Sơ đồ tư duy Vợ Chồng A Phủ

Ngoài bài Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ, VnDoc mời bạn tham khảo bài Sơ đồ tư duy Vợ Chồng A Phủ, qua bộ sơ đồ tư duy các bạn học sinh sẽ nắm chắc nội dung bài học một cách đơn giản hơn, từ đó các bạn học sinh sẽ có kết quả cao hơn trong học tập. VnDoc mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

I. Tóm tắt Vợ chồng A Phủ

Tác phẩm Vợ Chồng A Phủ kể về cuộc đời của đôi trai gái người Mèo là Mị và A Phủ. Mị là một cô gái trẻ, đẹp. Cô bị bắt làm vợ A Sử -con trai thống lý Pá Tra để trừ một món nợ truyền kiếp của gia đình. Lúc đầu, suốt mấy tháng ròng, đêm nào Mị cũng khóc, Mị định ăn lá ngón tự tử nhưng vì thương cha nên Mị không thể chết. Mị đành sống tiếp những ngày tủi cực trong nhà thống lí. Mị làm việc quần quật khổ hơn trâu ngựa và lúc nào cũng “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Mùa xuân đến, khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình thiết tha Mị nhớ lại mình còn trẻ, Mị muốn đi chơi nhưng A Sử bắt gặp và trói đứng Mị trong buồng tối.

A Phủ là một chàng trai nghèo mồ côi, khoẻ mạnh, lao động giỏi. Vì đánh lại A Sử nên bị bắt, bị đánh đập, phạt vạ rồi trở thành đầy tớ không công cho nhà thống lí. Một lần, do để hổ vồ mất một con bò khi đi chăn bò ngoài bìa rừng nên A Phủ đã bị thống lí trói đứng ở góc nhà. Lúc đầu, nhìn cảnh tượng ấy, Mị thản nhiên nhưng rồi lòng thương người cùng sự đồng cảm trỗi dậy, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ rồi theo A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài…

II. Cách vẽ sơ đồ tư duy Vợ Chồng A Phủ

Sơ đồ tư duy văn học là bản tóm tắt một cách dễ hiểu và sinh động của một tác phẩm. Từ sơ đồ tư duy này, các bạn học sinh dễ dàng hiểu và nắm bắt được nội dung của bài học, từ đó có thể hình thành nhiều dạng bài từ phân tích nhân vật đến phân tích tác phẩm.

Để hình thành sơ đồ tư duy truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, các em học sinh cần nắm được những luận điểm lớn như: Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí, sau khi về làm dâu và tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân cũng như nhân vật A Phủ và nội dung, nghệ thuật chính của truyện.

Để sơ đồ tư duy thêm sinh động, tạo cảm hứng cho người học, các em có thể tự sáng tạo những hình vẽ ngộ nghĩnh hoặc màu sắc khác nhau. Việc hình thành sơ đồ tư duy văn học không chỉ giúp các em nắm chắc kiến thức bài học đó hơn mà còn giúp các em thỏa sức sáng tạo văn học và khiến cho việc học văn thêm thú vị, bổ ích hơn.

III. Sơ đồ tư duy Vợ Chồng A Phủ

MẪU SỐ 1

MẪU SỐ 2

Sơ đồ tư duy Vợ Chồng A Phủ

MẪU SỐ 3

Sơ đồ tư duy Vợ Chồng A Phủ

Sơ đồ tư duy nhân vật Mị

- Một cô gái âm thầm, lẻ loi, sống như gắn vào những vật vô tri, vô giác: “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”.

- Một cô con dâu nhà thống lý quyền thế, giàu sang “nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện” nhất làng nhưng lúc nào cũng “cúi mặt”, “buồn rười rượi”.

- Hình ảnh của Mị hoàn toàn tương phản với cái gia đình mà Mị đang ở. Sự tương phản ấy báo hiệu một cuộc đời không bằng phẳng, một số phận nhiều uẩn khúc và một bi kịch của cõi nhân thế nơi miền núi cao Tây Bắc.

Ngữ văn 12: Sơ đồ tư duy Vợ Chồng A Phủ

Sơ đồ tư duy Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân

-----------------------------

VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc bài: Sơ đồ tư duy Vợ Chồng A Phủ. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời các bạn tham khảo tài liệu Soạn Văn Lớp 12 (ngắn nhất), Đề thi học kì 1 lớp 12 mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp. Chúc các bạn học sinh học tập hiệu quả!

Đánh giá bài viết
14 60.683
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm