Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội về thói quen xấu và thói quen tốt

Nghị luận xã hội về thói quen xấu và thói quen tốt được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12 nhé.

I. Dàn ý Nghị luận xã hội về thói quen xấu và thói quen tốt

Dàn ý Nghị luận xã hội về thói quen xấu và thói quen tốt mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: thói quen xấu và thói quen tốt.

2. Thân bài

a. Giải thích

Thói quen xấu: những hành động, việc làm không tốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần của con người. Thói quen xấu lâu dần ảnh hưởng đến tính cách, khiến người có nhiều thói quen xấu ngày càng phát triển theo hướng tiêu cực.

Thói quen tốt: những hành động, việc làm mang tính tích cực đến sức khỏe, lối sống, tri thức của con người. Mỗi người cần rèn luyện cho bản thân những thói quen tốt dù là nhỏ nhất để giúp bản thân mình phát triển theo hướng tích cực hơn.

→ Mỗi con người cần rèn luyện cho bản thân mình những thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu ra khỏi cuộc sống, xã hội.

b. Phân tích

- Biểu hiện và ý nghĩa của thói quen tốt:

Biểu hiện của thói quen tốt: ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc, sống ngăn nắp, gọn gàng, sống và làm việc theo thời gian biểu, sắp xếp công việc của mình một cách hợp lí.

Ý nghĩa của thói quen tốt: người sống với những thói quen tốt sẽ hình thành tính kỉ luật, sự ngăn nắp, cuộc sống luôn sạch đẹp, hạn chế được những mệt mỏi, lo toan.

- Biểu hiện và tác hại của thói quen xấu:

Biểu hiện của thói quen xấu: ăn uống linh tinh, ngủ không đủ giấc, đồ đạc bừa bãi, vứt đồ tuy tiện, sống và làm việc theo cảm hứng, không có sự sắp xếp cuộc sống, uống rượu, hút thuốc,…

Tác hại của thói quen xấu: thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, bên cạnh đó, nó làm hình ảnh của ta xấu dần đi trong mắt người khác, lâu dần dẫn đến sa sút bản thân,…

c. Liên hệ bản thân

Để rèn luyện được thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu, trước hết mỗi người cần lên cho bản thân mình một thời gian biểu hợp lí, rèn luyện cho bản thân mình những lối sống lành mạnh, tích cực, cố gắng, trau dồi, phát triển bản thân mình theo chiều hướng tích cực.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: thói quen xấu và thói quen tốt; đồng thời liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

Dàn ý Nghị luận xã hội về thói quen xấu và thói quen tốt mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: thói quen xấu và thói quen tốt. (Học sinh hình thành mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào khả năng của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Thói quen xấu: những hành động, việc làm không tốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe, lối sống của con người như: thức khuya, ăn uống không đúng giờ, hút thuốc,…

Thói quen tốt: những hành động, việc làm mang tính tích cực đến sức khỏe, lối sống, tri thức của con người dù là nhỏ nhất như: dậy sớm, tập thể dục, đọc sách,…

→ Mỗi con người cần rèn luyện cho bản thân mình những thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu ra khỏi cuộc sống, xã hội.

b. Phân tích

Khi con người từ bỏ được những thói quen xấu và tập sống theo những thói quen tốt, chúng ta sẽ khiến bản thân mình tốt hơn, trước hết là trong suy nghĩ, rồi đến sức khỏe và cả tri thức cũng được trau dồi.

Mỗi con người khi rèn luyện cho bản thân mình thói quen tốt dù là nhỏ nhoi cũng góp phần khiến cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Thói quen xấu làm cho bản thân mỗi người phát triển theo hướng tiêu cực, lâu dần trở thành người xấu, gây nên nhiều tệ nạn cho xã hội.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng những con người sống với thói quen tốt và giúp ích cho xã hội làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, được nhiều người biết đến.

d. Mở rộng

Để rèn luyện được thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu, trước hết mỗi người cần lên cho bản thân mình một thời gian biểu hợp lí, rèn luyện cho bản thân mình những lối sống lành mạnh, tích cực, cố gắng phát triển bản thân mình theo chiều hướng tích cực.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (thói quen xấu và thói quen tốt) và liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

II. Văn mẫu Nghị luận xã hội thói quen xấu và thói quen tốt

Nghị luận xã hội thói quen xấu và thói quen tốt mẫu 1

Thói quen hình thành nên tính cách, chính vì thế chúng ta cần rèn luyện cho bản thân những thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu ra khỏi cuộc sống của mình để tốt hơn từng ngày. Thói quen xấu là những hành động, việc làm không tốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần của con người. Thói quen xấu lâu dần ảnh hưởng đến tính cách, khiến người có nhiều thói quen xấu ngày càng phát triển theo hướng tiêu cực. Một vài thói hư tật xấu có ở con người mà chúng ta vẫn thường thấy như lòng đố kị, thói ích kỉ, tật lười biếng, sống dựa dẫm, nói xấu sau lưng người khác, ăn cắp vặt, phá hoại tài sản của người khác, sự vô cảm,… Thói quen xấu là ngọn nguồn của mọi sai lầm. Nó ban đầu chỉ là sợi chỉ mỏng manh nhưng sau đó là sợi dây xích chắc chắn trói buộc cuộc đời ta khiến ta lạc đường dẫn đến lầm lỗi. Đối lập với thói quen xấu, thói quen tốt là những hành động, việc làm mang tính tích cực đến sức khỏe, lối sống, tri thức của con người. Mỗi người cần rèn luyện cho bản thân những thói quen tốt dù là nhỏ nhất để giúp bản thân mình phát triển theo hướng tích cực hơn. Thói quen tốt là chìa khóa đưa ta đến thành công. Thói quen tốt giúp ta hình thành những tính cách tốt để hoàn thiện bản thân về tri thức cũng như đạo đức. Mỗi người cần rèn luyện cho bản thân những thói quen tốt dù là nhỏ nhất để giúp bản thân mình phát triển theo hướng tích cực hơn. Con người cần ý thức thật rõ những lợi ích của thói quen tốt và tác hại của thói quen xấu để có phương hướng cụ thể rèn luyện bản thân theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn. Mỗi chúng ta có một lần để sống, hãy hoàn thiện bản thân mình và trở thành một công dân tốt cống hiến được nhiều ý nghĩa cho xã hội, cho cuộc đời phát triển văn minh hơn.

Nghị luận xã hội thói quen xấu và thói quen tốt mẫu 2

Không ai bỗng nhiên trở nên tài giỏi cũng như không có người nào tự dưng trở thành kẻ xấu. Tất cả là do việc chúng ta có biết tránh xa thói quen xấu và rèn luyện cho bản thân những thói quen tốt hay không. Thói quen xấu là những hành động, việc làm không tốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần của con người. Thói quen xấu lâu dần ảnh hưởng đến tính cách, khiến người có nhiều thói quen xấu ngày càng phát triển theo hướng tiêu cực. Còn thói quen tốt là những hành động, việc làm mang tính tích cực đến sức khỏe, lối sống, tri thức của con người. Mỗi người cần rèn luyện cho bản thân những thói quen tốt dù là nhỏ nhất để giúp bản thân mình phát triển theo hướng tích cực hơn. Mỗi con người cần rèn luyện cho bản thân mình những thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu ra khỏi cuộc sống, xã hội. Biểu hiện của thói quen tốt ở việc chúng ta biết ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc, sống ngăn nắp, gọn gàng, sống và làm việc theo thời gian biểu, sắp xếp công việc của mình một cách hợp lí. Người sống với những thói quen tốt sẽ hình thành tính kỉ luật, sự ngăn nắp, cuộc sống luôn sạch đẹp, hạn chế được những mệt mỏi, lo toan. Ngược lại, người có thói quen xấu thường xuyên ăn uống linh tinh, ngủ không đủ giấc, đồ đạc bừa bãi, vứt đồ tuy tiện, sống và làm việc theo cảm hứng, không có sự sắp xếp cuộc sống, uống rượu, hút thuốc,…Thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, bên cạnh đó, nó làm hình ảnh của ta xấu dần đi trong mắt người khác, lâu dần dẫn đến sa sút bản thân,… Để rèn luyện được thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu, trước hết mỗi người cần lên cho bản thân mình một thời gian biểu hợp lí, rèn luyện cho bản thân mình những lối sống lành mạnh, tích cực, cố gắng, trau dồi, phát triển bản thân mình theo chiều hướng tích cực. Mỗi chúng ta chỉ được sống có một lần, hãy trở thành một công dân tốt, rèn luyện cho bản thân những đức tính, thói quen tốt đẹp, tránh xa những điều xấu để trở nên hoàn thiện hơn mỗi ngày.

Nghị luận xã hội thói quen xấu và thói quen tốt mẫu 3

Mỗi chúng ta ai cũng có những ưu điểm và khuyết điểm, giống như việc ở đời có những thói quen tốt và thói quen xấu. Chính vì thế, chúng ta cần có những nhận thức đúng đắn và hai thói quen này và tránh xa thói quen xấu để bản thân hoàn thiện theo hướng tích cực hơn. Thói quen xấu là những hành động, việc làm không tốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe, lối sống của con người như: thức khuya, ăn uống không đúng giờ, hút thuốc,… Còn thói quen tốt là những hành động, việc làm mang tính tích cực đến sức khỏe, lối sống, tri thức của con người dù là nhỏ nhất như: dậy sớm, tập thể dục, đọc sách,… Mỗi con người cần rèn luyện cho bản thân mình những thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu ra khỏi cuộc sống, xã hội. Khi con người từ bỏ được những thói quen xấu và tập sống theo những thói quen tốt, chúng ta sẽ khiến bản thân mình tốt hơn, trước hết là trong suy nghĩ, rồi đến sức khỏe và cả tri thức cũng được trau dồi. Mỗi con người khi rèn luyện cho bản thân mình thói quen tốt dù là nhỏ nhoi cũng góp phần khiến cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Thói quen xấu làm cho bản thân mỗi người phát triển theo hướng tiêu cực, lâu dần trở thành người xấu, gây nên nhiều tệ nạn cho xã hội. Để rèn luyện được thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu, trước hết mỗi người cần lên cho bản thân mình một thời gian biểu hợp lí, rèn luyện cho bản thân mình những lối sống lành mạnh, tích cực, cố gắng phát triển bản thân mình theo chiều hướng tích cực. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần, đừng để những năm tháng tuổi trẻ chìm trong thói quen xấu rồi sau này phải hối hận.

Nghị luận xã hội thói quen xấu và thói quen tốt mẫu 4

Muốn trở thành người có nhân cách tốt đẹp và thành công trong cuộc sống, con người phải rèn luyện được những thói quen tốt, loại bỏ được những thói quen xấu. Nhất là đối với học sinh ngày nay, việc rèn luyện thói quen tốt và khắc phục thói quen xấu là hết sức quan trọng, hết sức cần thiết.

Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích riêng rất khác nhau. Dựa vào lợi ích hoặc tác hại do thói quen mang lại, có thể chia thói quen thành hai loại: thói quen xấu và thói quen tốt. Qua thói quen có thể thấy được cá tính, văn hóa, hoàn cảnh,… của con người.

Thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích nhưng lại khó hình thành hơn thói quen xấu. Con người cần ý thức thật rõ những lợi ích của thói quen tốt và tác hại của thói quen xấu để có phương hướng cụ thể rèn luyện bản thân theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn.

Có thể nhìn thấy rất rõ, đã số học sinh ngày nay đều có những thói quen tốt hết sức đáng mừng. Phần lớn học sinh tự biết rèn luyện mình theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội, tuân thủ các nguyên tắc ứng xử chung hướng đến hoàn thiện một nhân cách tốt đẹp, trở thành người hữu ích đống góp sức mình xây dựng xã hội văn minh, đất nước cường thịnh.

Thói quen tốt được các bạn thể hiện rất đẹp đẽ và đáng khen ngợi như lễ phép với thầy cô, học hành chăm chỉ, thực hiện điều Bác Hồ dạy, luôn thương yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô và giúp đỡ bạn bè,… Những thói quen ấy cần được phát huy, gìn giữ nó cho tốt đẹp và càng ngày càng tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn có nhiều học sinh còn có nhiều thói quen xấu, gây tác động tiêu cực đến việc học tập và rèn luyện đạo đức, nhân cách của học sinh ở trường học. Những thói quen xấu âm thầm làm hư hỏng các học sinh như: nói tục chửi thề, vô lễ với thầy cô giáo, gian lận trong thi cử, tác phong thiếu nghiêm túc,…

Thói quen xấu ban đầu rất mỏng manh, dễ thay đổi. Nếu phát hiện và thay đổi từ ban đầu sẽ hết sức dễ dàng. Thế nhưng, nếu để lâu ngày, ăn sâu vào suy nghĩ thì thật kho thay đổi. Những thói quen xấu ấy nếu không được ý thức và thay đổi dần dần sẽ trở thành hành vi ứng xử và bản chất của con người. Người có nhiều thói quen xấu sẽ có hành động gây hại đến người khác. Những người như thế thường rất dẽ vi phạm pháp luật, gánh chịu những hậu quả nặng nề chỉ do thói quen xấu khó bỏ của mình.

Trong cuộc sống này, luôn có những cái tốt và cái xấu. Và những học sinh tốt thì sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, kính trọng, tin tưởng. Còn học sinh xấu thì sẽ bị mọi người khinh thường, chán ghét, không tin cậy họ và sớm muộn gì sa ngã vào tệ nạn xã hội.

Ông bà xưa có câu “gieo nhân nào thì gặp quả nấy”. Học sinh có nhiều thói xấu cần nhanh chóng khắc phục và tạo ra cho mình nhiều thói quen tốt và không ngừng phát huy cái tốt của mình. Thầy cô hãy động viên, giáo dục tốt, cha mẹ hãy nên là tấm gương tốt cho con cái học tập và làm theo. Đó có lẽ là cách giáo dục tốt nhất.

Nghị luận xã hội thói quen xấu và thói quen tốt mẫu 5

Thói quen tốt dẫn ta đến thành công. Thói quen xấu đưa ta đến thất bại. Không có gì tồi tệ và đáng buồn hơn những thói quen xấu có ở con người. Không những nó làm cho ta ngày càng xấu đi, ngăn cản ta đi đến thành công mà còn dẫn ta đến những sai lầm không đáng có. Mỗi năm vứt bỏ một thói quen xấu, rồi sẽ đến lúc khiến ngay cả người tồi tệ nhất cũng trở nên tốt đẹp.

Thói quen xấu là những thói quen không tốt, những hành vi thiếu văn hóa, thiếu lịch sự. Chúng là những yếu tố hình thành tính cách con người ta sau này. Chính vì thế ta phải từ bỏ chúng từ bây giờ. Tuy nhiên, ngoài những thói quen xấu ấy, ta còn có những thói quen tốt, giúp ta cải thiện bản thân.

Một vài thói hư tật xấu có ở con người mà chúng ta vẫn thường thấy như lòng đố kị, thói ích kỉ, tật lười biếng, sống dựa dẫm, nói xấu sau lưng người khác, ăn cắp vặt, phá hoại tài sản của người khác, sự vô cảm,….Trong đó, căn bệnh vô cảm của con người là thói hư tật xấu đáng sợ nhất. Chúng ta có thể đã chữa trị được hầu hết thói xấu xa; nhưng chúng ta vẫn chưa tìm ra liều thuốc cho thói xấu tồi tệ nhất, sự vô cảm của con người.

Thói quen xấu là ngọn nguồn của mọi sai lầm. Nó ban đầu chỉ là sợi chỉ mỏng manh nhưng sau đó là sợi dây xích chắc chắn trói buộc cuộc đời ta. Thói quen xấu thường được biểu hiện rõ ràng, từ những việc làm xấu nhỏ nhất như xưng hô thiếu lịch sự, thiếu ý thức học tập,…. cho đến những việc lớn như trộm cắp hay hút chích. Những thói quen ấy rất khó bỏ, ảnh hưởng xấu đến tương lai và nhân cách ta sau này.

Những thói xấu ấy nên được thay thế bằng những thói quen tốt. Hãy bắt đầu bằng việc tự giác học tập, làm việc nhà, tập thể dục vào mỗi sáng…. Chúng không những cải thiện tính cách của ta mà còn cho ta nhiều lợi ích khác.

Thói quen tốt là chìa khóa đưa ta đến thành công. Trước khi có thể trở nên tài giỏi ở một lĩnh vực thì ta phải có nhân cách tốt. Một người vô văn hóa, thiếu đạo đức không thể trở thành người tài giỏi. Và ta phải rèn luyện nhân cách của mình từ những thói quen hằng ngày. Thất bại chỉ là thành công tạm thời bị trì hoãn, chừng nào lòng can đảm còn tôi luyện cho khát vọng. Thói quen kiên định chính là thói quen chiến thắng.

Nguyên nhân mà ta có nhiều thói quen xấu hơn thói quen tốt là vì điều xấu có sức cám dỗ mãnh liệt, khó kìm hãm. Chúng thường nghe rất thú vị và hấp dẫn, nhưng lại mang đến hậu quả nặng nề, thậm chí là đánh đổi lấy mạng sống của chính ta. Tất cả hành động của con người bắt nguồn từ một hoặc nhiều lý do trong những lý do sau: tình cờ, bản tính, bắt ép, thói quen, lý trí, đam mê, và dục vọng.

Hiện nay, mỗi khi ra đường, ta có thể nghe được những lời chửi rủa văng tục ở mọi nơi, ngay cả những nơi mà chúng không nên xuất hiện, điển hình là trường học. Chính những điều nãy đã khiến ta đánh mất nét đẹp văn hóa, thanh lịch trong giao tiếp, ứng xử hằng ngày.

Ngoài những thói quen xấu trong giao tiếp, ta cũng thấy những bài viết về nạn trộm cắp đầy rẫy trên những trang báo, mạng xã hội,… Những vụ trộm cắp ấy xảy ra ở nhiều lứa tuổi, nhưng nổi bật lại là ở những học sinh cấp 2, cấp 3. Thông thường, nguyên nhân là để thỏa mãn như cầu cá nhân. Họ không được giáo dục, rèn luyện đến nơi đến chốn, thiếu ý thức, để rồi tự hủy hoại nhân cách của mình bằng những hành vi ấy. Tương lai của ta lại bị hủy hoại bởi chính bàn tay của mình trong chớp mắt. Thật đáng buồn.

Những thói quen ta hình thành trong thời thơ ấu không tạo nên khác biệt nhỏ nào, đúng hơn, chúng tạo ra tất cả khác biệt. Thói quen tốt sẽ đưa ta đến thành công. Thói quen xấu lại lôi kéo ta vào tương lai mịt mù, đầy tăm tối. Hãy giữ lấy sự tỉnh táo, bình tĩnh và kiên nhẫn chống lại cái xấu, đưa xã hội loài người bước về phía trước, hướng đến một thế giới tốt đẹp hơn. Để thay đổi thói quen, không còn cách nào tốt hơn là hãy lập một quyết định lý trí, rồi thực hiện hành vi mới một cách quyết liệt.

Trong cuộc sống ai cũng muốn mình sẽ là người thành công nhưng những phẩm chất của người thành công không tự nhiên mà có. Nó phải được rèn luyện qua một quá trình, từ những thói quen hàng ngày của con người. Ngạn ngữ có câu: Gieo thói quen, gặt tính cách. Để có được những phẩm chất tốt, chúng ta phải bắt đầu từ những thói quen tốt. Đó là lí do của bài học hôm nay: Rèn luyện thói quen tốt.

Nghị luận xã hội thói quen xấu và thói quen tốt mẫu 6

Trong cuộc sống hiện đại, một trong những thói hư tật xấu cần tránh đó là hay đổ lỗi cho người khác.

Đổ lỗi là hành vi cố tình bỏ qua lỗi lầm, hoặc viện ra lí do khách quan để che đậy lỗi lầm của bản thân hoặc đổ cho người khác lỗi lầm đó. Ví dụ như học sinh đổ lỗi khi quen làm bài tập về nhà, nhân viên đổ lỗi khi không hoàn thành công việc, nhà máy xí nghiệp đổ lỗi khi làm ra sản phẩm kém chất lượng,...

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thói hư tật xấu này. Đầu tiên, nhiều người sống hèn nhát, ích kỷ và thiếu trách nhiệm. Họ không dám nhận lỗi lầm về mình, nên tìm mọi cách để đổ lỗi cho những người xung quanh. Bên cạnh đó, cũng có người chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình, không quan tâm đến người khác. Khi gặp phải vấn đề, họ tìm cách bào chữa cho bản thân, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác mà không nghĩ đến việc sửa chữa, khắc phục.

Hành vi đổ lỗi sẽ gây ra nhiều hậu quả như khiến cho bản thân người đó trở nên xấu hơn, sống ích kỉ và không nghĩ đến người khác. Không chịu sửa lỗi có thì bản thân sẽ mãi giậm chân tại chỗ, không thể thành công trong cuộc sống. Trong một tập thể, chúng ta cứ đổ lỗi sẽ khiến cho tập thể mất đoàn kết.

Mỗi người cần hiểu được rằng cần nhận ra sai lầm, khắc phục để mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn. Với một học sinh thì việc rèn luyện bản thân, tránh xa những thói hư tật xấu như hay đổ lỗi cho người khác là vô cùng quan trọng.

Hãy tích cực hoàn thiện bản thân, để hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Thành công chỉ đến với những người biết nhận ra lỗi lầm và tích cực sửa chữa.

Nghị luận xã hội thói quen xấu và thói quen tốt mẫu 7

Mỗi người chúng ta đều mang trong mình cả những ưu điểm và nhược điểm riêng, tương tự như cuộc sống có sự hiện diện của cả thói quen tốt và thói quen xấu. Điều quan trọng là chúng ta cần có sự nhận thức đúng đắn về cả hai loại thói quen này và đặc biệt là hành động để tiến xa hơn trên con đường hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực.

Thói quen xấu, như thức khuya, ăn uống không đúng giờ, hoặc việc hút thuốc, chẳng những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa lối sống của con người. Trong khi đó, thói quen tốt, dù là những thay đổi nhỏ nhất như việc dậy sớm, tập thể dục, hoặc đọc sách, có thể mang lại lợi ích tích cực cho sức khỏe, cuộc sống, và tri thức của con người.

Mỗi người chúng ta cần phải tập trung vào việc xây dựng và duy trì những thói quen tích cực, nhỏ nhặt nhưng đáng giá. Bằng cách này, chúng ta không chỉ đang làm cho bản thân mình trở nên tốt hơn, mà còn đang góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Thói quen xấu có thể dẫn đến sự suy sụp của bản thân, biến con người trở thành một người tiêu cực, và gây ra nhiều vấn đề xã hội.

Khi chúng ta từ bỏ những thói quen xấu và thay thế chúng bằng những thói quen tốt, chúng ta đang tạo điều kiện cho bản thân phát triển toàn diện. Sự thay đổi bắt đầu từ suy nghĩ, lan tỏa đến sức khỏe và sự trau dồi tri thức. Mỗi người chúng ta, dù là với những thay đổi nhỏ nhặt, cũng có thể đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội và làm cho nó trở nên tốt đẹp hơn.

Thói quen xấu có thể khiến cho cuộc sống của chúng ta tiến triển theo hướng tiêu cực, khiến con người trở nên xấu xa. Để có thể rèn luyện thói quen tốt và loại bỏ thói quen xấu, chúng ta cần xác định một lịch trình hợp lý cho bản thân, tập trung vào việc phát triển lối sống lành mạnh và tích cực, và nỗ lực để thực hiện điều này trong cuộc sống hàng ngày. Cuộc sống là một hành trình đơn lẻ, và chúng ta không nên để những năm tháng tuổi trẻ trôi qua trong thói quen xấu, khiến cho sau này phải hối hận.

Nghị luận xã hội thói quen xấu và thói quen tốt mẫu 8

Không có ai bất ngờ trở thành một tài năng xuất sắc mà cũng không có ai tự dưng biến thành một người xấu xa. Mọi điều này phụ thuộc vào khả năng của chúng ta để biết cách tránh xa thói quen xấu và tạo ra những thói quen tích cực trong cuộc sống của mình. Thói quen xấu là những hành động và việc làm không tốt, chúng có thể gây hại đến sức khỏe của chúng ta, cả về thể chất và tinh thần. Những thói quen này có thể dần dần tác động đến tính cách của chúng ta, làm cho những người có nhiều thói quen xấu ngày càng phát triển theo hướng tiêu cực.

Trái lại, thói quen tốt đem lại lợi ích tích cực cho sức khỏe, cuộc sống và tri thức của con người. Do đó, mỗi người cần phải tập trung vào việc xây dựng và duy trì những thói quen tích cực, dù là những thay đổi nhỏ, nhưng chúng có thể giúp chúng ta phát triển một cách tích cực hơn.

Rèn luyện thói quen tốt đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm. Để thực hiện điều này, chúng ta cần xác định một lịch trình hợp lý cho bản thân và phải luôn dành thời gian để rèn luyện cho mình những thói quen lành mạnh và tích cực. Thói quen tốt có thể thể hiện thông qua việc ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc, duy trì sự ngăn nắp và gọn gàng trong cuộc sống hàng ngày, tuân thủ lịch trình công việc, và sắp xếp thời gian một cách hợp lý.

Những người có thói quen tốt thường phát triển sự kỷ luật, tinh thần tự quản, và cuộc sống luôn được duy trì trong tình trạng sạch sẽ, gọn gàng, giúp họ giảm bớt mệt mỏi và lo toan. Trái lại, những người có thói quen xấu thường có xu hướng ăn uống không cân đối, thiếu giấc ngủ, sống vô trật tự, thường xuyên quăng quật đồ đạc, sống và làm việc theo cảm hứng, không tuân theo lịch trình, và thậm chí tham gia vào các thói quen có hại như uống rượu, hút thuốc, và nhiều thói quen khác.

Thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hình ảnh của con người. Nó có thể khiến cho hình ảnh của chúng ta dần trở nên xấu đi trong mắt người khác và dẫn đến sự suy sụp của bản thân.

Để rèn luyện thói quen tốt và loại bỏ những thói quen xấu, mỗi người cần phải thiết lập một lịch trình hợp lý cho bản thân, rèn luyện lối sống lành mạnh và tích cực, đồng thời nỗ lực để phát triển và hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực. Cuộc sống chỉ có một lần duy nhất, vì vậy chúng ta nên cố gắng trở thành những công dân tốt, xây dựng những đức tính và thói quen tốt đẹp, và tránh xa những điều xấu để mỗi ngày chúng ta trở nên hoàn thiện hơn.

Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
79
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm