Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án bài Tuyên ngôn độc lập

Giáo án Ngữ văn 12 bài Tuyên ngôn độc lập

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 12 bài “Tuyên ngôn độc lập” để có thể chuẩn bị giáo án, bài giảng, soạn bài Tuyên ngôn độc lập trước khi giảng dạy hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Ngữ văn 12 tuần 2 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Ngữ văn lớp 12 bài Thuốc

Giáo án bài Sóng

Giáo án Vợ nhặt

GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ BÀI: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

- Hồ Chí Minh -

PHẦN II: TÁC PHẨM

I. Mục tiêu

Giúp HS:

  • Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của bản Tuyên ngôn độc lập.
  • Hiểu được vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả qua bản Tuyên ngôn độc lập.

II. Phương tiện thực hiện

  • Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.
  • Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.
  • Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1.

III. Cách thức tiến hành

  • GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: thảo luận nhóm, phát vấn, phân tích, diễn giảng, tranh ảnh minh hoạ…

IV. Tiến trình bài dạy

1. Kiểm tra bài cũ:

Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh.

Phần một: Tác giả.

Câu hỏi:

a. Quan điểm sáng tác của tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh?

b. Di sản văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh?

c. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh?

2. Vào bài mới:

Như ta đã biết, chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là một nhà văn chính luận mẫu mực. Điều này ta có thể thấy qua một tác phẩm bất hủ của Người: Tuyên ngôn độc lập.

3. Tiến trình dạy:

Hoạt động của GV và HSNội dung bài học

1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời và mục đích của bản Tuyên ngôn độc lập.

- Câu hỏi 1: Bản tuyên ngôn ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?

B. PHẦN HAI: TÁC PHẨM

I. Tìm hiểu chung:

1. Hoàn cảnh ra đời:

- Thế giới:

  • Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.
  • Nhật đầu hàng Đồng minh.

- Trong nước: Cả nước giành chính quyền thắng lợi.

  • 26 - 8 - 1945: Hồ chủ tịch về tới Hà Nội.
  • 28 -8 1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội.
  • 2 - 9 - 1945: đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
- Câu hỏi 2: Bản tuyên ngôn được Bác viết và đọc tại quảng trường Ba Đình nhằm mục đích gì?

2. Mục đích sáng tác:

- Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc trước quốc dân và thế giới.

- Tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến; khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và bày tỏ quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc.

- Câu hỏi 3: Bản tuyên ngôn độc lập có thể chia thành mấy đoạn? Nêu ý chính của mỗi đoạn?

3. Bố cục:

a. Đoạn 1: Từ đầu “…không ai chối cãi được”
Nêu nguyên lí chung của bản tuyên ngôn độc lập

b. Đoạn 2: Từ “Thế mà, …. phải được độc lập”

Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khẳng định thực tế lịch sử nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

c. Đoạn 3: (Còn lại)

Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ nền độc lập.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
19
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm