Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ngày nay

Văn mẫu lớp 10: Nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ngày nay vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu học Ngữ văn lớp 10 nhé.

Dàn ý Nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ngày nay

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: áp lực học tập đối với học sinh ngày nay.

2. Thân bài

a. Thực trạng

  • Ngoài giờ học trên lớp thì phải học thêm nhiều môn.
  • Tan học là phải học thêm cho đến tối, vừa về đến nhà cũng đã chín, mười giờ chỉ kịp bỏ cặp xuống rồi vội lao vào bàn học, học tiếp cho bài của ngày mai.

b. Nguyên nhân

  • Gia đình gây áp lực về thành tích, điểm số, đòi hỏi quá cao ở con mình, mong muốn con mình luôn đứng nhất, trở thành một người tài giỏi nên ra sức ép buộc con học hành.
  • Nhà trường và giáo viên trọng thành tích, muốn đưa trường học của mình trở thành một trường giỏi, chất lượng cao. Chương trình học thì ngày càng nặng, bài học, bài tập thì nhiều bắt buộc phải nhớ lâu.
  • Do sự chạy đua của xã hội: ai cũng mong muốn con em mình đứng nhất, thành thạo tất cả mọi môn học và giỏi giang.
  • Do cái tôi của các em học sinh muốn chứng kinh, khẳng định bản thân mình tài giỏi, tranh đua với bạn bè về điểm số nên tự ép mình vào guồng học.

c. Hậu quả

  • Việc học hành quá nhiều làm tỉ lệ cận thị của học sinh ngày càng tăng.
  • Nhiều học sinh vì áp lực học tập mà bị mất ăn mất ngủ, lo lắng, mệt mỏi thậm chí dẫn đến bệnh trầm cảm hay nặng hơn là bệnh tâm thần.
  • Các em học sinh không có nhiều thời gian vui chơi giải trí, trở nên khô khan, thiếu đi những kỉ niệm của tuổi thơ, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tâm hồn của các bạn.

d. Giải pháp

  • Gia đình nên coi nhẹ bệnh thành tích, quan tâm đến con em mình nhiều hơn và cho chúng có thời gian tham gia vào những hoạt động vui chơi giải trí hoặc khám phá những điều thú vị quanh cuộc sống thay vì ngồi học suốt ngày.
  • Nhà trường và Bộ Giáo dục cần xem xét giảm nhẹ chương trình học, tập trung vào những kiến thức trọng tâm để giảm nhẹ gánh nặng học tập cho học sinh đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa hơn nữa để các em có môi trường phát triển tốt hơn.

3. Kết bài

Khái quát lại tầm quan trọng và tính cấp thiết để hạn chế áp lực học tập đối với các em học sinh đồng thời liên hệ bản thân.

Văn mẫu Nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ngày nay mẫu 1

Hiện nay vấn đề về học tập của các bạn học sinh đang được mọi người quan tâm rất nhiều. Vì vậy đối với một học sinh trung học phổ thông như chúng tôi thì nó đang là một áp lực rất lớn. Có ai đã từng nghĩ rằng: Đằng sau những bảng thành tích và điểm số mà chúng tôi đã đạt được thì hằng đêm chúng tôi đã phải cố gắng, lao lực như thế nào không? Chắc hẳn mọi câu trả lời đều là: “Không”. Bởi vì nếu như họ chịu đặt mình vào vị trí của chúng tôi một lần thì sẽ hiểu được cảm giác mà chúng tôi đang phải gánh chịu đó là “Áp lực về học tập”.

Trình trạng những học sinh ngày nay đang bị áp lực đè nặng lên đôi vai của chính mình. Chúng tôi đã không còn được tự do vui chơi như ngày xưa, không còn được làm những việc mà mình yêu thích nữa mà thay vào đó là học và học mà thôi. Ngoài giờ học trên lớp thì phải học thêm nhiều môn, những đòi hỏi của cha mẹ làm chúng tôi trở nên đau đầu. Hằng ngày cứ diễn ra như vậy, tan học là phải học thêm cho đến tối, vừa về đến nhà cũng đã chín, mười giờ chỉ kịp bỏ cặp xuống rồi vội lao vào bàn học, học tiếp cho bài của ngày mai. Thời gian nghỉ ngơi không có, không ăn uống đầy đủ, thiếu ngủ trầm trọng, hôm nào mà có bài kiểm tra hay thi học kì thì lại phải thức đến một, hai giờ sáng để học thuộc bài rồi mới được đi ngủ. Có nhiều bạn cũng vì thức quá khuya đã dẫn đến bị cận thị, đôi mắt giờ đây lại phải đeo thêm một cái kiến thì mới có thể nhìn thấy rõ mọi thứ xung quanh. Cứ như vậy trung bình một ngày chúng tôi chỉ ngủ năm đến sáu tiếng mà thôi, vậy thử hỏi chúng tôi phải chịu đựng ra sao cơ chứ? Áp lực như một cơn mưa ngày càng lớn ép chúng tôi vào đường cùng khiến cho chúng tôi trở nên nghẹt thở, có mấy ai hiểu được.

Điểm số là áp lực lớn nhất về phía nhà trường và cả cha mẹ, ai cũng mong con mình được kết quả cao vì vậy nó đã làm chúng tôi quá căng thẳng, mệt mỏi và sợ thi cử. Chương trình học thì ngày càng nặng, bài học, bài tập thì nhiều bắt buộc phải nhớ lâu. Những bài kiểm tra, bài thi ở lớp đánh giá học lực làm chúng tôi lo sợ vì vừa phải tranh đua thứ hạng với các bạn cùng lớp vừa phải làm hài lòng thầy cô về điểm số. Điểm thi giờ đây không còn là động lực nữa mà nó đã trở thành áp lực đối với mọi học sinh chúng tôi. Tôi còn nhớ hồi nhỏ đi học khi mà tôi thi được điểm cao là về khoe cha mẹ, lúc đó trông tôi rất là vô tư vì không phải bị áp lực như bây giờ. Còn giờ đây, tôi như nghẹt thở với đống bài tập, bài cũ hay bài mới vì phải học quá nhiều mà sức tôi chỉ có nhiêu đó thôi nó làm tôi quá mệt mỏi rồi.

Áp lực mà quan trọng nhất đối với học sinh thì phải nói đến áp lực gia đình, đây luôn là vấn đề từ xưa đến nay của xã hội. Bởi vì cha mẹ nào cũng muốn con mình được học sinh giỏi, phải nằm trong top đầu của lớp để hãnh diện với mọi người xung quanh. Cha mẹ luôn muốn chúng tôi làm theo ý họ, không được chọn trường mình yêu thích, không được thực hiện niềm đam mê, mơ ước của mình. Phần đông cha mẹ định hướng cho con mình học ngành mà theo họ thấy “dễ xin việc”, “có tương lai”, hay “theo nghiệp của gia đình” từ xưa đến nay, nó khiến chúng tôi bị gò bó, khó chịu khi chưa được cha mẹ ủng hộ về nghề nghiệp trong tương lai đúng với sở thích, năng lực của mình mà đã phải đi theo những cái mà cha mẹ vạch sẵn ra. Ép con mình phải được học sinh giỏi để gia đình được hãnh diện và câu nói “con người ta” được bắt đầu từ những bài kiểm tra điểm thấp ở lớp của chúng tôi. Tôi còn nhớ rất rõ năm tôi học lớp 8 tôi chỉ được học sinh khá sau nhiều năm giỏi chỉ vì khống chế hai môn: toán và hóa. Cái ngày họp phụ huynh đến, mẹ tôi trở về và đưa cho cha xem tờ kết quả học lực của tôi và tôi bị lôi ra chửi một trận, lúc đó tôi chỉ biết im lặng và lủi vào phòng đóng chặt cửa và khóc một mình. Tôi tự hỏi liệu cha mẹ có nghĩ đến cảm giác của tôi không? Tôi không được loại giỏi như người ta bởi vì sức học của tôi chỉ đến đó thôi không thể nào hơn được nữa, tại sao cha mẹ không chịu nghĩ cho tôi dù chỉ một lần chứ? Tại sao? Tôi ước rằng: “Chỉ mong cha mẹ hiểu cho con một lần, chỉ dù một lần thôi”… Áp lực của gia đình đang đè nặng lên vai bé nhỏ của chúng tôi, đáng ra cái tuổi này chúng tôi có thời gian vui chơi cùng bạn bè nhưng tất cả thời gian lại bị gia đình bắt ép học và học. Người ta nói: “Gia đình là nơi cho ta động lực để sống, làm việc và học tập” nhưng “trái ngược lại” thì gia đình giờ đây chỉ cho chúng tôi áp lực mà thôi.

Áp lực từ nhiều phía xung quanh như vậy sẽ xảy ra những hậu quả nghiêm trọng điều này dẫn đến nhiều hệ lụy và tương lai sau này của các bạn học sinh. Mà trước hết, phổ biến nhất là áp lực từ điểm số đã làm chúng tôi bị mất ăn mất ngủ, lo lắng, mệt mỏi khi kì thi đến và ảnh hưởng đến sức khỏe không tốt. Cũng vì hơn thua điểm số và những kì vọng của gia đình đặt ra mà chúng tôi bị stress nặng dẫn đến bệnh trầm cảm hay nặng hơn là bệnh tâm thần. Hậu quả mà nghiêm trọng nhất mà cha mẹ đều không nghĩ tới “tự tử”. Chỉ vì không thực hiện được niềm hi vọng của cha mẹ mà nhiều bạn đã tìm đến con đường cuối cùng là “chết” để giải thoát cho bản thân mình. Cũng vừa qua ở thành phố Hồ Chí Minh cũng xảy ra một số trường hợp như vậy chỉ vì thất vọng về bản thân, áp lực xung quanh mà các bạn đã ra đi với cái tuổi đời còn quá trẻ nhưng đây cũng là lời cảnh tỉnh dành cho cha mẹ nào đang thúc ép con mình phải học giỏi, đạt nhiều thành tích. Tôi mong cha mẹ hãy một lần hiểu và cho chúng tôi được tự do làm những gì mình thích, được thực hiện ước mơ và những niềm đam mê của mình để không còn xảy ra những chuyện đáng tiếc như vậy nữa.

Áp lực học tập đối với học sinh ngày nay càng phổ biến trên khắp thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Mặc dù học tập là vấn đề thiết yếu để nâng cao trình độ kiến thức của mỗi người, là nền tảng của mọi thành công trong tương lai nhưng cũng không vì vậy mà bắt ép chúng tôi phải học quá nhiều dẫn tới trình trạng gây áp lực, áp lực đó có thể giết chết chúng tôi bất cứ lúc nào.

Nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ngày nay mẫu 2

Áp lực học tập là đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội. Vậy, nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Nó đem tới tác động như thế nào cho cuộc sống của chúng ta? Theo tôi, áp lực học tập xuất phát từ tâm lí coi trọng bằng cấp của đa số người Việt. Từ đó, một bộ phận các bậc phụ huynh cũng như nhà trường vì muốn con cái, học sinh được điểm cao mà đặt ra quá nhiều yêu cầu, gây nên sức ép cho học sinh. Hiện tượng này đã để lại rất nhiều hậu quả tiêu cực. Trước hết, nó tước đi của trẻ em cơ hội được vui chơi, tham gia các hoạt động thể chất khi phải dành quá nhiều thời gian cho việc học. Đồng thời, khi không đạt được kì vọng và chịu sự la mắng, trách móc của người lớn, trẻ em dễ sinh ra tự ti, chán nản và thậm chí là trầm cảm. Trên thực tế, cách đây không lâu, dư luận từng dậy sóng trước sự việc một nữ sinh tự tử sau khi bị bố mẹ mắng vì điểm kém. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần ý thức được về áp lực học tập, từ đó có cách ứng xử phù hợp với chính bản thân mình cũng như việc học của những người xung quanh. Vai trò của việc học là không thể phủ nhận. Nhưng chúng ta cũng cần cân bằng giữa học tập cũng như vui chơi để có được kết quả tốt nhất.

Nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ngày nay mẫu 3

Mỗi chúng ra đều có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, không ai hoàn hảo nhưng trong suốt quá trình là học sinh, chắc hẳn ta đều đã trải qua những áp lực học tập, bị mọi người xung quanh so sánh, chê bai hay phán xét. Biểu hiện của việc áp lực học tập đó là chán chường và mất hứng thú khi học tập, có tâm lý học tập để hoàn thành nhiệm vụ, tâm lý buồn bực, bất ổn, bi quan dễ tức giận và giảm các cảm xúc tiêu cực như vui vẻ, hào hứng, phấn khởi... Càng lên lớp cao áp lực học tập càng lớn, để chuẩn bị cho mọi kì thu chuyển cấp, thi đại học, thi tốt nghiệp. Cuộc sống chỉ xoanh quanh học ở trường - học ở lớp học thêm - tự học ở nhà, và ăn uống. Trong những năm gần đây, báo chí đã đưa ra không ít các tin tức học sinh, sinh viên tự tử vì bị điểm kém, không vào được trường chuyên, lớp chọn, không đỗ đại học. Nguyên nhân của áp lực ấy cũng xuất hiện từ nên giáo dục quá chú trọng đến thành tích, điểm số. Đa phần việc xếp, đánh giá năng lực học sinh - sinh viên đều dựa vào điểm số qua các bài thi. Hậu quả của áp lực học tập quá lớn khiến trẻ mất đi sự sáng tạo, linh hoạt và thay vào đó là sự rập khuôn trong quá trình học tập, từ đó kết quả học tập giảm sút. Để giảm bớt áp lực, gành nặng học hành, trước hết cá nhân mỗi học sinh hãy giữ cho mình một thái độ tích cực nhất để trinh phục những đỉnh cao tri thức.

Nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ngày nay mẫu 4

Xã hội phát triển, vấn đề về học tập của các bạn học sinh ngày nay càng được mọi người quan tâm. Có ai đã từng nghĩ rằng: Đằng sau những bảng thành tích và điểm số mà chúng tôi đã đạt được thì hằng đêm chúng tôi đã phải cố gắng, lao lực như thế nào không? Chắc hẳn mọi câu trả lời đều là: “Không”. Bởi vì nếu như họ chịu đặt mình vào vị trí của chúng tôi một lần thì sẽ hiểu được cảm giác mà chúng tôi đang phải gánh chịu đó là “Áp lực về học tập”. Tình trạng những học sinh ngày nay đang bị áp lực đè nặng lên đôi vai của chính mình. Và đã tự khi nào không còn được tự do vui chơi như ngày xưa, không còn được làm những việc mà mình yêu thích nữa mà thay vào đó là học và học mà thôi. Áp lực như một cơn mưa ngày càng lớn ép chúng tôi vào đường cùng khiến cho chúng tôi trở nên nghẹt thở, có mấy ai hiểu được. Điểm số là áp lực lớn nhất về phía nhà trường và cả cha mẹ, ai cũng mong con mình được kết quả cao vì vậy nó đã làm chúng tôi quá căng thẳng, mệt mỏi và sợ thi cử. Cha mẹ luôn muốn con em mình làm theo ý họ, không được chọn trường mình yêu thích, không được thực hiện niềm đam mê, mơ ước của mình. Phần đông cha mẹ định hướng cho con mình học ngành mà theo họ thấy “dễ xin việc”, “có tương lai”, hay “theo nghiệp của gia đình”. Ép con mình phải được học sinh giỏi để gia đình được hãnh diện và câu nói “con người ta” được bắt đầu từ những bài kiểm tra điểm thấp ở lớp. Chỉ vì không thực hiện được niềm hi vọng của cha mẹ mà nhiều bạn đã tìm đến con đường cuối cùng là “chết” để giải thoát cho bản thân mình. Cũng vừa qua ở thành phố Hồ Chí Minh cũng xảy ra một số trường hợp như vậy chỉ vì thất vọng về bản thân, áp lực xung quanh mà các bạn đã ra đi với cái tuổi đời còn quá trẻ nhưng đây cũng là lời cảnh tỉnh dành cho cha mẹ nào đang thúc ép con mình phải học giỏi, đạt nhiều thành tích. Mong rằng cha mẹ hãy một lần hiểu những điều mà con mình thích, được thực hiện ước mơ và những niềm đam mê của mình để không còn xảy ra những chuyện đáng tiếc như vậy nữa. Áp lực học tập đối với học sinh ngày nay càng phổ biến trên khắp thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Mặc dù học tập là vấn đề thiết yếu để nâng cao trình độ kiến thức của mỗi người, là nền tảng của mọi thành công trong tương lai nhưng cũng không vì vậy mà bắt ép học quá nhiều dẫn tới trình trạng gây áp lực, áp lực đó có thể giết chết bất cứ một con người nào trong độ tuổi ngây dại...

Nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ngày nay mẫu 5

Xã hội ngày càng phát triển, vấn đề về học tập của các bạn học sinh trở nên ngày càng trọng yếu. Những bảng điểm lấp lánh không nói lên được bao cảm xúc, đêm đêm chúng tôi phải chiến đấu với áp lực đè nặng. Cuộc sống học tập không còn là sân chơi vui vẻ mà chúng tôi từng biết. Áp lực như một cơn mưa bất tận, làm chúng tôi thấu đáo về khó khăn, stress mà chúng tôi phải đối mặt. Điểm số trở thành ác mộng, vì nó không chỉ là danh hiệu cá nhân mà còn là áp lực từ nhà trường, gia đình, và cả bản thân. Cha mẹ, người thân, ai ai cũng muốn chúng tôi thành công theo cách họ hiểu. Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc mất đi niềm vui, thời gian vui chơi, và cả sự tự do của chúng tôi. Áp lực từ đâu đến, không phải từ kiến thức mà chính là từ sự kỳ vọng của mọi người xung quanh. Cuộc sống học tập trở nên nhàm chán, mệt mỏi, và chúng tôi sợ hãi trước kỳ thi. Điều khiến chúng tôi buồn bã nhất không phải là điểm số kém, mà là sự thất vọng trong ánh mắt của cha mẹ. Họ luôn muốn chúng tôi theo đuổi con đường họ đã chọn, không để chúng tôi tự do sáng tạo, đam mê. Những người thất bại trong cuộc đua này có thể phải đối mặt với sự phê phán, chê bai, và thậm chí là sự từ chối từ chính gia đình mình. Câu chuyện đau lòng về những sinh linh tự vẫn vì áp lực đã làm chúng tôi tỉnh giấc. Áp lực học tập không chỉ là vấn đề của riêng chúng tôi, mà còn là vấn đề toàn xã hội, đặc biệt ở Việt Nam. Học tập là quan trọng, nhưng chúng tôi cũng cần thời gian để tận hưởng tuổi trẻ, để khám phá niềm đam mê của mình. Cuộc sống học tập không nên biến thành cuộc sống áp lực, gò ép. Cha mẹ cần hiểu rằng, con đường của chúng tôi không nhất thiết phải giống như con đường họ đã đi. Hãy để chúng tôi tự do bay lượn, để chúng tôi là chính mình, và hãy chấp nhận rằng thành công không chỉ đo lường bằng điểm số. Áp lực học tập có thể giết chết ước mơ, niềm vui và sự sáng tạo. Mỗi bước đi của chúng tôi không chỉ để đạt điểm, mà là để tự do, để trải nghiệm, và để tìm ra chính chúng tôi trong thế giới rộng lớn này.

Nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ngày nay mẫu 6

Hiện nay, vấn đề liên quan đến quá trình học tập của các bạn học sinh đang thu hút sự quan tâm rất lớn từ mọi người. Với chúng tôi, những học sinh trung học phổ thông, áp lực học tập đang trở thành một gánh nặng đáng kể. Có ai đã bao giờ tự hỏi: Đằng sau những thành tích và điểm số mà chúng tôi đã đạt được, những đêm dài đêm ngắn, chúng tôi đã phải bỏ ra bao nhiêu cố gắng và nỗ lực không? Câu trả lời chắc chắn sẽ là "Không". Bởi vì nếu họ dám đặt mình vào vị trí của chúng tôi ít nhất một lần, họ sẽ hiểu được cảm giác áp lực mà chúng tôi phải đối mặt hàng ngày, đó chính là "Áp lực học tập".

Ngày nay, tình trạng áp lực đè nặng lên vai của học sinh ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Chúng tôi đã không còn có cơ hội tự do thư giãn như trước đây, không còn thời gian cho những sở thích cá nhân mà thay vào đó, chúng tôi phải tập trung vào việc học hành. Ngoài giờ học trên lớp, chúng tôi còn phải dành thời gian cho nhiều môn học thêm, và những yêu cầu từ phía cha mẹ đặt lên đôi vai của chúng tôi khiến chúng tôi đau đầu. Hằng ngày, chúng tôi phải tiếp tục học tập sau giờ học chính thức, và sau khi về nhà, thời gian của chúng tôi thường đã kín đáo. Chúng tôi bỏ cặp xuống và ngay lập tức bắt đầu học tập cho bài kiểm tra hoặc bài giảng của ngày hôm sau. Thời gian cho việc nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và ngủ đủ giấc hiếm hoi. Đôi khi, chúng tôi phải thức đêm sâu để ôn tập cho các kì thi quan trọng. Có những bạn còn phải đối mặt với vấn đề sức khỏe, như cận thị, do thời gian dành cho việc học tập quá nhiều. Trung bình một ngày, chúng tôi chỉ có khoảng năm đến sáu giờ ngủ, và bạn có thể hiểu áp lực đối với chúng tôi đang đè nặng ra sao.

Điểm số trở thành áp lực lớn nhất đối với nhà trường và cả cha mẹ. Họ mong muốn con cái của họ đạt được kết quả cao, và điều này đã gây ra sự căng thẳng, mệt mỏi và sợ hãi về kì thi. Chương trình học ngày càng trở nên nặng nề, với nhiều bài học và bài tập cần phải ghi nhớ trong thời gian dài. Các bài kiểm tra và kì thi ở lớp đòi hỏi chúng tôi phải cạnh tranh vị trí trong lớp và đồng thời làm hài lòng thầy cô về điểm số. Điểm số không còn là nguồn động viên mà nó trở thành áp lực đối với chúng tôi. Tôi nhớ rằng khi tôi còn nhỏ và thi đạt điểm cao, tôi mang tự hào đến cho cha mẹ. Khi đó, tôi thấy cuộc sống rất đơn giản và không phải đối mặt với áp lực như hiện tại. Nhưng bây giờ, tôi cảm thấy căn bản của mình đang bị áp lực từ việc phải học nhiều và sức lực của tôi đã đạt đến giới hạn. Áp lực này gần như khiến chúng tôi nghẹt thở, và không nhiều người hiểu được điều này.

Ngoài ra, áp lực từ gia đình cũng là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Cha mẹ luôn mong muốn con cái họ đứng đầu lớp, để họ có thể tự hào trước mọi người. Họ thường định hướng con cái theo ý muốn của họ, không cho phép chúng tôi tự do lựa chọn trường học, thực hiện niềm đam mê riêng, hoặc theo đuổi những ước mơ của mình. Hầu hết cha mẹ ép con cái họ học những ngành nghề mà họ coi là "dễ xin việc", "có triển vọng", hoặc "liên quan đến gia đình". Điều này làm chúng tôi cảm thấy bị hạn chế và không được thể hiện bản thân mình theo đúng sở thích và khả năng của mình. Bắt buộc con cái phải đứng đầu lớp để làm cho gia đình tự hào và câu nói "con người ta" thường xuất phát từ việc không đạt được điểm số cao ở lớp của chúng tôi. Tôi nhớ rằng khi tôi học lớp 8, tôi chỉ được xếp loại học sinh khá sau một thời gian dài nằm trong danh sách học sinh giỏi chỉ vì tôi không đủ khả năng trong hai môn: toán và hóa. Khi buổi họp phụ huynh diễn ra, mẹ tôi trở về và thể hiện sự thất vọng khi xem tờ kết quả học lực của tôi. Tôi bị la mắng, và tôi chỉ biết ngồi im lặng, khóc một mình trong phòng tôi. Tại sao cha mẹ không hiểu cảm giác của tôi? Tại sao họ không thể thấu hiểu một lần cho tôi? Tôi chỉ mong cha mẹ có thể hiểu cho con một lần, chỉ một lần thôi... Áp lực từ gia đình đang nặng nề lên vai những đứa trẻ nhỏ của chúng tôi. Thời kỳ này, chúng tôi nên có thời gian để vui chơi, hòa mình vào cuộc sống cùng bạn bè, nhưng mọi thời gian đều bị cuốn hút bởi áp lực học tập từ gia đình.

Áp lực đến từ nhiều nguồn gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tương lai của các bạn học sinh. Đầu tiên và phổ biến nhất là áp lực từ điểm số, đã làm cho chúng tôi mất ngủ, lo lắng, và cảm thấy mệt mỏi khi đến kì thi. Chúng tôi còn phải đối mặt với căng thẳng và thậm chí là bệnh tâm trạng, gây ra bệnh trầm cảm hoặc thậm chí là rối loạn tâm thần. Hậu quả nghiêm trọng nhất là sự tự tử, một điều mà không ai mong muốn nhưng lại có thể xảy ra. Nhiều bạn đã quyết định chấm dứt cuộc sống của họ chỉ vì không thể đáp ứng kỳ vọng từ gia đình và áp lực xung quanh. Tôi còn nhớ rất rõ về những trường hợp tự tử ở thành phố Hồ Chí Minh gần đây, nó là một lời cảnh tỉnh đối với các bậc phụ huynh đang áp đặt áp lực học tập lên con cái của họ. Tôi mong rằng các bậc phụ huynh có thể hiểu và giúp chúng tôi tự do thực hiện niềm đam mê và ước mơ của mình, để không còn xảy ra những bi kịch đáng tiếc như vậy.

Áp lực học tập đối với học sinh ngày nay đã trở nên phổ biến trên toàn cầu và cả tại Việt Nam. Mặc dù học tập là một phần quan trọng trong việc nâng cao kiến thức cá nhân và là nền tảng của thành công trong tương lai, nhưng không nên ép buộc chúng tôi phải học quá nhiều, gây ra áp lực đến mức có thể gây hại cho sức khỏe và tâm lý của chúng tôi.

Nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ngày nay mẫu 7

Vấn đề học tập của học sinh hiện nay đang là một vấn đề nóng hổi được nhiều người quan tâm. Do đó, đối với nhiều học sinh thì học tập đang là một áp lực khá lớn. Những con điểm số được viết trên trang giấy đã vô tình tạo ra những áp lực không hề nhỏ cho học sinh và buộc các em học sinh phải học tập bằng mọi giá, vì điểm số mà có thể khiến học sinh không còn trung thực nữa và gian lận trong thi cử. Phụ huynh học sinh thường xuyên so sánh số điểm của con mình với số điểm của con người khác. Thầy cô giáo thì đánh giá học sinh dựa theo điểm số, mặc dù mỗi học sinh sẽ có một năng lực giỏi theo cách khác nhau. Áp lực học tập đến từ mọi phía khiến biết bao nhiêu hậu quả nghiệm trọng xảy ra như nhiều bạn học sinh bị stress dẫn đến bệnh trầm cảm, hay thậm chí nặng hơn đó là bệnh tâm thần. Hậu quả của áp lực mà nghiêm trọng nhất cho xã hội, gia đình thầy cô đều phải lo sợ đó là dẫn đến “tự tử”. Bởi những năm gần đây có nhiều bạn học sinh đã tự giải thoát cho mình bằng cách lựa chọn đến một con đường tiêu cực. Gần đây nhất đó là bạn nam sinh lớp 10 tại Hà Nội đã tử vong. Bạn nam sinh ấy đã ra đi ở một độ tuổi còn quá trẻ, khiến nhiều người thương tiếc cho số phận của bạn. Có lẽ rằng đây chính là một lời cảnh tỉnh dành cho phụ huynh, luôn thúc giục em phải học, phải giỏi và phải đạt thật nhiều thành tích. Mong ước lớn nhất dành cho các bậc phụ huynh đó là khi làm điều gì hãy nhìn vào năng lực của chính con em mình, hãy thử một lần đặt bản thân vào vị trí của con em mình để từ đó biết được những niềm đam mê, ước mơ, để từ chúng biết được có sự hạnh phúc thực sự.

Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
56
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm