Giáo án Lịch sử 10 bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)

Giáo án Lịch sử 10: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)

Giáo án Lịch sử 10 bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) được chọn lọc kỹ càng, chi tiết giúp các em học sinh biết được được những nội dung cơ bản các chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta và những chuyển biến kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta trong thời Bắc thuộc. Mời quý thầy cô tham khảo!

Giáo án Lịch sử 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Giáo án Lịch sử 10 bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Tiếp theo)

Bài 15: THỜI BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (TỪ THẾ KỶ II TCN ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ X)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

  • Biết được những nội dung cơ bản chính sách đô hộ của cá riều đại phong kiến phương bắc ở nước ta.
  • Trình bày được những chuyển biến kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc.

2. Kỹ năng:

Bồi dưỡng kỹ năng liên hệ giữa ngyên nhân và kết quả, chính trị với kinh tế, văn hóa, xã hội.

3. Thái độ:

Giáo dục tinh thần đấu tranh chống áp bức giành độc lập dân tộc.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

  • Lược đồ SGK lớp 10.
  • Tài liệu khác.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

  • Câu hỏi 1: Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang – Âu Lạc.
  • Câu hỏi 2: Đời sống vật chất tinh thần của người Việt Cổ trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc.

2. Bài mới:

Từ sau khi nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm năm 179 TCN cho đến đầu thế kỷ X, nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. Lịch sử thường gọi đó là thời kỳ Bắc thuộc. Để thấy được chế độ cai trị tàn bạo, âm mưu thâm độc của phong kiến phương Bắc đối với dân tộc ta và những chuyển biến về kinh tế văn hóa xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc chúng ta cùn tìm hiểu bài 15.

3. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản

* Hoạt động 1: Tìm hiểu tổ chức bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc đối với nước ta.

- GV giảng giải: Năm 179 CN, Triệu Đà xâm lược Âu Lạc. Từ đó nước ta lần lượt bị các triều đại phong kiến Trung Quốc: nhà Triệu, Hán, Tùy, Đường đô hộ. Đất Âu lạc cũ bị chia thành các quận, huyện.

- Nhà Triệu chia thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.

- Nhà Hán chia làm 3 quận, sáp nhập vào bộ giao chỉ cùng với 1 số quận của Trung Quốc.

- Nhà Tùy, Đường chia làm nhiều châu.

Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 – 43, chính quyền đô hộ cử quan lại cai trị đến cấp huyện (Trực trị).

- GV phát vấn: Các triều đại phong kiến phương Bắc chia Âu Lạc cũ thành quận, huyện nhằm mục đích gì?

- HS trả lời.

- GV bổ sung, kết luận về âm mưu thâm độc của chính quyền phương Bắc.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu chính sách bóc lột và đồng hóa về văn hóa của chính quyền cai trị phương Bắc.

- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy những chính sách bóc lột về kinh tế của chính quyền đô hộ.

- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung, chốt ý.

- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột của chính quyền đô hộ?

- GV gợi ý để HS trả lời: Đó là chính sách bóc lột triệt để, tàn bạo.

- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy những chính sách về văn hóa của chính quyền đô hộ.

- GV gợi cho HS nhớ lại những kiến thức đã học về Nho giáo. Giáo lý Nho giáo quy định tôn ti, trật tự xã hội rất khắc khe, ngặt nghèo. Vì vậy, chính quyền thống trị thường lợi dụng Nho giáo, biến Nho giáo thành công cụ để thống trị nhân dân. Chính quyền đô hộ phương Bắc truyền bá Nho giáo vào nước ta cũng không nằm ngoài mục đích đó.

- GV phát vấn: Chính sách đó của chính quyền đô hộ nhằm mục đích gì?

- GV gợi ý: Chính quyền đô hộ bắt nhân dân phải thay đổi phong tục cho giống với người Hán.

- HS suy nghĩ trả lời.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận về mục đích của chính quyền đô hộ để HS thấy được âm mưu thâm độc của chính quyền phương Bắc.

- GV tiểu kết: Chính sách bóc lột vô cùng tàn bạo và thâm độc của chính quyền đô hộ kéo dài hàng ngàn năm trong thời Bắc thuộc quả là một thử thách vô cùng cam go, ác liệt với dân tộc ta trong cuộc đấu tranh giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Những chính sách đó đưa đến sự chuyển biến xã hội như thế nào? Chúng ta vào mục 2.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội.

- GV thuyết trình về tình hình kinh tế của nước ta thời Bắc thuộc cơ bản như trong SGK sau đó kết luận.

- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế nước ta thời Bắc thuộc?

- Gợi ý: So với thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc có biến đổi không? Biến đổi nhanh hay chậm? nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi?

- HS trả lời.

- GV bổ sung, kết luận.

- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được trong bối cảnh chính quyền đô hộ ra sức thực hiện âm mư đồng hóa, văn hóa dân tộc vẫn phát triển và giữ được bản sắc.

- GV bổ sung, kết luận.

- GV nhấn mạnh: tiếp thu có chọn lọc các yếu tố bên ngoài. Đó là kết quả tất yếu của sự giao lưu văn hóa.

- GV phân tích: Mặc dù chính quyền đô hộ thi hành những chính sách đồng hóa, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán. Nhưng do tổ tiên đã kiên trì đấu tranh qua hàng nghìn năm nên đã bảo vệ được bản sắc văn hóa dân tộc. Dưới bầu trời của các làng, xã Việt Nam, phong tục, tập quán của dân tộc vẫn được giữ gìn và phát huy.

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK rồi so sánh với thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc để thấy được sự biến đổi về xã hội.

- HS đọc SGK, so sánh tìm câu trả lời.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.

- GV phân tích để HS thấy được quan hệ bóc lột địa tô phong kiến xâm nhập vào đất Âu Lạc cũ và sẽ dẫn đến sự biến đổi sâu sắc hơn về mặt xã hội. Các tầng lớp xã hội có chuyển biến thành các tầng lớp mới. Một số nông dân công xã tự do biến thành nông nô. Một số người nghèo khổ biến thành nô tì.

1. Chế độ cai trị.

a. Tổ chức bộ máy cai trị.

- Các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu, Hán, Tùy, Đường đều chia nước ta thành các quận, huyện; cử quan lại cai trị đến cấp huyện; biến nước ta thành bộ phận đất đai của Trung Quốc.

- Áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

b. Chính sách về kinh tế và văn hóa.

- Kinh tế:

+ Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.

+ Nắm độc quyền muối và sắt.

+ Quan lại bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.

- Chính sách về văn hóa:

+ Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ Nho.

+ Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.

+ Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.

Nhằm mục đích thực hiện âm mưu đồng hóa dân tộc Việt Nam.

2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội.

a. Về kinh tế:

- Trong nông nghiệp:

+ Công cụ sắt được sử dụng phổ biến. Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh.

+ Thủy lợi mở mang.

+ Năng suất lúa tăng hơn rước.

- Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể.

+ Nghề cũ phát triển hơn. Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh.

+ Đường giao thông thủy bộ giữa các vùng, quận hình thành.

- Về văn hóa:

+ Một mặt ta tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa thời Hán – Đường như: ngôn ngữ, văn tự.

+ Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn giữ được phong tục, tập quán: nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giày, tông trọng phụ nữ.

Tuy nhiên, nhân dân ta không bị đồng hóa.

- Về xã hội có chuyển biến:

+ Ở một số nơi, nông dân tự do bị nông nô hóa, bị bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.

+ Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ ngày càng gay gắt.

+ Đấu tranh chống đô hộ.

4. Củng cố:

  • Chính sách đô hộ của chính quyền phương Bắc: Mục đích, kết quả?
  • Sự biến đổi về kinh tế văn hóa, xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc?

5. Dặn dò:

Trả lời câu hỏi cuối bài 15 SGK.

Để học tốt môn Lịch sử lớp 10, mời các bạn tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
13 12.383
Sắp xếp theo

    Giáo án Lịch sử lớp 10

    Xem thêm