ yếu phát triển nội thương, còn ngoại thương mới chỉ buôn bán với các nước Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

4. Tình hình phân hóa xã hội và cuộc đấu tranh của nông dân

Sự phát triển kinh tế trong hoàn cảnh chế độ phong kiến thúc đẩy sự phân hóa xã hội:

  • Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay địa chủ, quý tộc, quan lại.
  • Giai cấp thống trị ngày càng ăn chơi, xa xỉ không còn chăm lo đến sản xuất và đời sống nhân dân.
  • Thiên tai, mất mùa đói kém làm đời sống nhân dân cực khổ.
  • Dẫn đến những cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ: Từ 1344 đến cuối thế kỷ XIV nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra làm chính quyền nhà Trần rơi vào khủng hoảng.

B/ Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 18

Câu 1. Nhà Trần huy động nhân dân cả nước đắp đê dọc hai bờ các con sông lớn vào năm nào?

  1. 1225.
  2. 1252.
  3. 1247.
  4. 1248.

Câu 2. Mục đích lập trang Vân Đồn (Quảng Ninh) của nhà Lý vào năm 1149 là làm

  1. Bến cảng trao đổi hàng hóa với người nước ngoài.
  2. Căn cứ quân sự chống ngoại xâm.
  3. Cơ sở sản xuất các mặt hàng thủ công.
  4. Hải cảng trao đổi hàng hoá với Ấn độ.

Câu 3. Để phân chia ruộng đất công ở các làng xã cho nông dân canh tác, các vua Lê đã ban hành chính sách nào?

  1. Ngụ binh ư nông.
  2. Quân điền.
  3. Khẩn hoang.
  4. Lập đồn điền.

Câu 4. Ý nào không nói về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của nhà nước phong kiến Lý, Trần, Lê?

  1. Khuyến khích khai hoang, mở rộng diện tích canh tác.
  2. Tiến hành lễ cày Tịch điền.
  3. Cấm dùng lúa, ngô để nấu rượu.
  4. Đặt chức quan chăm lo thủy lợi, đê điều.

Câu 5. Vào năm 1248, để khuyến khích sản xuất nông nghiệp, nhà Trần đã tiến hành

  1. Tổ chức lễ cày tịch điền.
  2. Tổ chức đắp đê "quai vạc".
  3. Ban hành luật khuyến khích nông nghiệp.
  4. Đặt phép quân điền.

Câu 6. Vào đầu thế kỉ XV, các thợ quan xưởng dưới sự chỉ đạo của Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo được

  1. Súng bắn đá.
  2. Thuốc súng.
  3. Máy cày.
  4. Súng thần cơ.

Câu 7. Thương cảng Vôn Đồn (Quảng Ninh) đã được xây dựng làm bến cảng buôn bán và trao đổi hàng hóa nước ngoài dưới triều đại nào?

  1. Lý.
  2. Trần.
  3. Hồ.
  4. Lê sơ.

Câu 8. Làng nghề Chu Đậu (Hải Dương) nổi tiếng với sản phầm thủ công nào?

  1. Tơ lụa.
  2. Gốm sứ.
  3. Đồ bạc.
  4. Đồ gỗ.

Câu 9. Các xưởng sản xuất thủ công của nhà nước được gọi là gì?

  1. Quan xưởng.
  2. Công xưởng.
  3. Quân xưởng.
  4. Binh xưởng.

Câu 10. Vì sao trong các thế kỉ X - XV, thương nghiệp nước ta được mở rộng và phát triển?

  1. Nhờ sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp.
  2. Đất nước được độc lập và thống nhất.
  3. Nhà nước quan tâm hàng đầu đến thương nghiệp.
  4. Câu A và B đúng

Câu 11. Địa danh nào trên đất nước ta thời Lý, Trần trở thành một đô thị lớn với nhiều phố phường và chợ?

  1. Thăng Long (Hà Nội)
  2. Hội An (Quảng Nam),
  3. Lạch Trường (Thanh Hóa)
  4. Tất cả các địa danh trên.

Câu 12. Nhà Trần khuyến khích các vương hầu quý tộc khai hoang lập:

  1. Điền trang.
  2. Thái ấp.
  3. Đồn điền.
  4. Trang trại.

Câu 13. Gạch Bát Tràng được làm ở đâu trên đất nước ta?

  1. Bắc Giang.
  2. Hà Nội.
  3. Hải Dương.
  4. Hưng Yên.

Câu 14. Điền vào chỗ trống: "Từ thời...., nhà nước và nhân dân đã chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng đất đai canh tác, phát triển nông nghiệp".

  1. Đinh- Tiền Lê
  2. Trần
  3. Lý-Trần

Câu 15. Thế ki X - XV, các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ đã tạo điều kiện cho sự hoà thuận giữa nhà nước và nhân dân nhờ:

  1. Chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp.
  2. Đây mạnh sản xuất công nghiệp.
  3. Mở rộng kinh tế đối ngoại.
  4. Bãi bỏ các thứ thuế vô lí.

Câu 16. Ý nào không phản ánh đúng điều kiện để nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc trong các thế kỉ X – XV?

  1. Đất nước độc lập, thống nhất
  2. Lãnh thổ trải rộng tè Bắc vào Nam
  3. Nhà nước quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất
  4. Nhân dân cả nước phấn khởi, ra sức khai phá mở rộng ruộng đồng, phát triển sản xuất

Câu 17. Việc đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển dọc các con sông lớn (đê quai vạc) được thực hiện bắt đầu từ triều đại nào?

  1. Nhà Lý
  2. Nhà Trần
  3. Nhà Hồ
  4. Nhà Lê sơ

Câu 18. “Hà đê sứ” là chức quan của nhà Trần đặt ra để

  1. Quan sát nhân dân đắp đê
  2. Trông coi việc sửa chữa, đắp đê
  3. Hằng năm báo cáo tình hình lũ lụt, thiên tai cho nhà vua biết
  4. Mở kho phát lương thực cho nhân dân khi gặp lũ lụt, thiên tai

Câu 19. “Phép quân điền”– chính sách phân chia ruộng đất công ở các làng xã được thực hiện dưới triều đại nào?

  1. Nhà Lý
  2. Nhà Tiền Lê
  3. Nhà Trần
  4. Nhà Lê sơ

Đáp án

1D

2A

3B

4C

5B

6D

7A

8B

9A

10D

11A

12A

13A

14A

15A

16B

17B

18B

19. D

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 10 bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế, chính trị và xã hội ở nước ta trong thế kỉ X - XV, tình hình phân hóa xã hội và cuộc đấu tranh của nông dân, bên cạnh còn có các câu hỏi trắc nghiệm...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 10. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn tại các mục sau: Trắc nghiệm Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải vở bài tập Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất, Giải tập bản đồ Lịch Sử 10, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 10

    Xem thêm