Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội về câu nói Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy

Nghị luận xã hội Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về câu nói Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập Ngữ văn 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

I. Dàn ý nghị luận Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy

Dàn ý Nghị luận Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: câu nói Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy.

2. Thân bài

a. Giải thích

Một nghệ sĩ chân chính: là một người hoạt động nghệ thuật, đi lên bằng sức lực, tài năng của mình, tạo ra những tác phẩm chất lượng nhất để cống hiến, làm đẹp cho xã hội.

Nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy: là những người sáng tác, tạo ra các tác phẩm văn chương làm rung động tâm hồn con người, khiến con người phải suy nghĩ về lẽ sống.

Câu nói so sánh người nghệ sĩ với nhà văn nhân đạo để đề cao vai trò của người nghệ sĩ cũng như lời nhắn nhủ người nghệ sĩ hay cống hiến tận tụy nhất cho cuộc đời.

b. Phân tích

Mỗi tác phẩm nghệ thuật của người nghệ sĩ có ảnh hưởng to lớn đối với thị hiếu khán giả nhất là trong thời buổi 4.0 hiện nay, chính vì vậy, người nghệ sĩ cần có ý thức tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất, hướng khán giả đến những điều tốt đẹp.

Một tác phẩm có giá trị sẽ được công chúng đón nhận và tạo được tiếng vang cũng như người nghệ sĩ đó sẽ được mọi người yêu mến và tác phẩm ấy sẽ trường tồn với thời gian.

Nghệ thuật vị nhân sinh, nghệ thuật sinh ra để phục vụ con người, chính vì thế những người khán giả chúng ta cần tiếp thu những tác phẩm nghệ thuật có chọn lọc.

c. Phản đề

Tuy nhiên trong xã hội hiện nay có nhiều tác phẩm nghệ thuật vô giá trị, phản cảm, đi ngược lại với giá trị con người. Lại có những người nghệ sĩ không ngại dùng những chiêu trò để cố gắng nổi tiếng, kiến những đồng tiền không chân chính từ nghệ thuật,… những người này, những tác phẩm này đáng bị xã hội tẩy chay.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Dàn ý nghị luận Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy mẫu 2

a, Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu nhận định.

+ Một trong yếu tố cốt lõi làm nên một người nghệ sĩ chân chính đó chính là tình cảm xuất phát từ chính tấm lòng và cũng theo Sê - khốp, nhà văn lỗi lạc của Nga thì "Một người nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy.".

b, Thân bài:

- Giải thích:

+ Nghệ sĩ chân chính: Là những người tạo ra nhiều tác phẩm với một mục đích tốt đẹp, không vì bất cứ vụ lợi cá nhân nào hết. Các tác phẩm đều xuất phát từ lòng thương người, yêu thương, quý trọng vạn vật xung quanh. Ngòi bút đều hướng về con người, đặc biệt là những người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột và phê phán những kẻ xấu xa, ích kỉ.

+ Nhà nhân đạo: Là những người hướng đến cái tốt, cái đẹp, luôn làm việc thiện, điều lành. lan tỏa lòng nhân ái, lòng thương người đến mọi ngõ ngách, con đường.

=> Để trở thành một người nghệ sĩ đã khó, nghệ sĩ chân chính còn khó khăn hơn rất nhiều lần vì nó không chỉ đòi hỏi kĩ năng điêu luyện, có nhiều kinh nghiệm, kiến thức mà còn nằm ở tâm hồn, nhân cách. Một tác phẩm hay không chỉ nhờ vào nắm rõ các quy luật của văn học, biết cách triển khai ý hay dùng từ mà cốt nằm ở tình cảm vào mỗi tác phẩm. Hơn nữa, theo Sê - Khốp, tình cảm này phải là thứ căn bản, xuất phát từ trong tâm mỗi người chứ không phải thứ tình cảm nông cạn, vụ lợi vì lợi ích của bản thân.

=> Đề cao tình cảm nhân đạo sâu sắc của mỗi nghệ sĩ.

- Bình luận, chứng minh:

+ Mỗi tác phẩm văn học đều có giá trị riêng của nó nhưng đều hướng tới những điều tích cực, hơn nữa, đó còn là kể lại mảnh đời vất vả của chính mình, mang đến tình thương yêu, xoa dịu nỗi đau mất mát.

+ Tất cả đều hiện lên sự nhân đạo, chia sẻ mất mát với những người khổ cực trong cuộc sống.

+ Như tác phẩm văn học, tắt đèn phản ánh cuộc sống chịu đầy áp bức, sống là phận nghèo hèn và cái nhìn về bộ máy thống trị đã mục nát, không chăm lo cho đời sống nhân dân. Qua đó, còn cho thấy hình ảnh người phụ nữ dịu dàng, luôn chăm lo cho chồng con và sẵn sàng vùng dậy đấu tranh bảo vệ chính gia đình nhỏ ấy. Qua cái nhìn và ngòi bút tài tình mà tác giả đã làm sống lại bức tranh ngày xưa cùng tấm lòng yêu thương người khổ cực, đáng lên án những kẻ cậy chức bắt nạt dân thường.

+ Hay là tức nước vỡ bờ đã lên án ông quan hộ đê ngồi ở đình cao vững chãi chơi bài, ăn nhiều thứ của ngon vật lạ, thoải mái hưởng thụ cuộc sống xa hoa giữa vô vàn kẻ hầu, người hạ mặc kệ dân chúng đang hộ đê, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột.

+ Mỗi tác phẩm đều là một bông hoa quý góp phần vào tinh túy của nền văn học.

- Đánh giá:

+ Ý kiến của Sê - khốp là hoàn toàn đúng.

+ Mỗi tác phẩm văn học hầu hết đều lấy từ cuộc sống đời thường, bắt nguồn từ lòng yêu thương vạn vật, hiểu và cảm thông với mọi thứ xung quanh. Đó là yếu tố cốt lõi làm nên giá trị của mỗi tác phẩm.

c, Kết bài:

- Khái quát vấn đề cần nghị luận, cảm nghĩ của bản thân.

II. Văn mẫu Nghị luận Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy

Nghị luận Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy mẫu 1

Từ bao đời này văn học xuất hiện đã đem đến sứ mệnh cao cả là nâng đỡ, xoa dịu những nỗi đau của con người trong cuộc sống còn bề bộn, nhọc nhằn những lo âu. Làm sao ta có thể không thổn thức trước những câu thơ Kiều cháy bỏng nỗi xót thương của Nguyễn Du về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội cũ:

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

hay ta không khỏi nghẹn ngào xúc động trước nhưng vần thơ cá tính, sắc sảo của Hồ Xuân Hương:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non

Chén rượu hương sưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”.

Những vần thơ ấy là tiếng nói đanh thép của nữ sĩ họ Hồ tố cáo lên án xã hội chà đạp lên số phận của những người phụ nữ đương thời. Trong văn học Nga ta được gặp một Puskin say đắm, nhẹ nhàng với những vần thơ tình yêu chinh phục trái tim độc giả: “Cầu cho được người tình như tôi đã yêu em”. Có lẽ từ bao đời nay văn học đã thực hiện được thiên chức, sứ mệnh của nó là nâng đỡ, cứu rỗi thế giới. Chính vì thế mà Sêkhốp đã từng phát biểu: “Một nhà nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”

Nhân đạo là yêu thương, đồng cảm xót thương với những nỗi đau của con người. Đó có thể là nỗi đau xé ruột của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa phải chịu những tủi nhục, khốn cùng đã được đề cập trong ca dao: “Thân em như tấm lụa đào phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”, người nghệ sĩ đã tinh tế khi phát hiện ra sự cay đắng cùng với niềm hi vọng mong manh về số phận bất thường của người con gái khát khao được tự do, được phá vỡ những lề lối phong kiến xưa. Tinh tế hơn là nỗi nhớ da diết thẳm sâu của cô gái về một tình yêu được ấp ủ trong lòng:

Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai khăn vắt lên ai

Khăn thương nhớ ai khăn chùi nước mắt”

Mượn hình ảnh chiếc khăn là vật dụng quen thộc đối với cô gái nhà thơ đã diễn tả rất đắt nỗi nhớ nhung của cô gái đối với người yêu ở phương xa. Nhà văn phải là người tìm kiếm và phát hiện ra những vẻ đẹp tiềm tàng ở những vật tầm thường. Ta có thể không xúc động sao được trước hình ảnh chờ đợi mòn mỏi của Liên và An trong tác phẩm Hai đứa trẻ, những cô bé cậu bé ấy luôn khát khao chờ đợi một cái gì lóe sáng trong cuộc đời của mình, họ đặt hi vọng vào chuyến tàu đêm- một hình ảnh cuối cùng trong ngày, chuyến tàu ấy đem đến một thế giới khác hẳn cái thế giới mà hai chị em đang sống, khác xa với cái xã hội người với chị Tí, bà Thi điên đang tồn tại. Chuyến tàu ấy dường như là thế giới rực sáng xua tan đi bóng đêm u tối để thắp lên hi vọng cho hai chị em Liên, An. Nhà văn của Tự lực văn đoàn đã phát hiện ra vẻ đẹp sâu kín ấy trên một vũ trụ già- ở phố huyện vắng vẻ, cô quạnh. “Nhà văn phải là người cho máu” nói như vậy để khẳng định rằng nhà văn phải là người đi sâu, khai thác những biến động tế vi của tâm hồn, phải khơi dậy cho được khát vọng sống mãnh liệt của con người đó là khát vọng tự khẳng định mình tự xoa dịu những nỗi đau của chính bản thân mình. Trở về với dòng văn học trung đại làm sao ta có thể quên được hình ảnh nàng chinh phụ mòn mỏi chờ chồng trong những năm tháng cô lẻ:

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

Ngồi rèm xưa rủ thác đòi phen

Ngoài rèm thước chẳng mất tin

Trong rèm dường đã có đèn biết chăng”

Người con gái ấy đã sống những tháng ngày mòn mỏi đợi tin chồng trong chiến trận. Thơ ca chỉ có giá trị khi được cất lên từ trái tim rung cảm với cuộc sống mỗi ngày của người nghệ sĩ bởi “Thơ là tiếng lòng”, bởi “thơ chỉ trào ra khi trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy”, làm sao ta có thể quên hình ảnh Lorca – Gaxia với cây đàn tây ban cầm trên yên ngựa mỏi mòn đã không nguôi khát khao xây dựng một nền thơ ca cách tân của dân tộc, chàng trai ấy đã chịu biết bao khổ cực, đắng cay luôn phải đối mặt với cái chết để có thể thực hiện được hoài bão, ước mơ của mình. Âm thanh tiếng đan lila-lila cứ vang vọng mãi trong tâm trí của độc giả khi bài thơ kết thúc khẳng định vị trí bất tử của người nghệ sĩ dám hi sinh bản thân mình để cách tân một nền văn học đã già cỗi, khô cằn. Phải đam mê mãnh liệt với nghệ thuật, lo lắng cho nền văn học nước nhà thì nhà thơ mới có thể có những vần thơ nóng bỏng đến như vậy. Con mắt tinh đời của Thanh Thảo đã nhìn trúng nỗi khát khao được cống hiến vì nghệ thuật của Lorca. Một nhà nghệ sĩ chân chính phải thấu hiểu được lẽ đời, thấu hiểu được tâm trạng của con người nắm bắt những rung động thẩm mĩ của con người với cuộc đời, với vạn vật. Làm sao ta có thể quên được hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa ẩn mờ trong sương sớm nhưng đầy bụi bặm cuộc đời mà Nguyễn Minh Châu đã sáng tạo nên, đằng sau vẻ đẹp của chiếc thuyền ấy là hình ảnh người phụ nữ khốn cùng lo lắng cho gia đình – người đàn bà ấy chấp nhận những trận đòn của người chồng chỉ vì những đứa con, chị đâu biết rằng sự nhẫn nhục ở chị gợi cho người đọc niềm xót thương khôn nguôi. Tác phẩm là lời tuyên bố về nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu nghệ thuật không nên tách rời cuộc sống mà nó phải gắn chặt với cuộc đời, khơi gợi trong người đọc một cái nhìn sâu sắc, tinh tế. Hơn thế nữa nếu Nguyễn Minh Châu không đi sâu khám phá hiện thực thì làm sao người đọc có thể nhìn kĩ một cách rõ nét những biến động trong đời sống con người. Làm sao người ta có thể cảm thông và thấu hiểu cho một người đàn bà nhẫn nhịn vì chồng, con hay oán giận người chồng vũ phu không yêu thương người vợ của mình. Nam Cao từng nói: Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối nghệ thuật chỉ có thể là tiếng that đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. Bởi thế trong những sáng tạo của mình, Nam Cao đã khai thác sâu nội tâm của từng nhân vật, ngòi bút của tác giả như một con dao phẫu thuật lách sâu vào từng ngõ ngách của tâm tư nhân vật: Một lão Hạc vì quá thương con mà phải bán chó, phải nhịn văn để chờ con về, đằng sau sự nhẫn nhịn tủi cực ấy là tình yêu bao la tha thiết của người cha không nỡ để con mình phải chịu thiệt thòi. Và khi đọc nhưng trang văn viết về Chí Phèo, người đọc sửng sốt như phát hiện ra đây mới thực sự là cuộc đời bần cùng nhất, đói khổ nhất của người nông dân trước cách mạng tháng tám, họ không chỉ mất đất, mất ruộng, mất nhà của mà còn bị hủy hoại cả nhân hình lẫn nhân tính, đằng sau những vết cắt chằng chịt kia của Chí Phèo là khao khát được yêu thương được chăm sóc, Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn nhưng thị là người duy nhất tách ra khỏi làng Vũ Đại để đến bên Chí Phèo, chăm sóc Chí Phèo. Nhân loại cần một lòng tốt bình thường và ở Thị Nở đã mang lòng tốt ấy đến cho Chí Phèo, khơi dậy thẳm sâu trong tâm hồn Chí Phèo khao khát có được một tổ ấm, khao khát được công nhận, khao khát được yêu thương. Nam Cao đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh của một nhà văn khi ông dấn thân vào việc tìm hiểu, khám phá những điều chưa ai thấy, những điều bình dị thậm chí tầm thường. Nam Cao xứng đáng là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy. Nhà văn là người luôn mở hồn mình ra để đón lấy những vang động của đời, ta không khỏi say mê những vần thơ thép của chủ tịch Hồ Chí Minh khi viết về những điều chân thực trong nhà ngục ở Quảng Đông Trung Quốc, những vần thơ ấy sáng chói một niềm tin mãnh liệt, khát khao cháy bỏng về độc lập, tự do cho dân tộc, đôi mắt sắc sảo và trí tuệ tinh anh ấy đã nhìn thấy những cảnh tượng không thể nào chấp nhận được:

“Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc

Giải người cảnh trưởng kiếm ăn quanh

Chong đèn huyện trưởng bàn công việc

Trời đất Lai Tân vẫn Thái Bình”

Trong nhà lao cùng cực và nhiều gian khổ tủi nhục ấy, Bác vẫn tỏa sáng một niềm tin bất diệt về ngày nước nhà được độc lập tự do, dân tộc được giải phóng, trái tim của người luôn hướng về đất nước, hướng về dân tộc:

“Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

Vần thơ của Bác vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”

Chất thép hòa quyện với chất trữ tình trong thơ đã khiến cho thơ ca của Hồ Chí Minh vang vọng mãi trong lòng người đọc, những vần thơ ấy được đúc kết từ hiện thực đau khổ còn nhiều bất công, nhiều tủi nhục. Tập thơ Nhật ký trong tù xứng đáng là viên ngọc quý trên thi đàn, tập thơ ấy đã khẳng định tài năng, nhân cách cao đẹp hiếm có của một người chiến sĩ cách mạng, một nhà thơ- một thi nhân. Điều còn lại của nhà văn chính là giọng nói riêng của mình, nhưng giọng nói ấy phải tạo được ấn tượng, sự đồng điệu trong tâm hồn của bạn đọc, nhà văn phải thấu hiểu cuộc đời, thấu hiểu tâm tư của con người, nắm bắt được những bí mật của con người để có thể dâng cho đời những trang văn đầy ám ảnh. Nói cách khác nhà văn phải tạo được dấu ấn trong lòng độc giả qua giọng điệu, qua ngôn ngữ muốn vậy mỗi nhà văn phảI không ngừng trau dồi học hỏi kinh nghiệm sống và viết, và phải là nhà nhân đạo, yêu thương con người, sẻ chia cho con người những vui buồn trong cuộc sống. Đọc thơ Xuân Diệu người đọc không bao giờ quên được cảm hứng sống dạt dào như lời thúc giục, kêu gọi con người phải yêu cuộc sống phải yêu đời để có thể sống từng giờ từng phút chất lượng, bởi có yêu mến cuộc đời thì con người mới tận hiến hết khả năng và trí lực của mình cho đời và cho người, những lời thơ thúc giục như vang vọng bên tai chúng ta:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại cho hương đừng bay đi

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.

Ước muốn được tắt nắng buộc gió của tác giả thể hiện lòng yêu đời yêu người tha thiết mãnh liệt thơ Xuân Diệu thấm đẫm nguồn sống dạt dào là bình chứa muôn hương của cuộc đời, lúc nào cũng nồng nàn, tha thiết, nguồn sống ấy tưởng như chưa bao giờ vơi cạn để khỏa lấp tình yêu thiên nhiên yêu cuộc đời của thi nhân. Đọc thơ Xuân Diệu người đọc như được tiếp thêm nguồn sức mạnh, nguồn sống dạt dào chưa từng có để có thể bước qua những khó khăn những chông gai của cuộc sống, thật kì diệu biết bao, nhà thơ ấy đã làm được điều mà không phải người nghệ sĩ nào có thể là được, xây dựng được. Thi nhân đã góp một tiếng nói chân thực, say sưa của mình vào cuộc đời để khơi dậy nguồn sống nồng nàn, mãnh liệt của con người, cho đến bây giờ khi đọc lại những vần thơ của ông người ta không khỏi ngạc nhiên, bỡ ngỡ vì những vần thơ Tây quá, dào dạt quá, ngồn ngộn tình yêu cuộc đời. Và biết đến bao giờ chúng ta mới có thể gặp lại được một nhà thơ, một hồn thơ như thế trong văn học.

Doxtoi epxki đã từng nói “Cái đẹp cứu rỗi thế giới”, thật vậy văn học đã đến với cuộc đời này để nâng niu, nâng đỡ giá trị con người khiến con người sống thiện hơn lành hơn, đồng cảm và gần gũi nhau hơn, tôi cứ tưởng tượng rằng nếu như một ngày kia văn học bị phá hủy, bị đập vỡ thì con người sẽ sống như thế nào, đối xử với nhau ra sao. Và nhà văn những nhà nhân đạo sẽ phải đối mặt với hiện thực này như thế nào. Một nhà văn muốn tạo nên sự bất tử cho tác phảm của mình thì bản thân nhà văn ấy phải là nhà nhân đạo, bản thân tác phẩm văn học ấy phải là tiếng kêu đứt ruột, xé lòng của con người với cuộc đời. Shê khốp đã đúng khi nhân định rằng: “Một nhà nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo trong cốt tủy”.

Nghị luận Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy mẫu 2

Văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải sao chép hiện thực một cách y nguyên, thời hợt, nhà văn không để nguyên xi các sự kiện con người vào trong tác phẩm một cách thụ động, đơn giản. Một tác phẩm văn học được coi là nghệ thuật phải là kết quả của quá trình mài giũa, sáng tạo và trong đó phải ẩn chứa được cái tâm, tình cảm của nhà văn. Cũng như vậy một người nghệ sĩ chân chính không phải chỉ là người có tài văn học, mà còn là người có tấm lòng bao dung, độ lượng, luôn mở lòng với người khác. Vì thế mà sê-khốp đã đưa ra nhận định riêng của mìn: “một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy”.

Là một trong những nhà văn đại diện vĩ đại của chủ nghĩa hiện thực, phê phán văn học Nga, sê-khốp hiểu rõ hơn những yêu cầu khắt khe của nghệ thuật cũng như người nghệ sĩ. Ông cho rằng “người nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”.

Người nghệ sĩ chân chính là người ý thức được thiên chức của mình trong quá trình sáng tạo, là nâng đỡ cái phần tốt đẹp để trong đời có nhiều công bằng và yêu thương hơn. Mỗi tác phẩm mà họ sáng tác luôn hướng về con người, hướng về một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc. Sê-khốp coi tinh thần nhân đạo là phẩm chất bắt buộc đối với người thi sĩ, đó là tiêu chuẩn, là điều kiện để đánh giá mức độ chân chính của nhà văn, hay nói theo cách khác nếu không có nhân đạo thì không thể trở thành nhà văn chân chính.

Mặt khác sê-khốp còn đòi hỏi tình cảm nhân đạo ở người nghệ sĩ phải là thứ căn bản, có chiều sâu từ trong cốt tủy, chứ không chỉ đơn thuần là thứ tình cảm nông cạn, mơ hồ, hởi hợt. Tình cảm nhân đạo trở thành phẩm chất không thể thiếu của một người nghệ sĩ, cả đời cống hiến cho văn học. Đó chính là cái tâm của người nghệ sĩ, cũng giống như đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã từng thốt lên rằng: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

Một người nghệ sĩ chỉ có tài năng mà không có tâm cũng không thể nào viết lên được những tác phẩm đi vào lòng người, nếu chỉ có “tâm” mà không có “tài”, thì cũng khó viết nên được tác phẩm hay. Vì vậy mỗi người nghệ sĩ chân chính phải giữ trong mình sự hài hòa, giữa tâm và tài để dâng hiến nhiều hơn những tác phẩm có giá trị cho nền văn học.

Ý kiến của sê-khốp hoàn toàn đúng đắn, một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải thể hiện được cái tâm của người nghệ sĩ, phải ẩn chứa được tinh thần nhân văn sâu sắc, cao cả, chứa đựng niềm vui cũng như những khổ đau của con người, và tác phẩm ấy sẽ ý nghĩa hơn khi nó viết ra để phục vụ đời sống con người, giúp con người thấu hiểu nhau hơn. Mục đích của người viết văn là giữ cho nền văn minh không tự hủy diệt.

Văn chương không phải hơi thở của xã hội đường thời, không dám nói lên nỗi đau và sợ hãi của xã hội đó, không cảnh báo kịp thời những mối nguy hại đe dọa đạo đức và xã hội – thứ văn chương đó không xứng đáng với cái tên của văn chương; nó chỉ có cái mã ngoài. Thứ văn chương đó đánh mất lòng tin của nhân dân, và những tác phẩm của nó được phát hành bị dùng như giấy lộn thay vì được đọc.

Theo như M. gorki, “văn học là nhân học”. Văn học đó chính là giáo dục, là cứu vứt con người. Thực tế, không có sức mạnh giáo dục nào bằng chính tình cảm của con người. Do vậy mọi thứ đều phải xuất phát từ tình cảm, nhờ có cái tâm, tình cảm cao đẹp giữa người với người cũng như sự đồng cảm về số phận mà Nguyễn Du đã viết rất thành công trong tác phẩm “Truyện Kiều” bất hủ, từng lời thơ như chất chưa bao tình yêu thương, xót xa, cay đắng đối với người phụ nữ, thấm đượm vào lòng người. Đó cũng chính là mong đợi của độc giả, độc giả luôn mong đợi những trang viết chứa đựng lòng yêu thương chân thành của nhà văn, vì chỉ những trang viết như vậy mới có sức mạnh vững bền với thời gian.

Thi ca là thứ nghệ thuật chung của tâm hồn đã trở nên tự do và không bị bó buộc vào nhận thức giác quan về vật chất bên ngoài; thay vì thế, nó diễn ra riêng tư trong không gian bên trong và thời gian bên trong của tư tưởng và cảm xúc.Ý kiến của sê-khốp không có ý nghĩa là phủ nhận, những tác phẩm của người nghệ sĩ khác mà chỉ muốn nhấn mạnh và đề cao tinh thần nhân đạo là một yếu tố không thể thiếu của người nghệ sĩ.

Vậy tại sao “tâm”, tinh thần nhân đạo được xem là gốc của văn thơ, là nền tảng của sáng tạo, và một người có tình thương yêu đồng cảm sẽ như thế nào. Tinh thần nhân đạo giúp con người đồng cảm được với số phận của người khác, chia sẻ được những nỗi buồn, vui, được, mất, thành công cũng như thất bại của người khác.

Bên cạnh đó văn học cũng giúp ta sống sâu sắc hơn, sống đến tận đáy những điều mà người khác chỉ diễn ra thời hợt, thoáng chốc cũng giúp mở rộng giới hạn sống cho con người. Nhà văn Nam Cao đã từng viết “sống đã rồi hãy viết”, phải trải nghiệm cuộc sống, nếm trải mùi đời mới thấu hiểu được nỗi khổ của người khác.

Như Nguyễn Du cả cuộc đời bươn trải cuộc sống, cuộc sống lênh đênh, vất vả nên ông mới thấu hiểu được tâm trạng cảnh ngộ, của dân đen để viết lên tác phẩm “Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh”, viết về mười loại người trong xã hội xưa. Có lẽ vì thế ông được mệnh danh là đại thi hào dân tộc, được mọi người tôn kính yêu mến. Mộng liên đường, đã nhận xét Nguyễn Du rằng “lời văn tả hình như có máu chảy ở đầu nhuận bút nước mắt thấm trên từng tờ giấy khiến ai đọc đến cũng thấm thía ngọt bùi”. Nguyễn Du xứng đáng là đại diện cho những nghệ sĩ chân chính, bởi trong ông luôn ẩn chứa một tình cảm sâu sắc với các tâm luôn rộng mở với người khác.

Nhà văn Nam Cao đã từng viết: “Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Nhà tiểu thuyết vĩ đại Banlzac cũng từng nói: “Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại”. như thế có nghĩa là tình yêu thương con người chính là giá trị cốt lõi để làm nên một người nghệ sĩ chân chính, đó nhất định phải là tình cảm chân thành. “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy” là hoàn toàn đúng đắn, đáng học hỏi và mỗi con người chúng ta hãy đặt cái tâm lên hàng đầu để sống trong tình yêu thương, hòa đồng giữa con người với con người.

Nghị luận Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy mẫu 3

Điều gì tạo nên tố chất đặc thù của một người nghệ sĩ chân chính, để giúp phân biệt người nghệ sĩ với những người không phải là nghệ sĩ? Câu hỏi này đặt ra với chúng ta và với ngay cả nhu cầu tự suy thức của giới nghệ sĩ. Đã có nhiều cách hình dung, nhận diện, định nghĩa. Sê-khốp, văn hóa lỗi lạc của nước Nga, thì khẳng định một cách đinh ninh rằng: Một nghệ sĩ chân chính phải một một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ.

Đó là bản chất của người nghệ sĩ? Là một công thức bất di bất dịch, hay một bổn phận thiêng liêng?… Dù sao đi nữa, câu nói cũng đã đề cập vấn đề cốt lõi nhất của một người nghệ sĩ chân chính.

Có lẽ cần bắt đầu từ quy luật lớn của nghệ sĩ nói chung và văn học nói riêng. Mác, nhà triết học duy vật biện chứng thiên tài đã đề cập đến quy luật của cái đẹp, đồng chí Lê Duẩn thì nói cụ thể hơn: … Nói nghệ thuật là nói quy luật riêng của tình cảm. Vậy là, tình cảm chứ không phải yếu tốt nào khác, chính là ngọn nguồn sâu xa nhất của cái đẹp, là nguồn sống của cái đẹp. Không có tình cảm thì không thể có cái đẹp chân chính. Là người sáng tạo ra cái đẹp, là nguồn sống của cái đẹp, là người sáng tạo ra cái đẹp nghệ thuật cho con người và cuộc đời, người nghệ sĩ không thể thiếu được một trái tim mãnh liệt, phong phú và sâu sắc. Trái tim ấy phải nhạy cảm hơn đời, phải có những cung bậc khác đời, phải dồi dào giàu tim ấy phải nhạy cảm hơn đời, phải có những cung bậc khác đời, phải dồi dào giàu có hơn những người bình thường. Không có một trái tim như thế, đứng nói gì đến sáng tạo nghệ thuật. Có lẽ nhìn thấu vấn đề này mà, trong lĩnh vực thơ chẳng hạn, người ta đều thấy vai trò quyết định của tình cảm. Lê Quý Đôn nói: Thơ khởi phát từ trong lòng người. Có nghĩa là tình cảm quyết định đến sự sinh thành của thơ. Ngô Thì Nhậm thì nhấn mạnh: Hãy xúc động hồn thơ cho ngòi bút có thần. Nghĩa là tình cảm quyết định đến chất lượng của thơ. Rõ ràng tình cảm là yếu tố quyết định đến sự sinh thành, giá trị và tầm cỡ của nghệ thuật.

Tất nhiên, trong văn chương nghệ thuật, nói tình cảm trước hết là nói lòng thương yêu, tình nhân dạo. Một nghệ sĩ chân chính nhất thiết phải là một nhà nhân đạo. Sê-khốp coi nhân đạo là gốc rễ, nền tảng của tâm hồn nghệ sĩ. Người nghệ sĩ chân chính cần phải trau dồi cái gốc ấy, và nghệ thuật của anh phải là sự lên tiếng, sự thăng hoa của cái nền tảng nhân đạo ấy.

Theo cách nói của mình, Sê-khốp chia ra trong mỗi nhà văn có hai con người: con người nghệ sĩ và con người nhân đạo. Ông đặt nhà nhân đạo cao hơn nhà nghệ sĩ. Cùng một cách hình dung như thế, Nguyễn Du thi hào của dân tộc ta, lại phân tách thành chữ Tâm và chữ Tài. Con người ta nói chung, nghệ sĩ nói riêng đều coi trọng cái Tâm, lấy Tâm làm gốc:

Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ TàiTrau dồi cái Tâm là trau dồi cái gốc của văn chương nghệ thuật. Không cùng thời đại, nhưng dường như các nhà tư tưởng lớn đều gặp nhau ở những chân lý lớn.

Vế đề đặt ra là tại sao Tâm lại được xem là gốc của văn, lòng nhân đạo lại là nền tảng của sáng tạo? Một người có tình thương mở rộng giới hạn sống cho con người. Nó giúp con người có thể đồng cảm được với những nông nỗi của người khác, chia sẻ được những buồn – vui, sướng – khổ, được – mất, thành – bại… với người khác. Tình thương cho phép người ta được sông nhiều nỗi niềm, nhiều cảnh ngộ, nhiều cuộc đời. Tình thương cho phép người ta sống sâu sắc, sống đến tận đáy những điều mà ở người khác chỉ diễn ra hời hợt thoáng chốc. Vì thế nhà nghệ sĩ có thể hoá thân thành người trong cuộc kể cả những tiếng nói sâu kín nhất. Cho nên, có người đã coi nghệ sĩ là người có thể coi chuyện của người khác thành chuyện của mình. Thiếu điều này làm sao Nguyễn Du có thể viết được Văn tế thập loại chúng sinh khiến ai cũng phải se lòng, làm sao viết được Độc Tiểu Thanh ký cảm thông với một người phụ nữ tài sắc ở một xứ sở xa xôi lại sống cách mình tới ba thế kỉ. Làm sao có thể viết được Truyện Kiều với những bi kịch không phải của chính mình, những nông nổi không phải của chính mình, vậy mà đọc lên có thể làm cảm động được cả trời đất – (Tố Hữu viết Tiếng thơ ai động đất trời).

Vậy là nhờ có trái tim nhân đạo mà nhà nghệ sĩ có thể sống nhiều cuộc đời. Nhờ có trái tim nhân đạo mà nhà nghệ sĩ thấy được thực chất văn là đời – văn chương là tiếng đời! Những điều đó đòi hỏi mọi nghệ sĩ trước khi làm nghệ thuật hãy sống như một con người, hãy nói như Nam Cao: Sống đã rồi hãy Viết! Muốn viết cho nhân đạo trước hết phải sống cho nhân đạo. Có như thế văn chương của anh mới có sức sống, mới có sự đảm bảo. Một nhà nghệ sĩ chân chính đều phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ, dường như đó là đòi hỏi cao nhất, nhưng cũng là danh hiệu cao quý nhất dành cho một nghệ sĩ.

Nhưng có lẽ cũng cần phải nói thêm rằng nếu chỉ có một cái Tâm đơn thuần cũng khó có thể có nghệ thuật. Cái Tâm đành rằng là gốc, nhà nhân đạo đánh rằng là nền tảng, nhưng nếu thiếu cái Tài, thiếu một nhà nghệ sĩ thứ thiệt thì cái Tâm cũng không thể thăng hoa, kết kinh thành văn chương nghệ thuật được. Tài và Tâm phải cân xứng hài hoà mới có thể sinh thành cái đẹp. Một người nghệ sĩ chân chính phải cố được trong minh một sự hài hoà như thế.

Trở lại với ý kiến của Sê-khốp, ta thấy tư tưởng của văn hào là chừng mực và đúng đắn. Nhà văn xác định phần cốt tuỷ cửa một nghệ sĩ chân chính phải là nhân đạo mà không hề xem nhẹ nhà nghệ sĩ. Nối thế cũng cố nghĩa là ông coi cốt lõi của tiếng nói nghệ thật là tiếng nối nhân đạo, chứ không coi thường giá trị nghệ thuật, có nhìn nhận như thế chúng ta mới hiểu đúng tư tưởng thực của Sê-khốp, và như thế mới tiếp cận được chân lí của nghệ thuật – một lĩnh vực vốn hết sức phức tạp và bị gây nhiễu bôi nhiều thiên kiến.

Nghị luận Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy mẫu 4

' Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy'' - Cái này không phải tự nhiên mà có, con người chúng ta tiến hóa từ loại vượn cổ họ bắt đầu cầm đá, cây để mưu sinh cho cuộc sống. Con người đứng đầu trong chuỗi động vật họ rất thông minh và họ biết buồn vui, biết khó đau. Họ biết quan tâm và biết tự trọng. Một người có lẽ ko sống được nếu mất đi danh dự. Có những người vô cùng liêm sĩ nhưng có những người họ sống là vì mọi người họ không hám ăn hám lợi, họ không đua đòi. Chẳng hạn như lão hạc ông mặc dù đã đến bước đường cùng , bị đẩy vào con đừng bần cùng nhưng tấm lòng nhân ái rộng lượng của ông là không mất, vả lại có thể là giàu lòng nhân ái. Dù có chết ông cũng phải hành hạ bản thân mình để hiểu thấu cảm giác mà Cậu Vàng đã trải qua. Một con người có tấm lòng nhân đạo trong xã hội cũ. ông là một con người đại diện cho sự nhân ái, nhân đạo, hiền từ , và đầy ấm áp. Và có lẽ cái '' máu'' nhân đạo của ông đã bị ăn mòn trong cốt tủy, dù chết thì xương vẫn còn đó sự nhân đạo.

Nghị luận Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy mẫu 5

Văn học không chỉ là việc phản ánh hiện thực, mà còn là nghệ thuật sáng tạo, không chỉ sao chép sự kiện một cách đơn thuần. Một tác phẩm văn học thực sự phải được tạo ra thông qua quá trình rèn luyện và sáng tạo, chứa đựng tư tưởng và cảm xúc của tác giả. Người nghệ sĩ chân chính không chỉ có tài nghệ thuật, mà còn phải có tâm hồn nhân đạo, luôn mở lòng với người khác. Shekhov đã nêu rõ: "Người nghệ sĩ chân chính phải là nhà văn lấy chủ nghĩa nhân đạo làm cốt lõi."

Shekhov, một trong những nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực và phê bình văn học Nga, hiểu rõ yêu cầu nghiêm ngặt của nghệ thuật và nghệ sĩ. Người nghệ sĩ chân chính là người nhận thức thiên chức của mình trong quá trình sáng tạo và ủng hộ những giá trị tích cực để làm cuộc sống trở nên công bằng và đầy tình thương hơn. Mỗi tác phẩm của họ đều hướng tới con người và mục tiêu cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc. Shekhov coi tinh thần nhân văn là phẩm chất không thể thiếu đối với người nghệ sĩ, là tiêu chuẩn để đo lường sự chân chính của một nhà văn.

Shekhov cũng đặt nặng tình cảm nhân đạo của người nghệ sĩ, yêu cầu nó phải là tình cảm cơ bản và sâu sắc, không chỉ là tình cảm nông cạn và hời hợt. Tình cảm nhân văn là điểm xuất phát của sự sáng tạo và tâm hồn nghệ sĩ. Người nghệ sĩ chỉ có tài mà không có tâm thì không thể tạo ra tác phẩm sâu sắc, và ngược lại, chỉ có tâm mà không có tài thì khó để viết nên tác phẩm xuất sắc. Hài hòa giữa tâm hồn và tài năng là điều quan trọng mà mỗi người nghệ sĩ chân chính cần duy trì.

Tóm lại, ý kiến của Shekhov là hoàn toàn chính xác: tác phẩm nghệ thuật thực sự phải thể hiện tâm hồn của người nghệ sĩ và chứa đựng tinh thần nhân văn sâu sắc và cao cả. Văn học không chỉ là lời nói về xã hội, mà còn là cách chúng ta cảm nhận và hiểu sâu hơn về nhau. Mục tiêu cuối cùng của tác giả là ngăn chặn sự suy đồi của xã hội và thể hiện tình cảm con người.

Nghị luận Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy mẫu 6

Văn học không phải là việc sao chép hiện thực một cách chân thực và ngắn gọn. Nhà văn không nên chỉ đơn giản là đặt lại các sự kiện trong tác phẩm một cách thụ động. Một tác phẩm văn học đích thực phải phản ánh quá trình mài giũa và sáng tạo, đồng thời phải chứa đựng tâm hồn và cảm xúc của tác giả. Người nghệ sĩ cũng không chỉ có tài văn học, mà còn phải có lòng nhân đạo, sẵn sàng chấp nhận và đồng cảm với người khác. Sê-khốp đã khẳng định rằng "một nghệ sĩ chân chính cần phải là một nhà văn nhân đạo từ bên trong tâm hồn."

Là một trong những đại diện xuất sắc của chủ nghĩa hiện thực và phê phán văn học Nga, sê-khốp đã hiểu rõ hơn về yêu cầu khắt khe của nghệ thuật và nghệ sĩ. Ông tin rằng "người nghệ sĩ chân chính cần phải là một nhà nhân đạo từ bên trong tâm hồn."

Người nghệ sĩ chân chính là người nhận thức được trọng trách của mình trong quá trình sáng tạo, họ tạo ra những tác phẩm để thể hiện điều tốt đẹp, để cải thiện cuộc sống và đem lại công bằng và tình yêu thương. Mỗi tác phẩm của họ luôn hướng về con người và mong muốn một cuộc sống tốt lành và hạnh phúc. Sê-khốp coi tinh thần nhân đạo là phẩm chất không thể thiếu của người nghệ sĩ và đây là tiêu chuẩn để đánh giá tính chân chính của nhà văn. Nếu không có yếu tố nhân đạo, không thể trở thành một nghệ sĩ chân chính.

Ngoài ra, sê-khốp cũng đặt mức độ nhân đạo cao trong tình cảm của nghệ sĩ. Tình cảm nhân đạo phải nảy sinh từ bên trong tâm hồn, không chỉ là cảm xúc thoáng qua và mơ hồ. Điều này trở thành một phẩm chất quan trọng của nghệ sĩ, người phải dâng hiến cuộc đời mình cho văn học. Đó là trái tim của nghệ sĩ, nhưng cũng giống như lời của đại thi hào Nguyễn Du: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài."

Một nghệ sĩ không thể chỉ có tài năng mà thiếu trái tim, và ngược lại, nếu chỉ có "trái tim" mà thiếu "tài", thì khó để tạo ra những tác phẩm xuất sắc. Do đó, mỗi nghệ sĩ chân chính phải duy trì sự cân bằng giữa trái tim và tài năng để tạo ra những tác phẩm có giá trị cho văn học.

Sê-khốp đã đưa ra quan điểm chính xác. Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải thể hiện tâm hồn của người nghệ sĩ và phải chứa đựng tinh thần nhân văn sâu sắc, cao cả, đồng thời tạo ra ý nghĩa khiến cuộc sống của con người trở nên tốt hơn và giúp họ hiểu nhau hơn. Mục tiêu của người viết là duy trì và bảo vệ nền văn minh khỏi suy thoái.

Văn chương không chỉ là một phản ánh của xã hội ở một thời điểm cụ thể, mà nó cũng phải dám thể hiện những đau khổ và nỗi sợ hãi của xã hội đó, cảnh báo những nguy hiểm đối với đạo đức và xã hội. Nếu không thể làm điều này, văn chương đó không đáng để được gọi là văn chương; nó chỉ là một vật phẩm bên ngoài. Loại văn chương đó sẽ làm mất lòng tin của người đọc và tác phẩm của nó sẽ bị lãng quên.

Theo M. Gorki, "văn học là nhân học." Văn học chính là một phương tiện giáo dục, một cách để cứu vớt con người. Trên thực tế, không có sức mạnh giáo dục nào mạnh mẽ hơn tình cảm con người. Vì vậy, tất cả phải bắt đầu từ tình cảm, và có trái tim và tình cảm chân thành là yếu tố quan trọng để trở thành một người nghệ sĩ chân chính. "Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy" là một quan điểm đúng đắn, và mỗi người chúng ta nên đặt tâm hồn lên hàng đầu để sống trong tình yêu và sự đoàn kết với con người.

Nhà văn Nam Cao đã viết: "Sống đã rồi hãy viết," tức là phải trải nghiệm cuộc sống, đối mặt với thử thách của đời, và chia sẻ những trải nghiệm đó thông qua văn học. Nhà văn Nguyễn Du cũng đã thành công trong việc thể hiện tình cảm và đồng cảm về số phận trong tác phẩm "Truyện Kiều." Điều này là những gì người đọc mong đợi, vì chỉ những tác phẩm chứa đựng tình yêu chân thành của nhà văn mới có khả năng tồn tại và ảnh hưởng vượt qua thời gian.

Thi ca là một nghệ thuật của tâm hồn, tự do và không bị ràng buộc bởi nhận thức về thế giới vật chất. Nó diễn ra trong không gian tư tưởng và cảm xúc, nơi tư duy và tâm hồn của người nghệ sĩ tự do thể hiện. Ý kiến của sê-khốp không phải là sự phủ định đối với các tác phẩm khác mà là để nhấn mạnh tinh thần nhân đạo là một yếu tố quan trọng không thể thiếu của người nghệ sĩ.

Vậy tại sao "tâm" và tinh thần nhân đạo được xem là nền tảng của văn thơ và sáng tạo, và tại sao tình yêu thương và đồng cảm sẽ thúc đẩy người ta điều gì? Tinh thần nhân đạo giúp con người đồng cảm với số phận của người khác, chia sẻ nỗi buồn, niềm vui, thành công và thất bại của họ.

Bên cạnh đó, văn học giúp chúng ta sống sâu sắc hơn, đến tận đáy của những trạng thái mà người khác chỉ trải qua thoáng qua. Nó mở rộng giới hạn cuộc sống và giúp ta hiểu thêm về con người. Nhà văn Nam Cao đã viết: "Sống đã rồi hãy viết," tức là trải nghiệm cuộc sống và đối mặt với khó khăn mới có thể hiểu được nỗi khổ của người khác.

Nguyễn Du cả đời trải qua nhiều biến cố, cuộc sống đầy khó khăn, và chính điều này đã giúp ông hiểu rõ tâm trạng và tình cảnh của người dân để viết tác phẩm "Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh." Ông được tôn vinh là đại thi hào dân tộc, vì trong tác phẩm của ông luôn chứa đựng tình cảm sâu sắc đối với những tâm hồn rộng lớn với con người khác.

Nhà văn Nam Cao từng nói: "Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có." Nhà văn Balzac cũng từng nói: "Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại." Điều này có nghĩa là tình yêu thương con người là giá trị cốt lõi để trở thành một người nghệ sĩ chân chính. "Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ bên trong tâm hồn" là quan điểm chính xác, và mỗi người chúng ta nên đặt tâm hồn lên hàng đầu để sống trong tình yêu và sự đoàn kết với con người.

Nghị luận Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy mẫu 7

Văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải bê nguyên, sao chép. Với khả năng sáng tạo tài ba cùng sự chau dồi, rèn luyện theo một quá trình dài, các nhà văn đã tạo lên những tác phẩm trọn vẹn đầy ý nghĩa. Đó được coi là nghệ thuật, được thổi hồn tạo lên những tác phẩm nghệ thuật vị nhân sinh, giàu ý nghĩa và giá trị nhân văn. Đúng như những gì Shekhov đã nhận định: “Người nghệ sĩ chân chính phải là nhà văn lấy chủ nghĩa nhân đạo làm cốt lõi”.

Trong hoạt động văn học, tác giả với tư cách là người sáng tạo ra tác phẩm có ý nghĩa sống còn trong việc hiện thực hóa giá trị thẩm mỹ của tác phẩm. “Nhà văn vốn dĩ quan tâm đến vận mệnh nhân loại và thúc đẩy sự tiến bộ văn minh xã hội”. Đặc biệt khi văn học bước vào thời đại mới, việc chăm chút nhân văn trở thành ý thức theo đuổi giá trị thẩm mỹ và trách nhiệm xã hội thiêng liêng của họ. Một nghệ sĩ chân chính được hiểu là những người hoạt động nghệ thuật, đi lên bằng sức lực, tài năng của mình, tạo ra những sản phẩm chất lượng, cống hiện hết mình làm đẹp cho xã hội. Nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy là những người sáng tác, tạo ra các tác phẩm văn chương ý nghĩa, động lòng người khiến con người phải suy nghĩ về lẽ sống.

Như Faulkner tin tưởng, những nhà văn chân chính nên coi tình yêu, vinh quang, thương hại, kiêu hãnh, cảm thông, hy sinh và tất cả những phẩm chất tinh thần quý giá nhất như những chân lý cổ xưa chiếm giữ trái tim họ. Nhà văn, nhà thơ người Anh Wordsworth từng nhiệt tình khen ngợi: “Ông sinh ra đã có khả năng cảm thụ sống động hơn, nhiệt tình và dịu dàng hơn, ông hiểu biết sâu sắc hơn về bản chất con người, và có tâm hồn rộng mở hơn”. Tuy nhiên, kinh nghiệm sáng tạo và thực hành sáng tạo của cá nhân nhà văn thực sự bộc lộ rằng những nhà văn thực thụ có những đặc điểm nhất định rất khác với những người có chuyên môn khác trong xã hội.

Để có được ý tưởng và cái đẹp, chỉ có những thiên tài, tức là những nghệ sĩ chân chính, mới có thể làm được. Bởi chỉ có họ mới có khả năng thoát khỏi mục đích phục vụ ý chí riêng của mình. Thông qua việc quan sát cái đẹp trong nghệ thuật, họ mới có thể vượt qua mọi thứ. Trong một thời điểm nhất định, vừa hiểu được bộ mặt thật của thế giới và sự tồn tại thực sự của cuộc sống, nó còn dẫn dắt người đọc qua những tác phẩm đẹp đẽ bước vào cõi tươi đẹp của sự quên đi vạn vật và bản thân mình, thoát khỏi xiềng xích của ý chí. Quan điểm nghệ thuật bi thảm của Nietzsche nhấn mạnh bản chất của nhà văn dựa trên quan điểm nghệ thuật trực giác. Còn Schopenhauer, ông tin rằng những nghệ sĩ có “ý chí mạnh mẽ” nhìn sự phát sinh và thay đổi của thế giới hiện thực từ góc độ thẩm mỹ, từ đó biến nỗi đau khổ của cuộc sống thành niềm hạnh phúc và mang đến cho con người “niềm an ủi siêu hình” thông qua việc tạo ra những tác phẩm đẹp. Nietzsche đặc biệt ca ngợi các nghệ sĩ và tin rằng nếu họ tạo ra sự khác biệt thì họ phải là những nhà nghệ sĩ tài ba có “khí chất mạnh mẽ”. Lý thuyết về nghệ thuật trực quan xung lực cuộc sống của Bergson tiết lộ rằng người bình thường không có khả năng “đột nhiên nhìn thấy xung lực cuộc sống đằng sau đồ vật” thông qua trải nghiệm trí tuệ “dù chỉ trong chốc lát”. Những nghệ sĩ chân chính có nhiều “tâm hồn tách biệt khỏi cuộc sống” hơn người thường, tức là họ thoát khỏi tính duy lý và xiềng xích của chủ nghĩa vị lợi đi vào hoạt động sáng tạo của trực giác nghệ thuật. Đối với nhà văn, điều tạo lên tác phẩm chính là sự khác biệt giữa thế giới bên ngoài mà nhà văn đang sống và thế giới nội tâm của cá nhân nhà văn.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, bên cạnh những tác phẩm nghệ thuật giá trị vẫn còn tồn tại không ít những tác phẩm văn học “rác”. Những tác phẩm với nội dung vô nghĩa, nội dung phản cảm, vô giá trị, đi ngược lại giá trị con người gây ảnh hưởng nhiều đến cảm thụ văn học của người đọc. Do đó, các độc giả cần sáng suốt có sự lựa chọn sàng lọc để thưởng thức được những tác phẩm nghệ thuật giá trị, xứng đáng.

Nhận định của Shekhov “Người nghệ sĩ chân chính phải là nhà văn lấy chủ nghĩa nhân đạo làm cốt lõi” là một nhận định hoàn toàn đúng đắn. Để bảo vệ và làm cho văn học phát triển rực rở, chúng ta những người độc giả cũng cần có những sự lựa chọn đúng đắn, sáng suốt để hạn chế sự lan truyền của các tác phẩm rác.

Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
15
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm