Nghị luận xã hội: Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích
Nghị luận xã hội: Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội: Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích để bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu học Ngữ văn 12. Bài viết dưới đây của VnDoc.com gồm có 2 mẫu dàn ý bài nghị luận xã hội và tổng hợp 15 mẫu bài nghị luận.
I. Dàn ý Nghị luận xã hội về ý kiến Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích
Dàn ý Nghị luận xã hội về ý kiến Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý kiến Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.
2. Thân bài
a. Giải thích
Sống có ích: sống có ước mơ, hoài bão, biết vươn lên trong cuộc sống và chan hòa, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh, có ý thức cống hiến cho cuộc đời.
Câu nói khuyên nhủ con người hãy trở thành một công dân tốt có tấm lòng nhân hậu và giúp ích cho đất nước.
b. Phân tích
• Biểu hiện của người sống có ích:
Đặt ra mục tiêu cho bản thân mình và cố gắng, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đó.
Luôn giúp đỡ những người xung quanh, không màng đến lợi ích cá nhân của bản thân.
Cống hiến năng lực, trí tuệ của bản thân mình có sự nghiệp phát triển nước nhà.
• Lợi ích, ý nghĩa của việc sống có ích:
Khiến cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn.
Giúp ích cho xã hội, cho đất nước ngày càng phát triển phồn thịnh.
Được mọi người yêu quý, tôn trọng và noi theo.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về người sống có ích để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: Dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến.
d. Phản đề
Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những người có thói ích kỉ, sống chỉ biết đến bản thân mình, không cố gắng vươn lên, không biết san sẻ với người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án và chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý kiến Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân mình.
Dàn ý Nghị luận xã hội về ý kiến Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích mẫu 2
1. Giải thích ý kiến
Người nổi tiếng được khâm phục, được mọi người biết đến về tài năng và sự thành công ở một lĩnh vực nào đó; người có ích là người đem lại lợi ích, giá trị tất đẹp cho xã hộỉ bằng những việc làm cụ thể của mình.
Về thực chất ý kiến này khẳng định giá trị đích thực của mỗi cá nhân thông qua đóng góp của họ đối với gia đình và xã hội.
2. Bàn luận về ý kiến
Luận bàn về môi quan hệ giữa hai mệnh đề: Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích.
– Khát vọng trở thành người nổi tiếng là chính đáng nhưng không phải ai cũng có năng lực, tố chất và điều kiện để đạt được.
– Nếu cố gắng bằng mọi cách để nổi tiếng, con người dễ trở nên mù quáng, ảo tưởng về bản thân, thậm chí gây tác hại cho xã hội.
– Mỗi cá nhân bằng suy nghĩ và việc làm bình thường, hoàn toàn có thể khẳng định được giá trị của bản thân, đóng góp cho cộng đồng, trở thành người có ích mà vẫn có cơ hội nổi tiếng. Tuy nhiên, có ích là điều kiện để nổi tiếng, vì thế trước khi thành người nổi tiếng thì hãy là người sống có ích.
Những người bằng lòng, an phận với những gì mình đã có, thiếu ý chí và khát vọng thì cuộc sống sẽ mất dần ý nghĩa và sẽ không còn hi vọng thành người nổi tiếng.
3. Bài học nhận thức và hành động
– Cần xác định rõ mục đích sống, ý thức được điều quan trọng trong cuộc đời là sự khẳng định giá trị của bản thân bằng những đóng góp tích cực cho xã hội.
– Không ngừng nuôi dưỡng khát vọng vươn lên trong cuộc sống.
Dàn ý Nghị luận xã hội về ý kiến Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích mẫu 3
- Giới thiệu ý kiến của đề bài: Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích.
- Giải thích :
+ Người nổi tiếng là người có tiếng tăm được nhiều người biết đến.
+ Người có ích là người có cuộc sống có ích, có ý nghĩa, cũng cần thiết và có giá trị đối với người khác, gia đình, xã hội.
+ Ý kiến là một lời khuyên về một trong những mục đích sống của con người: Hãy sống với một mục đích sống chân chính đừng cố gắng theo đuổi tiếng tăm, danh vọng mà hãy quan tâm đến giá trị của cuộc sống, nhất là với mọi người.
- Phân tích chứng minh:
+ Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng :
Tiếng tăm, danh vọng thường không phải là mục đích cao đẹp nhất của cuộc sống.
Danh vọng có thể làm tha hóa con người, làm băng hoại đạo đức và đẩy con người ta vào tội lỗi.
Để cố trở thành người nổi tiếng có những người đã đi vào những con đường bất chính, sử dụng những phương cách xấu xa. Do đó, nổi tiếng như thế chỉ là vô nghĩa.
+ Trước hết, hãy là người có ích :
Người sống có ích mang lại nhiều ích lợi cho người khác trong cuộc sống.
Sống có ích sẽ làm thăng hoa giá trị con người, thăng hoa giá trị cuộc sống.
