Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô

Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

1. Dàn ý Nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô

I. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

- Nêu vấn đề: Biết ơn thầy cô giáo là một thái độ, tình cảm trong sáng và cao đẹp.

II. Thân bài:

1. Giải thích

- Biết ơn thầy cô giáo là thái độ sống, tình cảm tốt đẹp, đó là thái độ trân trọng, nhớ ơn công lao dạy dỗ của thầy cô với học sinh.

2. Tại sao lại phải biết ơn thầy cô giáo

- Thầy cô giáo như những người cha, người mẹ thứ 2 của ta. Nếu như cha mẹ có công sinh thành, dưỡng dục thì thầy cô giáo cũng có công dạy dỗ, giáo dục ta, giúp ta trở thành một người hoàn thiện về cả nhân cách lẫn trí tuệ.

- Thầy cô giáo truyền dạy cho ta những kiến thức khoa học phong phú, bổ ích, mang lại cho ta những bài học đạo đức, đạo lí làm người sâu sắc. Công lao to lớn đó là không thể phủ nhận và chối bỏ được.

- Biểu hiện của người có lòng biết ơn thầy cô giáo:

+ Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô

+ Luôn chăm chỉ học tập, nghe lời thầy cô

+ Có thái độ yêu qúy, trân trọng những người thầy cô đã từng dạy mình.

+ Những người biết quý trọng, biết ơn thầy cô giáo sẽ được mọi người xung quanh và thầy cô yêu quý, quý mến lại.

3. Chúng ta phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn với thầy cô giáo?

- Lòng biết ơn với thầy cô giáo không chỉ được thể hiện qua lời nói mà còn được thể hiện qua hành động:

+ Nói lời cảm ơn thầy cô.

+ Tự có ý thức học tập, rèn luyện thật tốt, không để phụ công dạy dỗ của thầy cô.

+ Luôn có thái độ, hành động đúng đắn với thầy cô.

- Để ghi nhớ công ơn giáo dục to lớn của những người thầy, người cô đang công tác trên mọi miền đất nước, cả nước đã chọn ngày 20/11 làm ngày Nhà giáo Việt Nam – ngày để học sinh gửi những lời chúc, những món quà tri ân đến thầy cô.

4. Mở rộng vấn đề

- Phê phán những người vô ơn, có thái độ và hành động không đúng với thầy cô, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh, chửi thầy cô ngay trên bục giảng.

- Bên cạnh đó, phê phán những phụ huynh, học sinh lợi dụng ngày Nhà giáo Việt Nam để biếu xén, đút lót thầy cô nhằm gian lận trong học tập. Quan trọng hơn đó là nhân cách của một bộ phận giáo viên đang dần bị tha hóa, chạy theo đồng tiền, dẫn đến những đổ nát trong giáo dục.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề: Lòng biết ơn thầy cô là truyền thống của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.

- Liên hệ bản thân: Tự nhủ với bản thân sẽ luôn cố gắng trong học tập và rèn luyện đạo đức để không phụ công lao của thầy cô, cha mẹ.

2. Nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô mẫu 1

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lý vô cùng tốt đẹp. Trong truyền thống đạo lý đó, chữ nhân được đặt lên hàng đầu. Một khía cạnh nhân nghĩa là lòng biết ơn. Trong cuộc sống này, chúng ta hằng ngày phải chịu ơn biết bao nhiêu người. Từ bát cơm ta ăn, từ hình hài ta có rồi đến cuộc sống tinh thần từ đâu ta có? Phải chăng là do quả của biết bao con người từ nông dân vất vả một nắng hai sương, từ sự tần tảo hi sinh của cha mẹ và gần ta nhất là sự tần tụy hết lòng của thầy cô.

“Nhất tự vi sư. Bán tự vi sư”, “Không có thầy đố mày làm nên” là những lời khuyên sâu sắc của cha ông nhắc nhở chúng ta ghi nhớ công ơn thầy cô. Thầy cô giáo có vai trò rất to lớn trong sự thành đạt của học sinh. Thầy cô là bậc đàn anh đi trước, là người có trình độ hiểu biết cao, có khả năng sư phạm dạy học cho học sinh những kiến thức cơ bản phong phú, bao điều hay lẽ phải, hướng dẫn cho học sinh từng bước đi lên vững chắc. Đằng sau một học trò giỏi là một người thầy giỏi. Bởi thế, khi đạt được thành công trong cuộc sống, chúng ta phải ghi nhớ công ơn họ.

Vai trò và trách nhiệm của thầy cô rất to lớn. Không chỉ cung cấp kiến thức, thầy cô còn dạy bảo ta nên người toàn diện. Thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai của mỗi con người. Thầy cô đã tốn rất nhiều công sức, những lời truyền đạt và cả tấm lòng của thầy cô dành cho học sinh. Biết ơn thầy cô nghĩa là chân thành ghi nhận công lao ấy.

Có biết ơn thầy cô người học sinh mới thực hiện đúng nhân cách làm người, thực hiện đúng đạo lý muôn đời của dân tộc “Tôn sư trọng đạo”. Chính lòng biết ơn làm tăng thêm vẻ đẹp nhân cách ở con người, mang lại cho ta niềm tin tưởng vào cuộc sống mà phấn đấu tiến lên phái trước.

Chúng ta phải xem đó là bổn phận và trách nhiệm của người học sinh. Đó là bổn phận của kẻ “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Cho nên ngay từ khi bước vào ghề nhà trường, học sinh đã được dạy “Tiên học lễ, hậu học văn”

Dù đó là cái lễ, là gốc, là nền, là yếu tố nhân cách cơ bản của người được rèn dạy từ những bước đi chậm chững đầu đời nhưng mấy ai hiểu được. Ngày nay, điều đáng sợ là lòng tôn kính thầy cô đã có nhiều biểu hiện xấu. Vẫn còn biết bao học sinh quên đi cái lễ ấy. Họ tự hào về vốn kiến thức nhỏ bẻ của mình mà phủ nhận công của thầy cô, hạ thấp vai trò của thầy cô. Nhiều hiện tượng đáng buồn, học trò lại đứng ngang nhiên cãi lại thầy cô, dám làm những điều hạ thấp nhân phẩm của thầy cô như báo chí đã phên phán. Thử hỏi có xã hội, đất nước nào trên thế giới này lại không xem đạo đức lễ giáo là nền tảng giá trị cơ bản.

Chúng ta cần phải ra sức chống lại và loại trừ cái xấu đang phát triển. Chúng ta cần phải tìm hiểu lý do nào dẫn đến hiện tượng ấy? Đó chính là những sách báo, phim ảnh xấu đang len lỏi dần để đầu độc tư tưởng vốn trong sáng của người học sinh để tạo ra khuynh hướng bạo lực đối với thầy cô.

Ngoài việc học ở thầy cô, người học sinh có thể học ở bạn bè, ở những người xung quanh, ở cuộc sống, ở những tiến bộ văn minh trong xã hội. Nhưng chúng ta cũng phải luôn xác định vai trò của thầy cô vẫn là quyết định. Bạn bè, xã hội chỉ đóng vai trò hỗ trợ tiếp sức. Vì thế, chúng ta phải phải luôn quý trọng tấm lòng của thầy cô dành cho học sinh.

Cho dù xã hội có phát triền đến đâu, nền khoa học kỹ thuật có tiến bộ cách mấy thì đạo đức vẫn là cơ sở để phát triển tài năng xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp. Chúng ta phải luôn khẳng định trọng thầy, biết ơn thầy cô là một những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của người học sinh.

Người có tài mà không có đức không những là người vô dụng như Bác Hồ đã nói mà còn có thể gây hại cho xã hội và đất nước. Để sống có lòng biết ơn, biết trân trọng những thành quả lao động của người khác không có gì khác ngoài phải biết sống chân thành, sống vì người khác, hăng say học tập, bồi dưỡng nhân phẩm từng ngày, xây dựng ước mơ, khát vọng cao đẹp, hướng đến tương lai.

Biết ơn thầy cô là một trong việc học lễ. Việc học lễ là việc của một đời người. Đừng nghĩ đơn giản rằng, tôi chỉ trọng thầy, khi thầy dạy bảo tôi nên người. Có thành đạt, tôi mới nhớ ơn thầy.

Chúng ta phải luôn biết kính trọng thầy, biết ơn thầy dạy dỗ: học thật tốt, thành đạt trong cuộc đời là cách thể hiện lòng biết ơn thiết thực nhất. Một lời nói lễ phép, một câu chào, một cái cúi đầu, vâng dạ của người học sinh… đủ làm thầy cô thấy ấm lòng.

Thầy cô là người đưa đò đến bến. Khi trưởng thành và thành đạt, một lúc nào đó hãy nhớ về thầy cô. Đó cũng là một trong những biểu hiện của lòng biết ơn. Bởi thế, cần phê phán những hàng động việc làm đi ngược lại với truyền thống đạo lý của dân tộc ta.

“Muốn sang phải bắc cầu Kiều. Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”. Con đường đến với tri thức là con đường gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy thầy là người chỉ lối, là người đồng hành quan trọng biết bao đối với mỗi chúng ta. Muốn nên người, chúng ta phải có thái độ tôn kính và biết ơn thầy cô giáo của mình.

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô

3. Nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô mẫu 2

Từ xa xưa ông cha ta có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn”. Đó đều là những lời đúc rút kinh nghiệm, là bài học quý báu mà ông cha ta để lại cho con cháu. Thật vậy, lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng. Nó sẽ giúp ta trở thành người có ích hơn trong cuộc sống này.

Lòng biết ơn là ghi nhớ và trân trọng những gì có giá trị mà mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn sẽ đánh giá được nhân cách của mỗi con người, là thước đo giá trị của chúng ta. Biết ơn những người đã giúp đỡ mình, ghi nhận sự giúp đỡ ấy chính là ta đã trân trọng họ. Còn gì hạnh phúc hơn khi được người khác trân trọng mình. Hãy sống có lòng biết ơn để được mọi người yêu quý và kính trọng.

Là một người cháu, người con trong gia đình thì biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ cũng là đạo lí. Tục thờ cúng ông bà, tổ tiên cũng chính là thể hiện lòng biết ơn của con cháu với bậc sinh thành đã có công dưỡng đục chúng ta nên người. Chúng ta phải biết lễ phép với ông bà, cha mẹ. Đó là một nét đẹp văn hóa mà ít dân tộc nào có được.

Hay ngày 22/7 hằng năm những người lính họ đã đã trở thành ngày tưởng nhớ, tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ vì họ đã hi sinh cả tuổi thanh xuân, tuổi trẻ, hay cả tính mạng mình để bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc. Là thế hệ trẻ chúng ta không chỉ học tập mà cũng phải bảo vệ, giữ gìn nền độc lập mà khó khăn mới có được như ngày hôm nay. Chính vì thế mà để thể hiện lòng biết ơn thì mỗi chúng ta có thể đến quét dọn nghĩa trang liệt sĩ, cắt cỏ để nơi đây mãi sạch sẽ. Và truyền thống ấy đã được duy trì và phát huy trong mấy chục năm qua và ngày càng trở nên lớn mạnh.

Và còn cả những người mẹ Việt Nam anh hùng khi họ đã phải hi sinh người chồng, người con của mình để bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc. Những người phụ nữ ấy đã phải chịu đựng rất nhiều khó khăn của cuộc sống, phải trải qua cảm giác sống cô đơn lẻ bóng một mình. Vì thế mà chúng ta phải biết ơn họ bằng cách đến quét dọn nhà cửa, nói chuyện với mẹ để mẹ vơi đi nỗi cô đơn.

Lòng biết ơn của thế hệ học trò với công ơn dưỡng dục của thầy cô:

“Muốn sang thì bắt cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.”

Đó là những lời dạy dỗ mà ông cha ta dành cho chúng ta. Thầy cô là những người đã hi sinh rất nhiều cho học trò của mình, dạy học bằng tất cả tình yêu và nhiệt huyết. Chính vì thế là học sinh ta phải lễ phép, chăm chỉ học hành để không phụ công của các thầy cô dành cho mình.

Lòng biết ơn sẽ giúp con người ta trưởng thành hơn, biết trân trọng những người xung quanh ta và những gì ta đang có. Mỗi người cần có cho mình lòng biết ơn người khác, biết sống vì người.

Cuộc sống ngày nay thì ngày càng trở nên bận rộn, mỗi chúng ta đều dần dần quên đi việc phải biết ơn người khác. Lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống này. “Hãy biết ơn những gì đang có và bạn sẽ nhận được nhiều hơn. Nếu luôn luôn chỉ nhìn thấy những gì mình không có thì bạn sẽ không bao giờ có đủ được”.-Oprah Winfrey. Hay “Hãy để sự biết ơn làm gối để bạn quỳ lên nói lời cầu nguyện hàng đêm. Và hãy để đức tin làm cầu để đưa giúp bạn đi khỏi cái xấu đến với cái tốt”.-Maya Anglou.

Và thế hệ trẻ cần có những hành động không cần phô trương bởi lòng biết ơn xuất phát từ tấm lòng của mỗi con người. Thường xuyên thể hiện lòng biết ơn với những người đã tạo ra thành quả lao động. Trân trọng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mà cha ông ta để lại. Không ngừng bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống ấy trong thời đại mới, phải phấn đấu rèn luyện nhân cách tốt để trở thành người có ích trong xã hội. Chúng ta cần lên án những người không có lòng biết ơn, vô ơn, ăn cháo đá bát… trong xã hội hiện hay. Là một người trẻ hãy sống sao cho có ý nghĩa.

Là một người trẻ trong xã hội đang ngày càng phát triển chúng ta càng cần có trong mình lòng biết ơn. Hãy biết trân trọng những gì chúng ta đang có và biết ơn về điều đấy bởi lòng biết ơn sẽ dạy cho ta có một nhân cách tốt, có cách ứng xử cao đẹp.

4. Nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô mẫu 3

Từ xưa tới nay truyền thống tôn sư trọng đạo đã được lưu truyền qua biết bao thế hệ, đó là một đức tính vô cùng đẹp của dân ta, là cách thể hiện đạo đức của người học sinh với những người thầy, người cô có công ơn dạy dỗ ta nên người, từ đó mà câu nói “Học trò phải biết kính yêu và biết ơn thầy cô”.

Thật vậy, kính yêu và biết ơn thầy cô đã là những đức tính mà người học sinh phải có được, trước tiên là sự kính yêu. Học sinh cần biết kính yêu những người thầy, người cô của mình, những người đã dùng cả cuộc đời để dạy cho ta biết đâu là lẽ phải, người thầy người cô không phải cha mẹ sinh thành ra ta nhưng thầy cô được coi là cha mẹ thứ hai của bất kì người học sinh nào, cha mẹ cho ta cơm ăn áo mặc thì thầy cô mang đến cho ta tri thức, cho ta kinh nghiệm, lẽ sống, những bài học quý giá, cha mẹ dắt ta tập bước đi trên đôi chân nhỏ bé thì thầy cô dắt ta bước đi trên con đường vươn tới thành công trong tương lai. Những con người đó vẫn thầm lặng dạy dỗ, không phân biệt, đào tạo những con người dù giàu sang hay nghèo khó, những người nghịch ngợm phá phách đều từ đó mà nên người. Khi đã học được sự kính yêu thầy cô của mình thì mỗi người cần học cách biết ơn tới những gì mà thầy cô đã làm cho mình, những con người đó cứ thầm lặng với công việc của mình, truyền đạt kiến thức một cách tâm huyết nhất tới những người học trò, người thầy người cô đó cứ miệt mài chèo lái con đò, chở biết bao thế hệ học sinh tới với bến bờ của tri thức mà quên đi bản thân mình, quên đi những mệt mỏi, áp lực để cho thế hệ trẻ trang bị đầy đủ tri thức bước vào cuộc sống.

Kính yêu và biết ơn cần được thể hiện bằng hành động chứ không phải bằng lời nói. Những người thầy người cô tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh của mình sẽ chẳng bao giờ nghĩ tới việc học sinh sẽ phải làm gì để trả ơn, chẳng bao giờ yêu cầu học sinh phải báo đáp công ơn của mình nhưng đối với những người học sinh cần phải nhận thức được công ơn to lớn đó. Hành động biết ơn đó chỉ cần thể hiện qua tình cảm thầy trò, chỉ là những ngày học sinh trở lại mái trường xưa, tới thăm thầy cô vào những ngày lễ biết ơn, chẳng cần vật chất xa hoa bởi vật chất không thể đo được thứ tình cảm thiêng liêng đó. Bông hoa trên tay, nụ cười trên môi, những lời hỏi thăm, những câu chuyện không bao giờ cũ, tất cả những thứ đó tuy giản dị nhưng vô cùng đắt giá, chỉ với bấy nhiêu đó cũng đủ thể hiện tình cảm của những người học sinh đối với thầy cô của mình.

Ngoài ra đối với những bạn học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường có rất nhiều cách thể hiện sự kính yêu và biết ơn đến thầy cô của mình. Đơn giản cho vấn đề đó là tập trung lắng nghe thầy cô giảng bài trong các tiết học, điều đó giúp những người thầy người cô có một tiết dạy hiệu quả chỉ tập trung vào giảng dạy chứ không phải gào thét, nhắc nhở. Cố gắng thi đua học tập lao động thật tốt để không phụ công ơn thầy cô tin tưởng giảng dạy. Người xưa đã có câu “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy” hay “Không thầy đố mày làm nên” qua đó cho thấy được vai trò to lớn mà thầy cô đem và giáo dục thế hệ học sinh cách biết ơn tới thầy cô của mình. Ấy thế mà bên cạnh những học sinh chăm ngoan đó thì còn một đại bộ phận những học sinh cảm thấy chán ghét một số bộ môn mà mình đang học, lười học và đổ lỗi cho việc thầy cô dạy không hiểu, không có hứng thú với những môn xã hội, đặc biệt là còn bỏ học, trốn học vì ham chơi đặc biệt hơn là những học sinh tỏ thái độ vô lễ với chính người thầy người cô của mình khi được nhắc nhở về những lỗi mà mình đã vi phạm, chống đối với những gì thầy cô đưa ra, đây là điều rất đáng buồn cho một số học sinh trong thời điểm hiện nay.

Để xã hội ngày càng phát triển, đất nước đi lên hơn nữa thì vai trò của thầy cô là vô cùng quan trọng, là những người tạo bàn đạp cho những búp măng non vươn cao hơn, vươn xa ra cả thế giới, là người học sinh cần biết kính yêu và biết hơn những người thầy người cô của mình dù sau này có thành đạt tới đâu.

5. Nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô mẫu 4

Biết ơn thầy cô hay còn gọi là truyền thống tôn sư trọng đạo là một trong những đức tính quý báu mà ông cha ta đã lưu truyền hàng ngàn năm qua. Nó cũng được ví như một kim chỉ nam xuyên suốt mấy ngàn năm lịch sử và trở thành một đạo lý để con cháu ngàn đời noi theo. Bởi “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy).

Trong kho tàng đồ sộ của dân tộc có hàng ngàn câu ca dao tục ngữ nói về chủ đề gia đình, tình yêu, … tuy nhiên có lẽ được nhiều người biết đến nhất là cây nói: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. Câu ca dao đề cao và nhấn mạnh vai trò to lớn của những người đã giúp đỡ nâng đỡ ta trong cuộc đời. Nếu như bố mẹ cho ta hình hài thì thầy cô chính là những người cho ta cả bầu trời tri thức. Thật khó có thể chọn được công lao sinh thành hay dưỡng dục là hơn song chỉ có thể nói ngắn gọn rằng đó chính là hai thứ có ý nghĩa quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người.

Truyền thống tôn sư trọng đạo đã tồn tại giữa lòng dân tộc cả ngàn năm qua và nó trở thành một trong những phẩm chất vô cùng quý báu. Bằng cứng có thể kể đến đó là những tấm gương đáng để chúng ta noi theo.

Xưa kia cụ Chu Văn An là một nhà giáo giỏi, danh tiếng của cụ được lưu truyền trong lịch sử dân gian. Cụ về quê mở lớp dạy học và trong số những học trò của cụ có rất nhiều người đã đỗ quan to, làm những chức vụ lớn của triều đình. Một trong số đó có thể kể đến như Phạm Sư Mạnh một trong những học trò thành danh nhất của cụ. Thế nhưng không vì thế mà ông tỏ ra thất thố với người thầy của mình. Mỗi lần có dịp về thăm thầy ông chỉ dám đứng từ ngoài vái chào, lúc vào nhà không bao giờ dám ngồi cùng sập với thầy mà xin phép ngồi xuống dưới. Trả lời lễ phép gọn ghẽ những câu hỏi của thầy.... Đó mới thấy dù con người ta ở vị trí nào trong xã hội thì đạo làm trò cũng không bao giờ bị sai lệch.

Hay trong cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại, người ta tìm thấy cuốn nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc học sinh trường cấp 3 Từ Liêm Hà Nội. Trong những năm tháng khốc liệt mưa bom lửa đạn đấy thế nhưng trong đầu của anh chiến sĩ vẫn không nguôi nhớ đến những lời dạy của thầy Lưu. Hai tháng trước khi hi sinh ở chiến trường Quảng Trị, người chiến sĩ đó viết: “Lòng tin tưởng ở con người cũng chính là một nét riêng rất độc đáo của lòng nhân đạo – Điều này thầy Lưu đã nói rất nhiều lần với mình từ 3 năm trước, từ hơn 2 năm trước – Nhưng đến giờ mình mới hiểu một cách sâu xa và đầy đủ nhất”. Người học trò Nguyễn Văn Thạc hiểu và xác định đúng đắn lẽ sống của đời mình. “Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc dời một tâm hồn chính trực và cao cả – Biết yêu và biết ghét – Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế – Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm”. Những lời dạy của thầy chính là hành trang tư tưởng lớn lao để anh vượt qua những năm tháng đầy đau thương khốc liệt đó.

Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn vẫn được xã hội chúng ta tiếp nối và phát huy. Bằng chứng là cả nước dành một ngày 20/11 là hiến chương nhà giáo. NHằm tôn vinh và ghi nhớ công lao của những thế hệ trồng người vĩ đại của dân tộc.

Bên cạnh những tấm gương học sinh tốt, thì cũng còn đâu đó những cá nhân chưa hoàn thiện. Vẫn còn những hành động tiêu cực như chưa chăm chú học tập, vi phạm ý thức kỉ luật nhà trường, chưa vâng lời thầy cô.... Song nó chỉ như những tiêu cực nhỏ bé mà thôi.

Chúng ta những người đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn còn được uốn nắn dạy bảo dưới bàn tay của các thầy cô hãy thể hiện mình là những người hiếu học, chăm ngoan về đạo đức. Bởi lẽ không có thầy thì đố mày làm nên. Nhớ về cội nguồn biết ơn người đã dìu dắt nâng đỡ mình cũng chính là thước đo của nhân cách con người.

6. Nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô mẫu 5

Ông cha ta có câu ca dao:

"Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"

Trải qua bao thời gian, bài ca dao vẫn vẹn nguyên giá trị nhân văn. Nó nhắc nhở mỗi người chúng ta phải luôn ghi nhớ, biết ơn công ơn dạy dỗ, chỉ bảo của thầy cô giáo. Từ đây, mỗi người cần tiếp tục tiếp nối truyền thống tốt đẹp ấy.

Đầu tiên, lòng biết ơn là sự trân trọng, nâng niu công lao mà người khác đã đem tới cho mình. Như vậy, biết ơn thầy cô chính là việc chúng ta bày tỏ tấm lòng kính trọng, ghi tạc những điều tốt đẹp mà thầy cô mang đến.

Bạn có dám tự tin khẳng định rằng bản thân không cần thầy cô dạy dỗ mà vẫn thành tài hay không? Chắc chắn là có rất ít cá nhân làm được điều này. Ngay từ thơ bé, thầy cô đã dạy ta phải biết hiếu thảo, lễ phép với ông bà, cha mẹ. Lớn lên, thầy cô lại truyền cho ta những kiến thức bổ ích, phục vụ vào đời sống. Mười hai năm học hành trên ghế nhà trường, thầy cô luôn đồng hành, giúp đỡ tất cả các học trò. Không chỉ giảng dạy tri thức bài học, thầy cô còn chỉ bảo về kinh nghiệm sống quý báu. Như vậy, công ơn to lớn của họ là không thể cân đo đong đếm. Họ đã dùng hết nhiệt huyết, tuổi trẻ để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục vĩ đại.

Vì thế, chúng ta - những cô cậu học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường phải luôn biết ơn, quý trọng thầy cô. Để làm được điều đó, mỗi người hãy chăm chỉ, cố gắng học tập, tích lũy thêm nhiều tri thức. Đồng thời, không ngừng vươn lên trong quá trình học tập. Ngoài ra, chúng ta cũng cần ngoan ngoãn, lễ phép và có thái độ cư xử đúng đắn với người thầy, người mẹ thứ hai của mình. Hãy trở thành người con ngoan, trò giỏi để thầy cô vui lòng, bạn nhé!

Thầy cô mãi là người che chở, yêu thương học trò vô điều kiện. Mong rằng, chúng ta sẽ luôn khắc ghi tấm lòng biết ơn đối với họ. Đừng ngần ngại khi thể hiện tình cảm tới những người đã dẫn đường, chỉ lối cho mình trên con đường tri thức nhé!

7. Nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô mẫu 6

Từ xa xưa, ông cha ta đã nhắc nhở con cháu phải biết "Tôn sư trọng đạo". Truyền thống tốt đẹp đó vẫn luôn được giữ gìn và phát huy tới tận hôm nay. Ngày nay, tiếp nối truyền thống quý báu ấy, chúng ta vẫn luôn thể hiện tấm lòng kính trọng tới thầy cô giáo - những người đang ngày ngày chèo lái con thuyền tri thức. Trước hết, biết ơn thầy cô chính là luôn trân trọng công ơn dạy dỗ, chỉ bảo của họ. Chúng ta cần gửi lời cảm ơn sâu sắc đến họ bởi thầy cô là người đã có công dạy dỗ, bảo ban chúng ta nên người. Họ luôn cố gắng truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu của mình cho học sinh. Dù vất vả, gian khó nhưng bằng tình yêu thương sâu sắc với học sinh và lòng nhiệt huyết với nghề, chưa bao giờ thầy cô ngừng quan tâm, chăm sóc và yêu thương chúng ta. Khi chúng ta tỏ lòng thành kính tới thầy cô, họ như được tiếp thêm động lực để tiếp tục công cuộc "trồng người" cao quý. Vì thế, là những học trò đang ngồi dưới mái trường, được thầy cô dìu dắt, thương yêu, chúng ta cần ngoan ngoãn, lễ phép và tích cực rèn luyện trong học tập. Có như vậy, thầy cô mới yên tâm, an lòng.

8. Nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô mẫu 7

Trong xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, việc học trở nên vô cùng quan trọng. Điều này đặt ra tầm quan trọng của việc đến trường, nơi mà các thầy cô giáo truyền đạt kiến thức quý báu và đóng góp lớn vào thành công của chúng ta ngày nay. Sự phát triển và thành công hiện tại của chúng ta đều là kết quả của công lao dạy dỗ, hướng dẫn của những người giáo viên. Do đó, chúng ta nên biết ơn và trân trọng công lao của họ.

Một ví dụ lịch sử điển hình là cụ Chu Văn An, người đã mở lớp dạy học tại quê nhà và đã đào tạo nhiều học trò xuất sắc, đóng góp vào sự phát triển của triều đình. Phạm Sự Mạnh, một trong những học trò nổi tiếng của cụ, vẫn giữ thái độ kính trọng và biết ơn người thầy cũ của mình. Những hành động này thật sự đáng quý và là nguồn cảm hứng cho học sinh hiện đại thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo của mình thông qua các hoạt động như văn nghệ, thi đua giành điểm tốt, và việc thăm hỏi, chúc sức khỏe thầy cô. Biết ơn những người đã dạy dỗ là một nhiệm vụ trọng đại và là một phần quan trọng của truyền thống văn hóa.

Một tục ngữ dân gian đã nói: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng." Nếu không có những người thầy, cô giáo truyền đạt kiến thức quý báu, chúng ta có thể sẽ không đạt được thành công như ngày hôm nay. Việc đối diện với thách thức, kiếm tiền để nuôi sống gia đình và đóng góp cho đất nước là một phần lớn là nhờ vào sự hướng dẫn và dạy dỗ của những người giáo viên. Do đó, mỗi người chúng ta cần phải có lòng biết ơn và trân trọng những người đã giúp đỡ chúng ta trên hành trình phát triển.

Tuy nhiên, đáng tiếc là có những học sinh thiếu ý thức và vô văn hóa, không đánh giá cao công lao của thầy cô. Họ thậm chí mắng chửi khi nhận điểm kém hay hạ hạnh kiểm. Điều này làm giảm giá trị của sự dạy dỗ và gây phiền lòng cho thầy cô. Người học cần nhận ra rằng việc nghe giảng, học tập chăm chỉ là một cách tốt nhất để tỏ lòng biết ơn và đền ơn. Các hoạt động như thăm hỏi, chúc mừng trong các dịp lễ cũng là cách tốt để thể hiện lòng biết ơn đối với những người giáo viên.

Cuối cùng, chúng ta cần nhìn nhận vai trò quan trọng của giáo viên trong xã hội. Họ không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người hướng dẫn, định hình hướng đi cho thế hệ trẻ. Mặc dù tài liệu và sách vở có hay đến đâu, thiếu sự hướng dẫn của người thầy, kiến thức không thể được áp dụng hiệu quả. Chúng ta cần phải nhìn nhận đúng vai trò quan trọng của họ và thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đúng cách.

Tổng hợp lại, lòng biết ơn đối với thầy cô giáo không chỉ là một đức tính đẹp mà còn là trách nhiệm của mỗi con người. Chúng ta cần phải biết ơn và trân trọng những người đã hướng dẫn, dạy dỗ chúng ta, và thể hiện lòng biết ơn này thông qua các hành động và hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Điều này không chỉ là cách tốt nhất để đền ơn mà còn là cách xây dựng một xã hội trân trọng giáo dục và đánh giá cao đối với vai trò quan trọng của giáo viên.

9. Nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô mẫu 8

Câu ca dao truyền thống của ông cha ta vẫn giữ nguyên sức hút và ý nghĩa qua hàng thế kỷ:

"Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"

Qua bao năm tháng, bài ca dao ấy vẫn là nguồn cảm hứng vô tận về nhân văn. Nó nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm lớn lao, không ngừng biết ơn công ơn dạy dỗ và sự chỉ bảo từ những người thầy cô giáo. Với điều đó, mỗi cá nhân cần hiểu rõ nhiệm vụ tiếp tục và bảo tồn những giá trị tốt đẹp từ thời xa xưa.

Ở đầu tiên, lòng biết ơn không chỉ là việc đơn thuần thể hiện sự trân trọng, mà còn là việc nuôi dưỡng tình cảm với những đóng góp quý báu mà người khác đã mang đến cho chúng ta. Biết ơn thầy cô không chỉ là biểu hiện của lòng kính trọng, mà còn là cách chúng ta bày tỏ sự biết ơn về những điều tốt đẹp mà họ mang lại.

Liệu bạn có đủ tự tin để khẳng định rằng mình không cần sự hướng dẫn của thầy cô mà vẫn có thể thành công? Điều này chắc chắn là hiếm có, vì từ khi còn nhỏ, thầy cô đã là người dạy cho chúng ta giá trị của hiếu thảo và lễ phép đối với gia đình và người thân. Lớn lên, họ truyền đạt kiến thức quan trọng, hữu ích cho cuộc sống. Mười hai năm học tập, họ luôn ở bên cạnh, hỗ trợ tận tình. Điều này không chỉ giới hạn trong việc truyền đạt kiến thức, mà còn là chia sẻ về những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống. Vì thế, công ơn của họ là không thể đong đếm được, là sự hi sinh to lớn cho sự nghiệp giáo dục vĩ đại.

Vì vậy, chúng ta - những học trò ngồi trên ghế nhà trường, phải luôn giữ tâm hồn biết ơn và trân trọng thầy cô. Để làm được điều này, chúng ta cần phải chăm chỉ học tập, tích lũy kiến thức. Đồng thời, không ngừng phát triển bản thân qua quá trình học tập. Chúng ta cũng cần phải thể hiện sự ngoan ngoãn, lễ phép và có thái độ đúng đắn đối với người thầy, người mẹ thứ hai của mình. Hãy trở thành những người con ngoan, những học trò xuất sắc để làm thầy cô hạnh phúc và tự hào về chúng ta!

Thầy cô luôn là những người hướng dẫn, yêu thương học trò vô điều kiện. Chúng ta cần phải khắc sâu tình cảm biết ơn đối với họ. Đừng ngần ngại bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn đối với những người đã dẫn dắt chúng ta trên con đường tri thức!

10. Nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô mẫu 9

Tôi nhớ rõ một câu nói mà người nào đó đã chia sẻ: "Khi ta trân trọng và thể hiện lòng biết ơn cuộc sống, cuộc sống sẽ trở nên tươi sáng hơn và mang đến cho ta nhiều phúc lành hơn." Lòng biết ơn không chỉ là một giá trị cá nhân mà còn là một truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam từ thời kỳ xa xưa. Sống với lòng biết ơn không chỉ là một phẩm chất, mà còn là một trách nhiệm của mỗi con người.

Chúng ta thường nhắc nhau về tầm quan trọng của lòng biết ơn trong cuộc sống. Nhưng lòng biết ơn là gì? Đó là sự nhớ và trân trọng những điều chúng ta nhận được từ người khác. Lòng biết ơn là cách thể hiện lòng biết ơn, lòng kính trọng của chúng ta đối với những thành quả mà cha ông để lại, đối với những điều tốt đẹp mà người khác mang đến cho chúng ta. Nó không chỉ là một cử chỉ, mà còn là thước đo giá trị của mỗi con người.

Lòng biết ơn trở thành một truyền thống văn hóa sâu sắc trong ý thức của mỗi người Việt Nam. Trong những câu ca dao, tục ngữ của dân tộc, ông cha ta đã nhắc nhở về lòng biết ơn: "Uống nước nhớ nguồn", "Tôn sư trọng đạo", "Muốn sang thì bắc cầu kiều / Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy",... Lòng biết ơn trở thành một phần tư tưởng sâu sắc và là một chuẩn mực đạo đức của người Việt Nam.

Khi có lòng biết ơn, con người nhớ ghi nhớ và trân trọng những gì người khác mang lại cho mình. Họ giữ gìn và phát huy những giá trị đó trong cuộc sống hàng ngày. Trong xã hội, lòng biết ơn được thể hiện qua những hành động cao đẹp. Thực hành cúng ông bà tổ tiên ở Việt Nam là một ví dụ rõ nét về lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với những người đã có công dưỡng dục chúng ta. Để có cuộc sống tự do và hòa bình như ngày nay, những anh hùng đã hy sinh thân mình. Ngày 27/7 trở thành ngày lễ tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ. Trong cuộc đời, thầy cô đã dạy dỗ những điều hay lẽ phải, để chúng ta có đủ hành trang bước vào đời. Ngày 20/11 là dịp để học sinh và phụ huynh thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những người thầy đã dành tâm huyết giáo dục.

Hãy tưởng tượng một xã hội mà lòng biết ơn không tồn tại, mọi người chỉ theo đuổi những mục tiêu xa hoa mà quên mất giá trị con người. Thiếu lòng biết ơn, con người trở nên ích kỷ, thờ ơ và lạnh lùng với cuộc sống, với nhau. Đó như con rắn độc luồn lách, bào mòn nhân cách con người, biến họ thành những kẻ vô ơn và phản nghĩa.

Lòng biết ơn không chỉ là một đức tính mà còn là nguồn động viên cho nhiều đức tính tốt khác. Hãy sống với lòng biết ơn với những người đã làm nên cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay, vì nếu không có họ, chúng ta có thể sẽ không có cuộc sống này. Lòng biết ơn không chỉ là một trạng thái tâm hồn mà còn là sức sống tích cực trong cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên, đáng tiếc là trong xã hội ngày nay vẫn còn tồn tại những người sống vô ơn, bội bạc, chỉ biết nhận lợi ích mà không biết ơn. Họ sống ích kỷ, chỉ biết nhận lấy mà không đánh giá giá trị của những cống hiến và đóng góp từ người khác. Chính vì vậy, chúng ta càng cần phải tạo lập lòng biết ơn cho bản thân mình. Hãy biết ơn và tôn vinh những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đầu tiên là biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo đã dày công dạy dỗ chúng ta. Hãy nói lời cảm ơn khi nhận được điều tốt từ người khác. Hãy tham gia vào các hoạt động xã hội để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với những người đã đóng góp cho xã hội. Mỗi học sinh trên ghế nhà trường cần phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách để trở thành người hữu ích cho xã hội. Lòng biết ơn không chỉ là một đức tính mà còn là lối sống lành mạnh và tích cực trong cuộc sống của chúng ta. Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đỡ trong cuộc sống hàng ngày.

11. Nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô mẫu 10

Bài ca dao của người xưa, được truyền đến chúng ta qua thế hệ ông cha, là một thông điệp sâu sắc về lòng biết ơn và lòng trung hiếu đối với những người thầy. Đây không chỉ là một điều kiện văn hóa mà còn là hướng dẫn cho con cháu về tầm quan trọng của giáo dục và sự đồng lòng trong việc giữ gìn truyền thống.

Đầu tiên, lòng biết ơn không chỉ là sự nhận ra và lưu giữ những đóng góp của người khác trong cuộc sống của mình. Khi chúng ta được hỗ trợ và dạy dỗ bởi người khác, không chỉ là trách nhiệm của chúng ta làm chủ tâm hồn, mà còn là nghĩa vụ tự ý thức để đáp lại những hảo tâm ấy. Biết ơn thầy cô không chỉ là biểu hiện của tình cảm kính trọng, mà còn là cách thể hiện sự biết ơn về những công lao to lớn mà họ đã dành cho chúng ta.

Những người tôn trọng thầy cô thường là những người có phẩm chất cao và nhân cách đẹp. Việc tôn sư trọng đạo đã được truyền đạt qua nhiều thế kỷ và trở thành nguồn động viên cho những hành động cao quý. Một ví dụ là câu chuyện về vị vua Thiệu Trị, người coi trọng và tôn trọng thầy Nguyễn Đăng Tuân. Thầy cô không chỉ là người truyền đạt kiến thức, mà còn là người hướng dẫn về nhân văn, giáo dục tâm hồn.

Người thầy có vị trí quan trọng trong xã hội, là những người không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn là người yêu thương và quan tâm đến học sinh. Sự hiện diện của họ giúp định hình và định hướng cho thế hệ trẻ. Dù kiến thức có phong phú đến đâu, nhưng nếu thiếu sự hướng dẫn và định hình từ người thầy, thì nó không thể phát huy hết tác dụng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ca ngợi những người thầy giáo tốt nhất là những anh hùng vô danh, vẻ vang nhất là trong tinh thần và lòng hiếu thảo.

Tuy nhiên, thời đại ngày nay lại chứng kiến một số học sinh có thái độ không đúng đắn và thiếu chuẩn mực đối với giáo viên. Họ thậm chí lạc quan đến mức xúc phạm danh dự của thầy cô. Điều này là đáng lên án và cần phải giáo dục lại tâm hồn cho những học sinh như vậy.

Là học sinh, chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn với thầy cô bằng cách học tập chăm chỉ, không ngừng rèn luyện bản thân. Thái độ và hành động của chúng ta cũng cần phải tuân thủ đúng đắn, làm sao để thể hiện sự tôn trọng và lòng biết ơn đối với những người hướng dẫn chúng ta.

Người thầy cô chính là những người đóng vai trò như người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời của chúng ta. Dù họ không phải là người sinh ra ta, nhưng công lao của họ trong việc dạy dỗ và hướng dẫn chúng ta trưởng thành không thể phủ nhận. Hãy truyền đạt lời tri ân sâu sắc và chân thành nhất đến họ, để thầy cô cảm thấy được đánh giá và trân trọng.

Mời bạn đọc cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
16
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn lớp 12

    Xem thêm