Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội về lối sống buông thả của một số thanh niên trong xã hội hiện nay

Nghị luận xã hội về lối sống buông thả của một số thanh niên trong xã hội hiện nay vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu học Ngữ văn 10. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Gợi ý Nghị luận xã hội về lối sống buông thả

– Thế kỉ 21 là thế kỉ của hội nhập toàn cầu. Nhiều thanh niên Việt Nam đang ra sức học tập đế có điều kiện hội nhập với thế giới và phần lớn thanh niên sống có ích, sống có hoài bão, sống có lý tường.

– Song, một bộ phận không nhỏ thanh niên lại sống buông thả nhằm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ ích kỉ của cá nhân. Là thế hệ thanh niên, chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta có suy nghĩ gì về lối sống đó?

– Lối sống buông thả, được hiểu là sống theo sở thích ích kỉ của bản thân, đi ngược lại kỉ cương, phép tắc và những chuẩn mực đạo đức của gia đình, xã hội, là sống thiếu lí tưởng, thiếu văn hóa, thiếu nhân cách.

– Thực trạng lối sống buông thả là bắt nguồn từ học sinh, sinh viên, thanh niên lười học, lười lao động, không chịu tu dưỡng đạo đức nên sa ngã vào các tệ nạn xã hội.

– Nguyên nhân:

+ Gia đình giàu có, con cái ăn chơi sa đọa. Gia đình nghèo nhưng con cái thích ăn ngon, mặc đẹp, muốn sống sung sướng nên đua đòi. Cha mẹ không có điều kiện gần gũi, mải lo làm ăn mà quên đi nghĩa vụ giáo dục con cái. Bên cạnh đó cũng còn nhiều cha mẹ chiều chuộng con quá mức,…

+ Nhà trường chưa có biện pháp giáo dục nghiêm khắc, chưa thấu hiểu tâm lí học sinh, chưa quản lí chặt chẽ. Cùng với đó là sự phát fríen của các mạng xã hội thông tin như Facebook, Yahoo, Zalo làm cho giới trẻ không ý thức về lẽ sống.

+ Nhận thức của thanh niên còn thiển cận, sống dễ dãi, sống gấp, sổng hôm nay không biết đến ngày mai, không ước mơ, không lý tưởng. Khi đã vấp ngã thì mặc cảm, buông xuôi, không có ý chí, nghị lực vươn lên.

– Hậu quả của lối sống buông thả là để lại gánh nặng cho bản thân, gia đình và toàn xã hội. Gia đình bất hạnh, bẽ bàng với mọi người xung quanh. Bản thân thì tuyệt vọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, suy nghĩ dại dột, thậm chí dẫn đến những hành động tiêu cực. Ngoài ra còn có nhiều bạn trẻ yêu đương quá sớm, bó bê học hành và đến khi chán nản thì dễ có những hành động tiêu cực.

– Nhận thức được điều đó, tuối trẻ chúng ta hãy xác định cho mình một con đường đi đúng đắn, đó là sống có lý tường, có trách nhiệm. Trong gia đình, cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm chăm sóc, giáo dục con cái trong hơn trong mọi van đê, nhât là đạo đức. Bên cạnh đó, cần thiết lập tốt hơn nữa mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để kịp thời uốn nắn, giáo dục tuổi trẻ.

– Chúng ta có cuộc sống thanh bình như ngày hôm nay là phải đổi biết bao máu xương của cha ông, của các anh hùng đã ngã xuống cho Tổ quốc. Vì vậy chúng ta cần phải sống sao cho khỏi phải xót xa ân hận để xứng đáng với những hi sinh của thế hệ đi trước và sự kỳ vọng tha thiết cùa những người ngã xuống cho quê hương.

– Hiêu được điều đó, chúng ta phải lên án lối sống buông thả của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Tuồi trẻ phải thấy rằng, sống có lý tường, có tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất cao đẹp, là thước đo giá trị con người, là cơ sờ để xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh.

2. Dàn ý nghị luận xã hội về lối sống buông thả

Mở bài:

– Tuổi trẻ là lực lượng nòng cốt xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đất nước có hùng mạnh hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào lý tưởng và lối sống của tuổi trẻ ngày nay.

– Bên cạnh những bạn trẻ có lối sống lành mạnh, lý tưởng cao cả thì một bộ phận không ít đang buông thả cuộc đời mình trong lối sống thực dụng, hưởng thụ vật chất.

– Nhận xét chung: Đó là lối sống tiêu cực, đáng phê phán.

Thân bài:

Giải thích.

Thế nào là lối sống buông thả?

– Sống buông thả là sống theo sở thích ích kỉ của cá nhân, đi ngược lại kỉ cương, phép tắc và những chuẩn mực đạo đức của gia đình, xã hội.

– Sống buông thả là sống thiếu lí tưởng, thiếu văn hóa, thiếu nhân cách. Biểu hiện của nó chính là việc đua đòi, dễ dãi, không theo quy củ hay nề nếp.

Bàn luận.

Thực trạng của lối sống buông thả trong một bộ phận thanh niên hiện nay.

– Họ là những học sinh, sinh viên, thanh niên lười biếng học tập, lười biếng lao động, nhân cách suy thoái, lao vào cuojc sống dễ dãi, tệ nạn xã hội.

– Họ là những người sống dựa dẫm, ăn bám.

Nguyên nhân nào dẫn đến lối sống buông thả?

– Trước hết, bắt nguồn từ cái nôi giáo dục của gia đình.

+ Gia đình giàu có, thừa tiền, trong nhà có nhiều người giúp việc, con cái không phải làm gì, sinh ra ỉ nại, ăn chơi buông thả.

+ Gia đình nghèo nhưng con cái lại thích ăn ngon mặc đẹp, sống sung sướng nên đua đòi.

+ Hoặc ông bà, cha mẹ có lối sống buông thả, dễ dãi.

+ Cha mẹ thường xuyên đi xa không có điều kiện gần gũi, giáo dục con cái.

+ Cha mẹ chiều chuộng, chưa có phương pháp giáo dục.

– Thứ hai, phía nhà trường và xã hội, biện pháp giáo dục có khi chưa đến nơi đến chốn.

– Ý thức bản thân:

+ Lười học tập và lao động.

+ Thích hưởng thụ.

+ Thích đua đòi.

+ Nhận thức thiển cận, sống gấp. Sống hôm nay không biết ngày mai, không ước mơ, lí tưởng, khi đã sa chân rồi thì mặc cảm, buông xuôi, thiếu ý chí, nghị lực vươn lên.

Hậu quả của lối sống buong thả.

– Gia đình bất hạnh, bản thân hư hỏng, có khi dẫn đến những hành động tiêu cực.

– Xã hội nhức nhối về những tệ nạn xã hội.

– Ảnh hưởng đến sự phát triển tương lai của đất nước.

Bài học về nhận thức và hành động.

Để cuộc sống gia đình an lành, no ấm, xã hội văn minh, hạnh phúc mỗi gia đình cần có trách nhiệm quan tâm, giáo dục con em sống có kỉ cương, phép tắc.

– Nhà trường cần quan tâm giáo dục thường xuyên.

– Xã hội cần ngăn chặn tận gốc những nguyên nhân gây ra các tệ nạn.

– Bản thân mỗi thanh niên cần có ý thức sống đẹp, sống lành mạnh, có văn hóa, có nhân cách, có trách nhiệm với gia đình, xã hội để được mọi người yêu quý, tôn trọng.

Kết bài:

Cuộc sống tươi đẹp, bình yên và hạnh húc được xây dựng bởi sức lao động, sự hi sinh và ý thức trách nhiệm cao cảu của biết bao con người. Hiểu được điều đó, chúng ta phải lên án lối sống buông thả của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Tuồi trẻ phải thấy rằng, sống có lý tường, có tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất cao đẹp, là thước đo giá trị con người, là cơ sờ để xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh.

3. Văn mẫu Nghị luận xã hội về lối sống buông thả

3.1. Nghị luận xã hội về lối sống buông thả - Mẫu 1

Trong khi xã hội đang ngày càng phát triển, nhiều người đang cố gắng chăm chỉ làm việc thì lại có một bộ phận giới trẻ sống một cuộc đời nhàm chán bê tha. Từ đó mà hình thành nên lối sống buông thả. Lối sống buông thả, được hiểu là sống theo sở thích ích kỷ của bản thân, đi ngược lại những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lối sống buông thả là áp lực từ xã hội. Thanh niên hiện nay thường phải đối mặt với áp lực từ gia đình, bạn bè và xã hội về việc phải thành công, giàu có. Điều này đôi khi khiến cho họ cảm thấy bị áp đặt và không biết đi về đâu. Ngoài ra, sự thiếu giáo dục từ gia đình cũng là một nguyên nhân dẫn đến lối sống ấy. Lối sống buông thả có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho bản thân và xã hội. Trước hết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe chúng ta do sống không lành mạnh, thiếu chế độ ăn uống, tâm lý stress và áp lực, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Không chỉ vậy, lối sống ấy tác động rất lớn đến tương lai của ta, khiến cho ta không thể đạt được mục tiêu của mình và bị rơi vào tình trạng bế tắc. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, mà còn ảnh hưởng đến xã hội nói chung. Bởi thế hệ trẻ là mầm non để phát triển tương lai đất nước và việc có lối sống không lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, tạo nên sự bất ổn trong xã hội, ảnh hưởng đến trật tự cuộc sống. Nhưng bạn hãy nhớ rằng, thế giới không hề khó khăn và áp lực đến vậy, tất cả đều nằm ở cách bạn đối xử với bản thân mình như thế nào.

3.2. Nghị luận xã hội về lối sống buông thả - Mẫu 2

Cuộc sống xã hội ngày càng phát triển nhanh như vũ bão, sự thay đổi mạnh mẽcủa kinh tế, hội nhập cũng kéo theo sau đó biết bao hệ lụy. Một trong số đó phải kể đến lối sống buông thả của nhiều thanh niên hiện nay.

Vậy sống buông thả là gì? Đó là sống theo sở thích ích kỉ của cá nhân, đi ngược lại kỉ cương, phép tắc và những chuẩn mực đạo đức của gia đình, xã hội. Sống thiếu lí tưởng, thiếu văn hóa, thiếu nhân cách. Biểu hiện của nó chính là việc đua đòi, ăn chơi chác táng, không thoe quy củ hay nề nếp. Thực trạng của lối sống này ngày càng trở nên phổ biến và trầm trọng hơn trong xã hội hiện đại ngày nay. Điển hình như một số những thanh niên không chịu học hành, làm lụng một cách lành mạnh tối ngày chỉ biết vui chơi, giải trí. Họ thả trôi cuộc đời mình theo dòng đời.

Đâu là nguyên nhân của lối sống đáng phê phán này? Trước hết là nguyên nhân chủ quan, do chính bản thân những người ấy. Họ lười biếng, không chịu lao động, không nhận thức được tác hại của lối sống buông thả ấy. Họ chỉ muốn hưởng thụ mà không muốn làm, không xá định mục tiêu đúng đắn của cuộc đời. Sống hôm nay không biết ngày mai, không ước mơ, lí tưởng, khi đã sa chân rồi thì mặc cảm, buông xuôi, thiếu ý chí, nghị lực vươn lên.Thứ hai, đó là về phía gia đình. Gia đình giàu có, con cái không phải làm gì, sinh ra ỷ lại, ăn chơi buông thả. Gia đình nghèo nhưng lại cũng có con cái ăn chơi sa đọa. Đó hầu như là do bố mẹ với cuốc sống mải chạy theo đồng tiền mà không quan tâm hết sức đến con cái, chiều chuộng con cái, chưa có phương pháp giáo dục.

Hậu quả để lại là vô cùng lớn. Nó gây ra việc gia đình bất hạnh, hạnh phúc có nguy cơ tan vỡ. Đặc biệt là bản thân hư hỏng, có khi dẫn đến những hành động tiêu cực. Con người sẽ trở nên thiếu ý chí, sa chân vào các tệ nạn xã hội. Từ đó, gia tăng tệ nạn trong xã hội. Nó còn làm ảnh hưởng đến tương lai đất nước về sau.

Để ngăn chặn lối sống ấy, chúng ta cần phải nhận thức đươc tác hại nguy hiểm của sự buông thả đến chính bản thân mình. Bản thân mỗi thanh niên cần có ý thức sống đẹp, sống lành mạnh, có văn hóa, có nhân cách, có trách nhiệm với gia đình, xã hội để được mọi người yêu quý, tôn trọng.Sau đó cần có sự phối hợp hài hòa giữa gia đình và nhà trường. ỗi gia đình cần có trách nhiệm quan tâm, giáo dục con em sống có kỉ cương, phép tắc, nhà trường cần quan tâm giáo dục thường xuyên.

Như vậy, lối sống buông thả chính là lối sống đáng lên án một cách mạnh mẽ. Chúng ta cần tích cực học tập, lao động, sống đẹp, xa lánh những thói hư, tật xấu của xã hội.

3.3. Nghị luận xã hội về lối sống buông thả - Mẫu 3

Cuộc sống ngày càng phát triển mạnh mẽ, thời kì hiện đại công nghệ 4.0 làm cho giới trẻ có một cuộc sống quá buông thả, không quan tâm đến hệ lụy sẽ sảy ra với lỗi sống ấy. Một lối sống cá nhân hóa, làm cho xã hội ngày càng đi xuống và không thể phát triển. Là sự đua đòi, thiếu văn hóa và lịch sự, đi ngược lại với chuẩn mục gia đình, xã hội và thuần phong mĩ tục của đất nước. Cuộc sống buông thả dẫn đến nhiều hệ lụy không chỉ cho bản thân mà còn là gia đình, bạn bè vã xã hội. Bắt nguồn từ suy nghĩ thiếu chín chắn, chủ quan, làm mà không biết suy nghĩ. Chỉ làm những việc mình thích, bỏ bê học hành, lười biếng, không chịu lao động mà chỉ đắm chìm trong sự buông thả. Chỉ biết hưởng thụ, không biết làm và thiếu ý chí, nghị lực, không làm được thì bỏ, không có nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Từ đó làm cho con người dần sa vào những tệ nạn của xã hội, hành động tiu cực vô cùng. Ảnh hưởng cực lớn đối với chính bản thân mình, gia đình và xã hội. Cần phải sống sao cho đúng, không buông thả, ăn chơi sa đọa mà phải sống một cuộc sống lành mạnh, tốt cho bản thân, gia đình và xã hội.

3.4. Nghị luận xã hội về lối sống buông thả - Mẫu 4

Trong bối cảnh xã hội đang phát triển nhanh chóng, có nhiều người đang cố gắng đạt được thành công thông qua làm việc chăm chỉ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng một số thanh niên trẻ lại chọn một cuộc sống đơn điệu và không ràng buộc, tạo nên lối sống buông thả độc đáo. Lối sống buông thả thường được hiểu là việc sống theo sở thích cá nhân, không theo khuôn mẫu xã hội đặt ra về đạo đức và ứng xử. Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến lối sống buông thả là áp lực xã hội. Thanh niên ngày nay thường phải đối mặt với áp lực từ gia đình, bạn bè và xã hội về việc phải đạt được thành công và thịnh vượng. Điều này đôi khi tạo ra cảm giác bị ép buộc và không biết hướng đi đúng đắn. Hơn nữa, sự thiếu giáo dục và hướng dẫn từ phía gia đình cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành lối sống này. Lối sống buông thả có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với bản thân và xã hội. Trước hết, nó ảnh hưởng đến sức khỏe vì thường đi kèm với lối sống không lành mạnh, chế độ ăn uống kém, tình trạng căng thẳng và áp lực tâm lý, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Ngoài ra, lối sống này còn ảnh hưởng đến tương lai, khiến cho việc đạt được mục tiêu trở nên khó khăn và có thể đẩy người ta vào tình trạng bế tắc. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội, vì thế hệ trẻ là nền tảng để xây dựng tương lai đất nước. Lối sống không lành mạnh có thể tạo ra sự bất ổn trong xã hội và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của mọi người. Tuy nhiên, cần nhớ rằng thế giới không phải lúc nào cũng khắc nghiệt và áp lực. Tất cả phụ thuộc vào cách chúng ta đối diện và ứng phó với những thách thức này trong cuộc sống.

3.5. Nghị luận xã hội về lối sống buông thả - Mẫu 5

Cuộc sống xã hội ngày càng phát triển nhanh chóng, với sự biến đổi mạnh mẽ trong kinh tế và quá trình hội nhập, đem theo đó hàng loạt tác động và hệ lụy. Một trong những vấn đề đáng chú ý là lối sống buông thả đang trở thành xu hướng của nhiều thanh niên trong thời đại hiện đại.

Sống buông thả là gì? Đó là cách sống mà cá nhân đặt lợi ích cá nhân và thú vui cá nhân lên hàng đầu, không tuân thủ kỉ cương, phép tắc, và đạo đức xã hội. Đây là sự thiếu lý tưởng, thiếu văn hóa và thiếu nhân cách. Nó thể hiện qua việc đua đòi, tiêu tiền không kiểm soát, và thiếu sự tự quản lý. Thực tế cho thấy, lối sống này đang ngày càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng trong xã hội ngày nay. Ví dụ, có một số thanh niên không chấp nhận học tập và làm việc có ý nghĩa, họ chỉ biết tận hưởng cuộc sống mà không có mục tiêu cụ thể. Họ sống vô tư, không có kế hoạch và mất đi ý chí và động lực.

Lối sống đáng lên án này có nguyên nhân chủ quan là do bản thân của những người thực hành nó. Họ lười biếng, không muốn làm việc, và thiếu nhận thức về hậu quả của lối sống buông thả. Họ chỉ quan tâm đến việc tận hưởng cuộc sống hiện tại mà không xem xét tương lai, không đặt ra mục tiêu trong cuộc đời. Họ sống theo nguyên tắc "sống ngày hôm nay" mà không có ước mơ hay đam mê, và khi gặp khó khăn, họ dễ bỏ cuộc, thiếu ý chí và động lực.

Thứ hai, nguyên nhân có thể xuất phát từ gia đình. Cả gia đình giàu có và gia đình nghèo đều có thể có con cái thích tiêu tiền không kiểm soát. Gia đình giàu có có thể bồi dưỡng con cái trong môi trường xa hoa, khiến cho họ trở nên lười biếng và không biết quản lý tài chính. Gia đình nghèo có thể đổ lỗi cho khó khăn kinh tế và không có cách dạy dỗ con cái. Điều này thường xảy ra khi bố mẹ bận rộn kiếm tiền mà không dành thời gian cho việc giáo dục.

Hậu quả của lối sống này là rất lớn. Nó gây ra xung đột trong gia đình, đe dọa hạnh phúc gia đình, và có thể dẫn đến các hành vi tiêu cực. Các người thực hành lối sống buông thả có thể mất đi ý chí và dễ dàng lún sâu vào các tệ nạn xã hội. Điều này dẫn đến gia tăng vấn đề xã hội. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của đất nước.

Để ngăn chặn lối sống này, chúng ta cần nhận thức về những hậu quả nguy hiểm của nó. Mỗi người thanh niên cần phải có ý thức sống đúng đắn, phát triển bản thân mình, tuân thủ các giới luật và quy tắc xã hội, và đảm bảo rằng họ đóng góp vào gia đình và xã hội. Gia đình và trường học cũng cần hợp tác để giáo dục trẻ em về giá trị và kỷ luật.

Như vậy, lối sống buông thả là một vấn đề đáng lên án mạnh mẽ. Chúng ta cần tích cực học hỏi, lao động, sống có ý nghĩa và tránh xa khỏi các tình huống tiêu cực trong xã hội.

3.6. Nghị luận xã hội về lối sống buông thả - Mẫu 6

Nhà văn Tố Hữu đã từng bày tỏ ý kiến về 'Đẹp sống như thế nào, hỡi bạn?', trong khi nhà bác học Anh-xtanh lại cho rằng 'Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý'. Mỗi cá nhân có cách định nghĩa riêng về cuộc sống, nhưng đối với tôi, sự sống đẹp là có lí tưởng, trách nhiệm với bản thân và cộng đồng xung quanh. Thật đáng tiếc, xã hội ngày nay tồn tại nhiều người sống hời hợt, thiếu trách nhiệm không chỉ trong công việc mà còn với chính bản thân mình. Cẩu thả là tình trạng sơ sài, làm việc cẩu thả, không tập trung vào công việc, gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu suất công việc. Trong cuộc sống cá nhân, người cẩu thả thiếu sự ngăn nắp, sống buông thả, không có kế hoạch cá nhân rõ ràng. Hơn nữa, họ ích kỷ, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà không suy nghĩ đến lợi ích chung. Hãy xây dựng cuộc sống ý nghĩa bằng cách loại bỏ tính cẩu thả, sống tích cực, nhiệt tình và chịu trách nhiệm với cuộc sống và công việc.

3.7. Nghị luận xã hội về lối sống buông thả - Mẫu 7

Cuộc sống ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0, tạo điều kiện cho giới trẻ trải nghiệm một cuộc sống tự do hơn, tuy nhiên, đôi khi họ có thể quá chú tâm vào cá nhân mình mà không suy xét về hệ lụy của lối sống đó đến xã hội. Một lối sống cá nhân hóa này có thể đưa xã hội vào một tình trạng giảm giá trị và phát triển khó khăn hơn. Nó thể hiện sự đua đòi không cần thiết, thiếu văn hóa và lịch sự, và thường xuyên bất chấp những giá trị gia đình, xã hội, và truyền thống văn hóa của đất nước.

Cuộc sống buông thả có thể gây ra nhiều hệ lụy không chỉ cho cá nhân mà còn đối với gia đình, bạn bè và xã hội. Nó bắt nguồn từ tư duy thiếu sự chín chắn và đánh đồng, khi con người thường làm việc mà không đặt suy nghĩ sâu xa. Thường xuyên theo đuổi những sở thích riêng, bỏ bê việc học hành, trở nên lười biếng và không chịu lao động, dấn thân vào cuộc sống buông thả mà không có sự đầu tư và phấn đấu. Khi không có ý chí và nghị lực, họ dễ dàng từ bỏ khi gặp khó khăn, không có sự nỗ lực để tiến bộ trong cuộc sống. Tất cả những điều này có thể khiến con người dần dần bị cuốn vào những vấn nạn xã hội và thái độ tiêu cực. Hệ lụy này ảnh hưởng lớn đến cả bản thân, gia đình, và xã hội.

Điều quan trọng là chúng ta cần sống đúng hướng, không buông thả quá mức, và tránh thái độ ăn chơi sa đọa. Chúng ta cần xây dựng một cuộc sống lành mạnh, có lợi cho bản thân, gia đình và xã hội.

3.8. Nghị luận xã hội về lối sống buông thả - Mẫu 8

Lối sống buông thả đang trở thành một xu hướng tiêu biểu của một phần thanh niên hiện đại. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu lối sống này mang lại sự tự do và sự thoải mái, hay chỉ là sự mất kiểm soát và thiếu trách nhiệm? Lối sống buông thả thể hiện sự tự do cá nhân, sự không muốn bị gò bó bởi những chuẩn mực và kỳ vọng xã hội. Đây có thể là phản ứng của thanh niên trước sự áp đặt của xã hội với những định kiến cũ, sự ép buộc về thành công, hoàn hảo trong học vấn và sự nghiệp. Đối diện với áp lực này, họ chọn cách tự giải thoát bản thân, không muốn bị hình thành theo một khuôn mẫu không phải là của mình. Tính tự do và không gò bó của lối sống buông thả cũng được thể hiện qua sự tiếp xúc với công nghệ và môi trường trực tuyến. Mạng xã hội và internet đã mở ra một thế giới vô hạn, nơi mọi người có thể thể hiện bản thân một cách tự do. Điều này giúp thanh niên tiếp cận những quan điểm đa dạng, giá trị khác nhau từ khắp nơi trên thế giới. Họ không bị giới hạn bởi quan điểm truyền thống, mà có cái nhìn đa dạng về cuộc sống và giá trị cá nhân. Tuy nhiên, lối sống buông thả cũng đi kèm với những hậu quả tiêu cực. Sự thiếu kiểm soát có thể dẫn đến việc mất đi hướng đi trong cuộc sống, không biết mình cần và muốn gì. Họ có thể rơi vào trạng thái lơ đễnh, không biết làm thế nào để tận dụng thời gian và tài nguyên của mình một cách hiệu quả. Việc không có mục tiêu rõ ràng có thể dẫn đến cảm giác thiếu hứng thú và mất động lực để tiến lên phía trước. Hơn nữa, lối sống buông thả cũng dễ dẫn đến việc lãng phí tài nguyên quý báu như tiền bạc, thời gian và cơ hội. Sự không kiểm soát cũng có thể gây ra căng thẳng, lo lắng vì không biết mình đang làm gì và đến đâu. Để cải thiện tình hình, thanh niên cần thấu hiểu rõ ràng về lối sống buông thả và tìm kiếm cách sống có trách nhiệm hơn. Điều này bao gồm việc tự đặt ra mục tiêu cụ thể, xác định những giá trị cốt lõi mà họ tin tưởng và sự tự kiểm soát đúng đắn. Họ cũng cần tìm kiếm sự cân bằng giữa việc thư giãn và công việc, và không quên bản thân mình cần những mục tiêu rõ ràng để tiến tới. Ngoài ra, sự hỗ trợ từ cộng đồng xã hội và người lớn tuổi có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và giúp đỡ thanh niên hiểu rõ hơn về những lựa chọn của mình. Sự hiểu biết và sự thấu hiểu từ những người có kinh nghiệm có thể giúp thanh niên có cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống và định hình được mục tiêu của bản thân mình. Cuối cùng, lối sống buông thả không phải lúc nào cũng là một sự lựa chọn tốt. Quan trọng là biết cân nhắc và cân đối để không để việc “thả lỏng” trở thành một thói quen thiếu trách nhiệm và mất kiểm soát, mà thay vào đó, biến nó thành một phần của việc phát triển cá nhân và sự tự do sáng tạo. Sự tự chủ và ý thức về mục tiêu sẽ giúp thanh niên hiện đại tiến xa hơn trên con đường của họ.

3.9. Nghị luận xã hội về lối sống buông thả - Mẫu 9

Lối sống buông thả của một số thanh niên hiện nay đang trở thành một đề tài được quan tâm và bàn luận rộng rãi. Việc này phản ánh một xu hướng đặc trưng của thế hệ trẻ, mà một số người cho rằng đó là sự thoải mái và tự do, trong khi lại có những quan điểm khác nhau đánh giá đó là sự thiếu trách nhiệm và mất kiểm soát. Để hiểu rõ hơn về lối sống này, chúng ta có thể xem xét các khía cạnh cụ thể của nó. Một số thanh niên chọn lối sống buông thả bởi họ cảm thấy áp lực từ xã hội, gia đình hoặc bản thân quá nặng nề. Đây có thể là sự áp đặt về kỳ vọng về thành công, sự hoàn hảo trong học vấn, sự nghiệp hay trong các mối quan hệ cá nhân. Đối mặt với áp lực này, họ chọn cách “thả lỏng” để giải phóng bản thân khỏi những ràng buộc, không muốn bị bó buộc vào một khuôn khổ mà họ cảm thấy không phải là của mình. Một phần khác của lối sống buông thả có thể xuất phát từ sự tiếp xúc với công nghệ và môi trường trực tuyến ngày nay. Internet và các mạng xã hội cung cấp một thế giới không giới hạn, nơi mọi người có thể tự do thể hiện bản thân mình, khám phá và tiếp cận thông tin một cách rộng rãi. Điều này có thể dẫn đến việc thanh niên dễ dàng tiếp nhận những ảnh hưởng từ đa dạng các nguồn thông tin, đa dạng các giá trị, và đôi khi mất đi sự căn cứ, định hướng. Tuy nhiên, lối sống buông thả cũng mang đến những hậu quả tiêu cực. Việc không có sự kiểm soát cẩn thận đôi khi dẫn đến việc thiếu quyết đoán, mất đi mục tiêu và hướng đi trong cuộc sống. Nhiều thanh niên buông thả không tự chủ được thời gian và tài nguyên của mình, dẫn đến việc lãng phí thời gian và tiềm năng. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự cân nhắc và tự nhận thức. Thanh niên có thể tiếp cận lối sống buông thả một cách có trách nhiệm hơn, kết hợp tự do cá nhân với việc xác định mục tiêu và kế hoạch cụ thể. Họ cũng có thể tìm kiếm sự cân bằng giữa việc thư giãn và công việc, giữ cho bản thân không bị mất đi phương hướng và mục tiêu cốt lõi. Một cộng đồng xã hội hỗ trợ và sự hiểu biết từ người lớn tuổi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và giúp đỡ thanh niên hiểu rõ hơn về những lựa chọn của mình, cũng như cách để sống một cuộc sống có ý nghĩa và mục tiêu. Như mọi thứ khác trong cuộc sống, lối sống buông thả cũng cần sự cân nhắc và cân đối. Điều quan trọng là không để cho việc “thả lỏng” trở thành lối sống thiếu trách nhiệm, mất kiểm soát, mà thay vào đó, biến nó thành một phần của việc phát triển cá nhân, tự do sáng tạo và khám phá bản thân một cách có ý thức.

Mời bạn đọc cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
31
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10

    Xem thêm