Người có ích dù không được nổi tiếng nhưng cuộc sống của họ là cần thiết, có giá trị, có ý nghĩa đối với người khác, gia đình, xã hội. Ngay cả trong quan niệm của người xưa về “chí nam nhi”, chữ “danh” (Phải có danh gì với núi sông) luôn gắn với thực chất của hành động (Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ).
- Bình luận :
+ Nổi tiếng cũng có mặt tốt, có tác dụng tốt. Tiếng nói của người nổi tiếng thường có tác động nhiều hơn, lớn hơn đối với người khác, xã hội.
+ Nhưng đừng cố gắng chạy theo việc trở thành người nổi tiếng bằng mọi cách vì điều đó mang lại nhiều tác hại. Hãy để cho tiếng tăm được đến một cách tự nhiên bằng hành động có thực chất: hữu xạ tự nhiên hương.
+ Làm sao để là người có ích :
Hãy sống có lý tưởng;
Hãy sống có đạo đức, có trách nhiệm;
Hãy sống vì gia đình, vì xã hội, vì cộng đồng;
+ Ý kiến này là một biểu hiện cụ thể của vấn đề danh và thực trong cuộc sống con người. Giải quyết tốt mối quan hệ của vấn đề nổi tiếng và có ích, của danh và thực, người ta sẽ dễ có cuộc sống bình an, hạnh phúc, chân chính.
- Đây là một ý kiến có giá trị đúng đắn. Đồng thời nó cũng là một lời khuyên rất có tính thời sự, nhất là trước hiện tượng một bộ phận giới trẻ ngày nay đang có xu hướng tìm sự nổi tiếng bằng mọi giá.
II. Văn mẫu Nghị luận xã hội về ý kiến Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích
Nghị luận xã hội về ý kiến Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích mẫu 1
Bạn đang sống cuộc đời như thế nào? Có bao giờ bạn tự hỏi cuộc sống của mình đã tốt hay chưa, mình đã cống hiến được những điều tốt đẹp hay chưa không? Chúng ta đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích. Người nổi tiếng là người có tiếng tăm được nhiều người biết đến về tài năng và sự thành công ở một lĩnh vực nào đó. Còn người có ích là người là những việc có nghĩa, có giá trị đối với người khác, gia đình, xã hội. Ý kiến là một lời khuyên về một trong những mục đích sống của con người: Hãy sống với một mục đích sống chân chính đừng cố gắng theo đuổi tiếng tăm, danh vọng mà hãy quan tâm đến giá trị của cuộc sống. Tiếng tăm, danh vọng thường không phải là mục đích cao đẹp nhất của cuộc sống, chúng có thể làm tha hóa con người, làm băng hoại đạo đức và đẩy con người ta vào tội lỗi. Người có ích dù không được nổi tiếng nhưng cuộc sống của họ là cần thiết, có giá trị, có ý nghĩa đối với người khác, gia đình, xã hội. Mỗi cá nhân bằng suy nghĩ và việc làm bình thường, hoàn toàn có thể khẳng định được giá trị của bản thân, đóng góp cho cộng đồng, trở thành người có ích mà vẫn có cơ hội nổi tiếng. Tuy nhiên, có ích là điều kiện để nổi tiếng, vì thế trước khi thành người nổi tiếng thì hãy là người sống có ích. Người sống có ích mang lại nhiều ích lợi cho người khác trong cuộc sống và sẽ làm thăng hoa giá trị con người, thăng hoa giá trị cuộc sống. Để làm người có ích trước hết chúng ta hãy sống có lý tưởng, có đạo đức, có trách nhiệm; sống vì gia đình, vì xã hội, vì cộng đồng. Tiếp đến chúng ta cần cố gắng trau dồi, rèn luyện bản thân theo những lý tưởng cao đẹp đó từng ngày để có thể tạo ra những giá trị tốt đẹp. Mỗi ngày cố gắng một ít sớm muộn cũng sẽ có được những điều tốt đẹp. Cuộc sống cần lắm những người nghĩ phải làm phải để cống hiến hương sắc cho đời.
Nghị luận xã hội về ý kiến Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích mẫu 2
Mỗi người sống trên đời đều có những kế hoạch, những dự định riêng, và cả những nỗi lo riêng. Nhưng cuộc sống đâu chỉ thể biết đến riêng bản thân, mà cần phải quan tâm đến những người xung quanh và sống có ích, chúng ta đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích. Sống có ích là việc mỗi chúng ta sống có ước mơ, hoài bão, biết vươn lên trong cuộc sống và chan hòa, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh, có ý thức cống hiến cho cuộc đời. Mỗi người muốn trở thành một công dân tốt trước hết phải có tư duy tích cực và cố gắng sống có ích. Sống có ích còn là việc con người biết cho đi. Cho không có nghĩa là khi chúng ta có đầy đủ về vật chất mới có thể giúp đỡ người khác, mà đôi khi chỉ cần một lời hỏi han, một lời động viên đúng lúc để giúp người khác có thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực sống, bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn ngập từ trong sâu thẳm trái tim mình, hạnh phúc đó đang đến từ chính hành động đẹp đẽ của bạn. Cuộc sống này có nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất. Mỗi người chúng ta hãy thử cho đi môt cái gì đó, để rồi biến niềm hạnh của người khác thành niềm hạnh phúc của chính mình. Con người không ai hoàn hảo cả, quan trọng là chúng ta biết sống như thế nào cho xứng đáng với bản chất thật sự của mình, để không phải hổ thẹn với lương tâm. Ý nghĩa của cuộc sống nằm ngay trong những giá trị bình thường quanh ta, là tình yêu của mẹ cha, là tình thân của bạn bè, là niềm vui và hạnh phúc khi đối mặt và vượt qua khó khăn, là ước mơ và hy vọng vào ngày mai. Và điều gì nuôi dưỡng tâm hồn ta, xây đắp nên cuộc sống của chúng ta, thì ta cần, nên và phải sống vì chính những điều đó - sự “cho” và “nhận” lại.
Nghị luận xã hội về ý kiến Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích mẫu 3
Mỗi con người khi xây dựng cuộc sống của chính mình và phát triển bản thân cũng chính là xây dựng đất nước. Chúng ta cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, không ngừng cống hiến để cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn và quan trọng nhất là trở thành một công dân sống có ích trước khi muốn trở thành người nổi tiếng. Sống có ích là việc mỗi cá nhân cố gắng lao động, tạo ra nhiều thành quả tốt đẹp, góp phần xây dựng một đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, tân tiến hơn. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Sự cống hiến của mỗi cá nhân được thể hiện bằng việc chúng ta học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh, để trở thành một công dân tốt và cống hiến được những điều lớn lao, tốt đẹp cho đất nước, trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…Một thực tại chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Ai sinh ra cũng có cội nguồn, cũng có đất nước, quê hương. Chúng ta hãy sống và cống hiến hết mình để làm cho cuộc sống của mình tươi đẹp hơn cũng như góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển.
Nghị luận về ý kiến Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích mẫu 4
“Như người đứng gác đêm thầm lặng mà đẹp lắm đất nước ơi”. Lời bài hát “Đi qua vùng cỏ non” chợt vang lên trong tâm trí tôi khi tôi nghĩ về ý kiến “Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích”. Nổi tiếng là ước mơ của nhiều người, nhất là các bạn trẻ đang ở ngưỡng cửa cuộc đời khao khát được khẳng định giá trị bản thân. Khát vọng đó rất chính đáng tuy nhiên không phải ai cũng có thể làm được. Thế nhưng để trở thành một người có ích cho gia đình và xã hội thì mọi bạn trẻ đều có khả năng. Từ đó ta thấy hai mệnh đề “nổi tiếng” và “có ích” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cần được xem xét từ nhiều phía để có được cách hiểu thấu đáo.
Người nổi tiếng là người được khâm phục, được nhiều người biết đến về tài năng và sự thành công ở một lĩnh vực nào đó; người có ích là người đem lại lợi ích, giá trị tốt đẹp cho xã hội bằng những việc làm cụ thể của mình. Về thực chất, ý kiến này khẳng định giá trị đích thực của mỗi cá nhân thông qua những đóng góp của họ đối với gia đình và xã hội.
Trước tiến chúng ta hãy tìm hiểu mệnh đề “cố gắng để trở thành người nổi tiếng”. Khát vọng trở thành người nổi tiếng là một khát vọng chính đáng vì phạm có tài năng trong một lĩnh vực nào đó thì ai cũng mong mỏi mình đạt được thành tựu, trở thành mục tiêu ngưỡng mộ của người khác. Đó là một động lực mạnh mẽ để họ khổ công rèn luyện. Thế nhưng con đường trở thành người nổi tiếng là con đường chông gai nhiều hơn hoa hồng và không phải bất kỳ ai trong chúng ta cũng đủ năng lực, tố chất và điều kiện để tỏa sáng. Từ đó tất yếu dẫn đến tình trạng nhiều bạn trẻ bất chấp thủ đoạn để trở nên nổi tiếng hoặc vì quá mù quáng, ảo tưởng vào bản thân mà tự làm hại mình hoặc gây tác hại cho xã hội. Có lẽ nhiều người không lạ các hotgirl, hotboy tự xưng trên các mạng xã hội. “Cống hiến” lớn nhất của họ cho cộng đồng có lẽ là những tấm ảnh khoe thân hay giọng hát hư “Lệ Rơi” hoặc scandal yêu đương để đánh bóng tên tuổi. Họ có thể có tiếng đấy, nhưng đó là tai tiếng, không phải nổi tiếng. Giá trị đích thực của một con người không thể được xây dựng trên nền tảng ảo tưởng và rẻ rúng như thế. Nổi tiếng chỉ có thể có được từ mồ hôi, nước mắt của sự khổ luyện; tài năng thiên bẩm và điều kiện thuận lợi để phát tiết mà thôi.
Vậy thì, tại sao các bạn trẻ không nghiêm túc suy ngẫm mệnh đề thứ hai của ý kiến “hãy là người có ích”. Mỗi cá nhân, bằng những suy nghĩ, việc làm bình thường, hoàn toàn có thể khẳng định được giá trị của bản thân, đóng góp cho cộng đồng, trở thành người có ích. Chẳng hạn như xung quanh chúng ta có biết bao người từ thầy cô giáo, đến chị lao công, cô bán hàng, chú xe ôm,…tuy không nổi tiếng nhưng họ là những con người có ích, lặng thầm cống hiến sức lực của mình để xây đắp cuộc đời như “bầy ong trong đêm sâu”. Sống có ích cũng là một điều kiện để trở thành người nổi tiếng, vì thế trước khi trở thành người nổi tiếng, hãy là một người có ích. Ai cũng biết Giáo sư Ngô Bảo Châu là người được Giải Fields về toán học danh giá, thế nhưng trước đó thì ông cũng chỉ là một giáo sư đại học bình thường. Sống có ích là thái độ sống giản dị, không cần khoa trương để cầu sự nổi tiếng, tuy nhiên cần phân biệt nó với thái độ bằng lòng, an phận với những gì mình đã có, thiếu ý chí và khát vọng thì cuộc sống sẽ mất dần ý nghĩa và sẽ không còn hi vọng trở thành người nổi tiếng.
Từ sự phân tích trên, chúng ta thấy ý kiến trên hoàn toàn xác đáng. Mỗi bạn trẻ cần xác định rõ mục đích sống, ý thức được điều quan trọng trong cuộc đời là sự khẳng định giá trị của bản thân bằng những đóng góp tích cực cho xã hội. Cần không ngừng nuôi dưỡng khát vọng vươn lên trong cuộc sống, không phải chỉ để nổi tiếng mà là để trở thành một con người có ích.
Nói tóm lại, “nổi tiếng” và “có ích” không phải là hai khái niệm mâu thuẫn nhau mà chúng có mối quan hệ qua lại chặt chẽ. Sống có ích là điều kiện để trở nên nổi tiếng, nổi tiếng là cơ hội để có thể làm được nhiều việc có ích hơn. Nếu bạn không thể nổi tiếng thì sao không cố gắng là người đóng góp nhiều lợi ích nhất trong lĩnh vực của mình?
Nghị luận về ý kiến Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích mẫu 5
“Thước đo của cuộc đời không phải thời gian, mà là cống hiến”. Bởi thế, có người khuyên rằng: “Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích”
Người nổi tiếng nổi danh, lừng danh) là người có tiếng tăm, được nhiều người biết đến về tài năng và sự thành công ở một lĩnh vực nào đó. Người có ích là người đem lại lợi ích, có ý nghĩa và có giá trị tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội bằng những việc làm cụ thể và thiết thực của mình.
Mượn cách nói “Đừng….mà hãy…” biểu thị ý khuyên răn, khẳng định, thuyết phục, là lời khuyên thiết thực, bổ ích, sâu sắc về mục đích, lẽ sống, triết lý sống: Hãy khẳng định giá trị của bản thân bằng những đóng góp tích cực, có ích cho gia đình, cộng đồng, xã hội đừng chạy theo những danh vọng hão huyền, không tưởng.
Người nổi tiếng thường là những người có tố chất, thông minh, có năng khiếu, tài năng vượt trội, khác thường trong các lĩnh vực như: âm nhạc, hội họa, khoa học,…Không phải ai sinh ra cũng đã có tố chất, tài năng bởi người có khả năng thiên phú thường chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Người có năng khiếu mà không được nuôi dưỡng, không dày công khổ luyện cũng dễ bị mai một, khó trở nên nổi tiếng. Trái lại có nhiều người, dù không có năng khiếu bẩm sinh nhưng chăm chỉ cần cù, khổ luyện cũng có thể trở nên nổi tiếng.
Về thực chất, ý kiến này khẳng định giá trị đích thực của mỗi cá nhân thông qua những đóng góp của họ đối với gia đình và xã hội. Đồng thời, đây cũng là một lời khuyên về một trong những mục đích sống của con người : hãy sống với một mục đích sống chân chính đừng cố gắng theo đuổi tiếng tăm, danh vọng mà hãy quan tâm đến giá trị của cuộc sống, nhất là với mọi người.
Tiếng tăm, danh vọng thường không phải là mục đích cao đẹp nhất của cuộc sống.+ Danh vọng có thể làm tha hóa con người, làm băng hoại đạo đức và đẩy con người ta vào tội lỗi.+ Để cố trở thành người có danh tiếng có những người đã đi vào những con đường bất chính, sử dụng những phương cách xấu xa. Do đó, nổi tiếng như thế chỉ là vô nghĩa.
Người sống có ích mang lại nhiều ích lợi cho người khác trong cuộc sống.+ Sống có ích sẽ làm thăng hoa giá trị con người, thăng hoa giá trị cuộc sống.+ Người có ích dù không được nổi tiếng nhưng cuộc sống của họ là cần thiết, có giá trị, có ý nghĩa đối với người khác, gia đình, xã hội. Ngay cả trong quan niệm của người xưa về “chí nam nhi”, chữ “danh” (Phải có danh gì với núi sông) luôn gắn với thực chất của hành động (Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ).
Khát vọng trở thành người có tiếng tăm là chính đáng nhưng không phải ai cũng có năng lực, tố chất và điều kiện để đạt được. Nếu cố gắng bằng mọi cách chỉ để nổi tiếng, con người dễ trở nên mù quáng, ảo tưởng về bản thân, thậm chí gây tác hại cho xã hội. Nếu không có ước mơ, khát vọng khẳng định mình để đạt được thành công trong cuộc sống, chỉ bằng lòng, an phận với những gì mình đã có, thiếu ý chí và khát vọng vươn lên thì cuộc sống sẽ tẻ nhạt, vô nghĩa, khó có thể thành người nổi bậc trong đám đông.
Bất kỳ ai, kể cả những người sinh ra đã bị khiếm khuyết (người khuyết tật) song có mục đích sống đúng đắn, cao đẹp, bằng việc làm, hành động cụ thể để đem lại lợi ích cho gia đình, cộng đồng, xã hội đều có thể trở thành người có ích. Những người thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội có thể trở nên nổi tiếng. Song cũng có những người nổi tiếng chưa hẳn đã là người có ích. Hãy bắt đầu làm những việc có ích để trở thành người có ích là lời khuyên, phương châm sống đúng đắn, tích cực.
Mỗi cá nhân, bằng những suy nghĩ, việc làm bình thường, hoàn toàn có thể khẳng định được giá trị của bản thân, đóng góp cho cộng đồng, trở thành người có ích mà vẫn có cơ hội nổi tiếng. Tuy nhiên, có ích là điều kiện để nổi tiếng, vì thế trước khi thành người nổi tiếng thì hãy là người có ích. Những người chỉ bằng lòng, an phận với những gì mình đã có, thiếu ý chí và khát vọng thì cuộc sống sẽ mất dần ý nghĩa và sẽ không còn hi vọng trở nên nổi tiếng.
Hãy sống có lý tưởng; ước mơ và hoài bão lớn lao. Hãy sống có đạo đức, có trách nhiệm. Hãy sống vì gia đình, vì xã hội, vì cộng đồng, đặt lợi ích tập thể, cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Ý kiến này là một biểu hiện cụ thể của vấn đề danh và thực trong cuộc sống con người. Giải quyết tốt mối quan hệ của vấn đề nổi tiếng và có ích, của danh và thực, người ta sẽ dễ có cuộc sống bình an, hạnh phúc, chân chính.
Trong cuộc sống, vẫn còn có những người nổi tiếng nhưng kiêu căng, ích kỷ; người ảo tưởng về bản thân, tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để được nổi tiếng; người chỉ sống an phận không có hoài bão, ước mơ. Những người như thế thật đáng chê trách. Lời khuyên mang tính triết lý nhân sinh sâu sắc. Điều quan trọng trong cuộc đời trước tiên là sự khẳng định giá trị của bản thân bằng những đóng góp tích cực cho xã hội song vẫn phải không ngừng nuôi dưỡng khát vọng, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Cần xác định rõ mục đích sống, ý thức được điều quan trọng trong cuộc đời là sự khẳng định giá trị của bản thân bằng những đóng góp tích cực cho xã hội.
Tiếng nói của người nổi tiếng thường có tác động nhiều hơn, lớn hơn đối với người khác, xã hội. Nhưng đừng cố gắng chạy theo việc trở thành người nổi tiếng bằng mọi cách vì điều đó mang lại nhiều tác hại. Hãy để cho tiếng tăm được đến một cách tự nhiên bằng hành động có thực chất: hữu xạ tự nhiên hương.
Nghị luận về ý kiến Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích mẫu 6
Mỗi người chúng ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành ai cũng có những ước mơ, những hoài bão và có cho riêng mình những hình mẫu riêng để không ngừng cố gắng đạt được. Song ước mơ trở thành người như thế nào, sống ra sao không phải là điều dễ dàng có thể tìm thấy câu trả lời. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng "Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích". Tìm hiểu về ý kiến này, chắc hẳn sẽ mang đến cho mỗi người nhiều điều thú vị. "Đừng trở cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích", ý kiến đã mở ra trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm. Vậy nên hiểu ý kiến này như thế nào?
Trước hết, "người nổi tiếng" là những người được nhiều người trong xã hội biết đến, họ có thể là những có tài năng, giàu có, thành công ở một lĩnh vực nào đó hoặc cũng có thể nổi tiếng chỉ vì scandal. Còn "người có ích" là những người có những đóng góp ý nghĩa và thiết thực cho những người xung quanh, cho cuộc sống và xã hội bằng những việc làm, hành động cụ thể. Từ cách hiểu đó, có thể thấy, ý kiến đã đưa ra một lời khuyên đúng đắn và giàu ý nghĩa về mục đích sống của con người, hãy sống với những mục đích chân chính và cao đẹp, đừng chạy theo danh vọng, sự ngưỡng mộ của người khác mà hãy sống là một người có ích, biết quan tâm và sẻ chia với những người xung quanh, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho cộng đồng, xã hội.
Trước hết, ý kiến nêu lên vấn đề "đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng". Quả thật vậy, nổi tiếng, danh vọng luôn là ước mơ, mong muốn của nhiều người song tiếng tăm và danh vọng không phải là những thứ bất biến, có thể theo chúng ta mãi trong suốt những tháng năm của cuộc đời và chúng cũng không phải là mục đích cao đẹp nhất trong cuộc sống của mỗi người. Cùng với đó, danh vọng, tiếng tăm có thể làm con người ta rơi vào vòng xoáy của tội lỗi, của sự băng hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp bởi lẽ con đường đi đến sự nổi tiếng không phải là con đường dễ dàng, đơn giản, được trải sẵn những cánh hoa hồng mà chặng đường đó luôn tràn đầy những khó khăn, thử thách và cả những cạm bẫy buộc con người ta phải đối mặt và vượt qua.
Chính điều đó đã khiến nhiều bạn trẻ bất chấp mọi thủ đoạn, mọi cách để đạt được sự nổi tiếng mà mình hằng mong muốn. Trên thực tế đã có không ít người tìm đến sự nổi tiếng không phải vì tài năng, năng lực vốn có của mình mà lại bằng những thủ đoạn, bằng những scandal tình yêu hay bằng những hành động làm hại đến chính mình và cả những người xung quanh. Chắc hẳn, chúng ta sẽ chưa thể nào quên được câu chuyện về những người "nổi tiếng" như Khá Bảnh. Và vì những điều đó, chúng ta đừng chỉ biết cố gắng để trở thành những người nổi tiếng bởi lẽ nổi tiếng là khát vọng chính đáng song con đường để con người ta cố gắng đi đến sự nổi tiếng luôn chứa đầy những cạm bẫy, nó có thể đánh gục và biến ta thành một người hoàn toàn khác.
Cùng với việc khuyên con người "đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng" ý kiến còn nhấn mạnh, khuyên nhủ con người trước hơn hết hãy trở thành một người có ích. Người sống có ích bằng những việc làm giản dị, đời thường sẽ mang lại niềm vui cho những người xung quanh và làm cho cuộc sống ngày càng trở nên tươi sáng, tốt đẹp hơn. Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, có thật nhiều những người sống có ích, họ sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ, tình yêu của mình để mang lại niềm vui, sự bình yên và ánh sáng cho những người xung quanh.
Đó là những anh bộ đội phải xa gia đình, quê hương làm nhiệm vụ nơi biên giới xa xôi hay nơi hải đảo đầy sóng gió. Đó là những cô giáo, thầy giáo trẻ không ngại khó khăn, vất vả lên những miền rẻo cao dạy chữ cho các em nhỏ. Đó là những con người với trái tim nhân hậu và tràn đầy yêu thương để hoàn thành những chương trình thiện nguyện đầy ý nghĩa và giá trị với những hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống, mang đến cho những con người ấy niềm vui, niềm hạnh phúc, niềm tin vào ngày mai tươi sáng. Những con người ấy không phải là những người nổi tiếng nhưng hơn hết họ luôn mang lại những điều tốt đẹp cho xã hội, nhận được sự yêu thương, quý mến của những người xung quanh. Đồng thời, họ sẽ khẳng định được những giá trị tốt đẹp của bản thân và không ngừng phát huy chúng. Thêm vào đó, sống có ích cũng chính là một trong số những điều kiện để trở thành người nổi tiếng, vì vậy trước khi trở thành một người nổi tiếng hãy luôn phấn đấu để trở thành một người có ích.
Như vậy, có thể thấy, ý kiến đã đưa ra những ý kiến, quan niệm giàu ý nghĩa về mối quan hệ giữa sống nổi tiếng và sống có ích, giữa danh và thực. Có thể thấy, nổi tiếng cũng có những mặt tốt, những thế mạnh riêng của chúng nhưng mỗi người không nên bằng tất cả mọi cách, bất chấp mọi thủ đoạn để có thể trở thành người nổi tiếng. Đồng thời, giữa nổi tiếng và có ích luôn có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau, bởi vậy, trước khi muốn trở thành một người nổi tiếng thì hãy nỗ lực để trở thành người có ích. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là làm như thế nào để có thể trở thành một người sống có ích? Để làm được điều đó, trước hơn hết, mỗi người cần phải có lí tưởng, có mục đích sống rõ ràng và tốt đẹp. Đồng thời, phải biết hi sinh cái tôi cá nhân, sự ích kỉ của bản thân vì những người xung quanh, để hành động và mang lại những điều tốt đẹp, có giá trị thiết thực đối với gia đình, cộng đồng và xã hội. Thêm vào đó, phải sống có đạo đức, có trách nhiệm với bản thân và với những người xung quanh.
Tóm lại, ý kiến "Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy trở thành người có ích" là một ý kiến, một lời khuyên hoàn toàn đúng đắn đối với tất cả mọi người nhất là giới trẻ khi hiện nay có nhiều bạn trẻ đang cố gắng tìm đến sự nổi tiếng bằng mọi giá. Đồng thời, ý kiến cũng thúc giục mỗi người hãy đứng lên hành động vì những người xung quanh mình, phải biết mở lòng với những người xung quanh, như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
Nghị luận về ý kiến Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích mẫu 7
Để trở thành người nổi tiếng hay người có ích, chúng ta cần thực hành lý tưởng 'Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích'. Người nổi tiếng không chỉ là người được nhắc đến nhiều mà còn là người được tôn trọng vì đóng góp của mình. Ví dụ như thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí và nhà thơ Trần Đăng Khoa là những người nổi tiếng tích cực. Ngược lại, việc chỉ hướng đến việc trở thành người nổi tiếng mà quên đi việc làm người có ích có thể dẫn đến thất bại và sự trống rỗng. Câu tục ngữ 'Liệu cơm gắp mắm' cảnh báo về việc sống thiết thực, không nên mơ hồ và hão huyền về danh vọng. Chúng ta hãy nhớ rằng, 'Người hoàn thiện nhất là người hữu ích nhất cho xã hội', và tuổi trẻ cần phải sống đẹp, phấn đấu trở thành người có ích, góp phần vào sự phồn thịnh của đất nước.
Nghị luận về ý kiến Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích mẫu 8
"Không chỉ cố gắng đạt danh tiếng mà hãy tập trung vào việc góp phần tích cực cho xã hội" và "Tự hào về thành tựu cá nhân là quan trọng, song nhận thức về sai sót và xấu hổ còn đóng vai trò quan trọng hơn" là hai câu hỏi mở đề cập trong đề thi Văn khối C và D của kỳ thi Đại học năm 2011.
Cả hai câu hỏi này có tính cách thách thức và đáng suy ngẫm, đặc biệt khi được đánh giá bởi các ứng viên tham gia kỳ thi Đại học và cả cộng đồng phụ huynh. Chúng đã thúc đẩy sự quan tâm và tạo ra sự suy tư đối với hai vấn đề quan trọng. Ví dụ, có một câu chuyện nổi tiếng về việc "Nhà nghèo cũng phải cho Tèo đi thi đại học", cũng như ý tưởng rằng ngoài việc tập trung vào việc cho Tèo tham gia thi, cũng nên xem xét cho một số ngôi sao tham gia kỳ thi Đại học.
Một người bạn của tôi đã nhấn mạnh rằng: "Không chỉ cố gắng đạt danh tiếng mà hãy tập trung vào việc góp phần tích cực cho xã hội. Điều này đặc biệt đúng đối với một số hot-girl hiện nay, có vẻ như thay vì thể hiện tài năng, họ chỉ tập trung vào việc khoe thân thể".
Trước tiên, chúng ta cần hiểu rằng, việc trở thành một ngôi sao giải trí là khác biệt so với việc trở thành người nổi tiếng. Thường thì, sự nổi tiếng ngày nay không phải bởi vì công việc đóng góp tích cực và đáng khen ngợi cho nghệ thuật, mà thường là kết quả của những hành vi gây chú ý và gây tranh cãi. Nhà biên đạo múa Lê Vũ Long từng nêu lên quan điểm: "Sự nổi tiếng ngày nay quá dễ dàng, một cô hot-girl khoe thân thể và trở nên nổi tiếng, trong khi những người nỗ lực trong nghệ thuật thường làm việc trong tĩnh lặng".
Sau mọt thời kỳ nghẽn lồng của V-Pop, khi một số hot-girl với khả năng hát karaoke cấp phường lấn át âm nhạc Việt, vẫn có một số hot-girl khác, dẫu cho họ có vẻ ngoại hình dài và đã qua nhiều phẫu thuật thẩm mỹ, vẫn đều tỏ ra quyết tâm "xâm nhập" vào làng nhạc với những tuyên bố đầy thách thức: "Tôi sẽ tham gia âm nhạc, tôi quyết tâm trở thành ca sĩ". Cả Vy Oanh và Maria Đinh đều đã lập tức "đặt lời thề" sau khi khoe ảnh hở hang.
Người đẹp Việt Nam có nhiều tài, họ không chỉ làm người mẫu, mà còn thể hiện tài năng trong diễn xuất và ca hát. Tuy nhiên, có thể nhiều người trong số họ chưa thể đối mặt với hai câu hỏi nghị luận được đề cập. Nếu họ có kiến thức thực sự, đặc biệt là trong môn văn – ngôn ngữ của tâm hồn, thì họ có thể tránh xa những hành vi phản cảm và không đáng chú ý như hiện tại. Hãy nhớ lời nhắc nhở của một người đọc có tên là Ngọc Quang: "Phi Thanh Vân, hãy tự hào về vẻ đẹp da nâu của bạn, nhưng đừng quên rằng 'biết xấu hổ còn quan trọng hơn', đừng hát và không cần phát biểu gì thêm".
"Không chỉ cố gắng đạt danh tiếng mà hãy tập trung vào việc góp phần tích cực cho xã hội", hy vọng rằng nhiều ngôi sao và người nổi tiếng có thể nhận thức được điều này. Gần đây, có một trường hợp của một "yêu nữ đồ hiệu", người đã lên tiếng không đúng lúc và không đủ trình độ văn hóa khi trả lời phỏng vấn. Mỹ Linh, một ca sĩ có danh tiếng, đã đánh giá chính xác khi nhận xét rằng "âm nhạc có tinh hoa thì cũng có rác". Việc cố gắng thể hiện danh tiếng thông qua việc phô trương vật chất không đáng khen ngợi, kết hợp với những phát ngôn không đúng mực, chỉ cho thấy mức độ nhận thức và văn hóa của một số người còn hạn chế.
Trong thế giới giải trí hiện nay, nhiều sự kiện vô nghĩa và không có giá trị đang diễn ra, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc. Vì vậy, có thể xem xét cho một số người "nổi tiếng" tham gia kỳ thi ĐH, với hai câu hỏi nghị luận đã nêu. Hi vọng rằng, điều này sẽ giúp loại bỏ một số yếu tố không cần thiết và không có giá trị trong lĩnh vực giải trí.
Nghị luận về ý kiến Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích mẫu 9
Mỗi con người chúng ta ra đời, trưởng thành và phát triển đều mang trong mình những hoài bão, ước mơ và xây dựng những hình mẫu cá nhân để tận tâm theo đuổi. Tuy nhiên, con đường chinh phục ước mơ và trở thành người mình mong muốn không hề dễ dàng và câu trả lời cho việc sống ra sao không phải lúc nào cũng dễ tìm thấy. Trong bối cảnh này, một quan điểm đã được đặt ra là "Hãy tập trung vào việc trở thành người có ích thay vì chỉ tìm kiếm danh vọng". Tìm hiểu và thảo luận về quan điểm này chắc chắn sẽ mở ra nhiều góc nhìn hấp dẫn về cách sống và định hướng cuộc đời.
Trước hết, cần phải hiểu rõ hơn về ý nghĩa của "người nổi tiếng". Những người nổi tiếng thường được biết đến rộng rãi trong xã hội, họ có thể là những cá nhân với tài năng xuất chúng, thành công ở lĩnh vực nghệ thuật, thể thao hoặc người nổi tiếng vì những vụ scandal. Trong khi đó, "người có ích" là những người đóng góp tích cực, thiết thực cho cộng đồng xung quanh bằng những hành động thiện nguyện và đáng khen ngợi. Từ hai khía cạnh này, có thể thấy rằng quan điểm đã đưa ra thực sự mang trong nó một lời khuyên quý báu về mục tiêu sống: hãy tập trung vào việc hình thành mục tiêu sống cao cả và đáng trân trọng, đừng theo đuổi sự nổi tiếng vô nghĩa và cứng đầu.
Chúng ta không thể phủ nhận rằng mối quan tâm đối với việc trở thành người nổi tiếng đã tạo ra một áp lực lớn đối với nhiều người. Sự nổi tiếng có thể mang lại sự hưởng thụ tạm thời nhưng cũng đồng thời đưa ta vào cuộc đua không ngừng nghỉ với thời gian và xã hội. Nếu không biết cách đối mặt với áp lực và thách thức, ta có thể bị lạc hướng và trở nên xa lánh giá trị đạo đức và ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Chẳng hạn, không ít người đã tự đặt lên mình áp lực phải trở thành người nổi tiếng bằng mọi cách, thậm chí là bằng cách dùng đến những hành động không đúng đắn. Khái niệm "nổi tiếng" đã dẫn đến những trường hợp gây phẫn nộ như Khá Bảnh, người đã sử dụng những thủ đoạn không chính đáng để đạt được mục tiêu cá nhân. Do đó, việc tập trung vào việc trở thành người có ích sẽ giúp chúng ta giữ vững giá trị và ý thức đạo đức trong cuộc sống, đồng thời hướng tới những hành động thiết thực và tích cực hơn trong xã hội.
Hãy tưởng tượng một thế giới nơi mọi người đều chú trọng vào việc giúp đỡ nhau, lan tỏa yêu thương và xây dựng một môi trường sống tốt đẹp hơn. Sống có ích không nhất thiết phải đòi hỏi chúng ta phải là người nổi tiếng, mà thay vào đó, nó tập trung vào việc ta làm gì để góp phần vào xã hội và làm thay đổi cuộc sống của người khác. Những hành động nhỏ bé hàng ngày cũng có thể tạo ra những tác động tích cực lớn lao, từ việc giúp đỡ một người vượt qua khó khăn, hỗ trợ cộng đồng trong các hoạt động thiện nguyện, đến việc chia sẻ tri thức và kinh nghiệm với người khác.
Cuối cùng, quan điểm "Hãy tập trung vào việc trở thành người có ích thay vì chỉ tìm kiếm danh vọng" là một lời khuyên đầy ý nghĩa và giá trị, hướng chúng ta vào hành trình tìm kiếm ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Hãy chấp nhận và trân trọng những gì mình có, và dành thời gian và tâm huyết để đóng góp vào xã hội, để làm cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn, một chút mỗi ngày. Qua việc sống có ích, ta có thể tạo nên những dấu ấn vĩnh cửu và đánh dấu một cuộc đời ý nghĩa.
Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung