Giáo án STEM lớp 1

Giáo án STEM lớp 1 file word

Hướng dẫn soạn giáo án STEM lớp 1 bao gồm giáo án chi tiết 10 bài học: bài 1 -> bài 6, bài 10 -> bài 14 giúp quý thầy cô tiếp cận nguồn giáo án STEM tiểu học mới nhất theo chương trình GDPT mới của bộ Giáo dục & Đào tạo.

Lưu ý: Giáo án STEM lớp 1 được VnDoc.com cập nhật liên tục đến khi đầy đủ các bài học, bạn đọc click chọn "Lưu bài viết" để update nhanh nhất trọn bộ giáo án STEM tiểu học.

Giáo án STEM lớp 1 Bài 1: Trải nghiệm cùng Khay 10 học Toán

BÀI 1: TRẢI NGHIỆM CÙNG KHAY 10 HỌC TOÁN

(2 tiết)

Gợi ý thời điểm thực hiện:

Khi dạy nội dung Các số từ 0 đến 10 (môn Toán)

Bài 2: Các số 6, 7, 8, 9, 10 - sách Toán 1- Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài 17: Số 10 - sách Toán 1- Chân trời sáng tạo

Bài 8: Luyện tập - sách Toán 1- Cánh diều

Mô tả bài học:

Thực hiện được đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 10, phối hợp với các kĩ gấp, xé, dán,.. để tạo ra dụng cụ khay 10 học Toán.

Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học:

Môn học

Yêu cầu cần đạt

Môn học chủ đạo

Toán

– Đếm, đọc được các số trong phạm vi 10

Môn học tích hợp

Mĩ thuật

– Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm

– Phối hợp được một số kĩ năng: gấp, vẽ,... trong thực hành, sáng tạo.

– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Vận dụng đếm, đọc được các số trong phạm vi 10.

- Thực hành sử dụng các vật liệu đơn giản để làm “Khay 10 học toán”.

- Sử dụng “Khay 10 học toán” để đếm nhanh số lượng hình.

- Tự tin trình bày ý kiến khi thảo luận đề xuất ý tưởng và trưng bày, giới thiệu sản phẩm của nhóm mình trước lớp.

- Hợp tác với các bạn để tạo sản phẩm và điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm của nhóm.

- Có cơ hội hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Dụng cụ và vật liệu (dành cho 1 nhóm 4 học sinh)

STT

Thiết bị/ Học liệu

Số lượng

Hình ảnh minh hoạ

1

Giấy trắng hoặc bìa màu hoặc bìa carton cỡ A4

4 tờ

2. Chuẩn bị của học sinh (dành cho 1 nhóm)

STT

Thiết bị/Dụng cụ

Số lượng

Hình ảnh minh hoạ

1

Bút màu

1 hộp

2

Băng giấy màu

2 cuộn

3

Hồ dán

2 lọ

4

Kéo

2 cái

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1. Chơi trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”

- GV chiếu video bài hát “bé tập đếm” và mời HS cùng hát, vận động theo clip.

- HS hát và vận động theo.

- GV hỏi: Trong bài hát vừa rồi, 4 là số lượng của con vật nào?

- HS trả lời (con bướm).

- GV kết nối và mời HS chơi trò chơi: “Ai nhanh – ai đúng”.

- Cô giới thiệu với cả lớp cách chơi: Quản trò yêu cầu người chơi lấy số lượng đồ dùng bất kì trong bộ đồ dùng học tập. Người chơi lấy số lượng theo đúng yêu cầu. Ví dụ: Quản trò hô “Tôi cần 2 tam giác!”, các em lấy 2 tam giác trong bộ đồ dùng đặt lên bàn.

- HS lắng nghe cách chơi.

- GV mời HS lên làm quản trò cho cả lớp chơi.

- HS cả lớp chơi theo quản trò. Lấy đúng số lượng đồ dùng quản trò yêu cầu và xếp ra bàn theo thứ tự các lần. (khoảng 5 lần)

- GV đề nghị hai HS ngồi cạnh nhau kiểm tra các lần lấy của nhau xem có đúng không:

+ Cô mời hai bạn ngồi cùng bàn kiểm tra xem chúng ta có lấy số đồ dùng giống nhau không nhé.

+ Lần 1: 2 tam giác; Lần 2: 3 hình tròn;… (GV nêu lại số đồ dùng mà quản trò đã yêu cầu để HS kiểm tra.)

- HS kiểm tra lẫn nhau và báo kết quả.

- GV hỏi: Khi kiểm tra số số dùng các lần, con làm thế nào?

- HS trả lời theo suy nghĩ. (Con đếm ạ).

- GV: Trò chơi này được nhiều bạn nhỏ rất thích. Các bạn HS trong sách Bài học STEM cũng chơi như chúng ta đấy. Chúng ta cùng quan sát bức tranh trang 6, sách Bài học STEM và cho cô biết, các bạn dùng những gì để chơi trò chơi?

- HS trả lời theo suy nghĩ.

+ Các bạn cũng dùng bộ đồ dùng học Toán.

+ Các bạn có thêm đồ dùng để xếp các hình trò.

+…

- GV: Hình màu trắng, có 10 ô đó cô gọi là khay 10 học Toán. Khay 10 giúp chúng ta điều gì trong học Toán? Các con có thích làm một chiếc khay như vậy không? Chúng ta cùng thực hiện tiếp hoạt động 2 để hiểu hơn về bài và sau đó sẽ đi làm khay 10 nhé.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2: Thực hành nhận biết số trong phạm vi 10

(Nghiên cứu kiến thức nền)

a) Số?

* Thực hiện bài tập

- GV yêu cầu HS mở sách Bài học STEM 1, trang 7.

- HS thực hiện mở sách.

- GV hỏi: Bài 2 yêu cầu chúng ta làm gì?

- HS trả lời theo suy nghĩ (Có mấy số? Số mấy? ...)

- GV hỏi: Cô mời một bạn nêu cách thực hiện phần a?

- HS trả lời theo suy nghĩ. (Đếm số hình tròn trong mỗi hình và viết số)

- GV khẳng định lại cách làm: Đếm số hình và điền số vào ô vuông. Sau đó, mời cả lớp làm bài.

- HS làm bài cá nhân.

- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau kiểm tra và chữa bài cho nhau.

- HS làm việc theo cặp.

- GV chữa bài trước lớp. GV bấm slide trên bài giảng điện tử để chữa từng ý cho HS. Mỗi lần chiếu đến hình nào thì hỏi. “Có mấy hình tròn?”

- GV cũng có thể chuẩn bị các hình như trong sách, dán lên bảng để HS lên viết số tương ứng.

- GV cùng có thể sử dụng hình nam châm, gắn lên bảng để chữa từng ý.

- HS trả lời lần lượt từng ý theo điều hành của cô.

khay 1 có: 7 hình tròn

khay 2 có: 5 hình tròn

khay 3có: 6 hình tròn

khay 4 có: 4 hình tròn

khay 5 có: 8 hình tròn

khay 6 có: 10 hình tròn

- Trong quá trình chữa bài, GV hỏi HS để phân tích từng ý. Ví dụ:

+ Vì sao con điền số 8 vào khay số 5.

- HS trả lời.

+ Vì khay đó có 8 hình tròn

+ Làm thế nào để biết khay đó có 8 hình tròn?

+ Con đếm từ 1 đến hết thấy có 8 hình tròn.

+ Con thấy hàng ngang trên có 5 hình tròn.

+ Hàng ngang dưới có 3 hình tròn, tất cả có 8 hình tròn.

+ Con thấy hàng ngang trên có 5 hình tròn, hàng ngang dưới có 3 hình tròn. 5 hình tròn và 3 hình tròn tất cả là 8 hình tròn.

* Tìm hiểu khay 10

- GV hỏi:

+ Quan sát các hình vừa làm, con thấy khay 10 có hình gì?

- HS: Hình chữ nhật.

+ Khay 10 có mấy hàng, mỗi hàng có mấy ô?

- HS: 2 hàng, mỗi hàng có 5 ô.

+ Các ô như thế nào với nhau?

- HS: các ô bằng nhau.

- GV khẳng định: Khay 10 là 1 khung hình chữ nhật được chia thành 10 ô có khoảng cách bằng nhau. Khay 10 có 2 hàng, mỗi hàng có 5 ô.

b) Xếp thêm cho đủ số hình tròn

- GV: Mời một bạn đọc cho cô yêu cầu của phần b?

- HS: Xếp thêm cho đủ số hình tròn.

- GV: Các con đã biết cấu tạo của khay 10. Hãy dựa vào cấu tạo của Khay 10 để xếp hình cho đúng và nhanh.

- HS xếp thêm hình; chữa bài trong nhóm; chữa trước lớp.

- Trong quá trình HS chữa bài, GV có thể nêu câu hỏi để HS phân tích. Ví dụ:

+ Con đã xếp thêm mấy hình tròn để được 5 hình tròn?

- HS: Có 2 hình tròn, con xếp thêm 3 hình tròn để được 5 hình tròn.

+ Con đã xếp thêm mấy hình tròn để được 10 hình tròn?

- HS: Có 5 hình tròn, con xếp thêm 5 hình tròn để được 10 hình tròn.

+ Con đã xếp thêm mấy hình tròn để được 7 hình tròn?

- HS: Có 1 hình tròn, con xếp thêm 6 hình tròn để được 7 hình tròn.

- GV giảng: Dựa vào khay 10 ta có thể dễ dàng biết cấu tạo của 1 số. VD: 5 gồm có 2 và 3.

- GV: Hãy dựa vào khay 10 nêu cho cô cấu tạo của số 10? Số 7?

(GV có thể yêu cầu nêu số khác)

HS nêu. Nối tiếp nhau.

NGHỈ GIỮA TIẾT 1 VÀ TIẾT 2

Trò chơi: Thụt – Thò

- GV phổ biến cách chơi: Các con thực hiện theo lời cô nói, không thực hiện theo hành động của cô làm. Khi cô hô “Thò” thì các bạn giơ tay lên cao. Khi cô “Thụt” thì các bạn hạ tay xuống.

- HS theo dõi quy định.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi và phỏng vấn 1 – 2 em về cảm xúc sau trò chơi để bắt đầu tiết 2.

THỰC HÀNH – VẬN DỤNG

Hoạt động 3: Đề xuất ý tưởng và cách làm Khay 10 học toán

a) Thảo luận và chia sẻ ý tưởng làm khay 10 học toán

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 – 6 HS.

- HS lập nhóm theo yêu cầu.

- GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ về ý tưởng làm khay 10 theo các tiêu chí:

+ Sản phẩm có 10 ô

+ Sản phẩm chắc chắn, đẹp mắt, sử dụng được nhiều lần.

- GV có thể đặt các câu hỏi gợi ý:

+ Con dùng vật liệu gì để làm khay 10?

+ Con có cách gì để chia khay thành 10 ô?

+ Con thấy cách làm đó của con có đơn giản không? Có cách nào khác không?

+ Con thấy nếu làm thế thì Khay 10 của con có chắc chắn không? Có sử dụng được nhiều lần không?

+ Hãy suy nghĩ để hoàn thiện hơn ý tưởng của mình, đáp ứng tiêu chí tốt hơn.

+ Có thể có thêm ý tưởng trang trí sau khi con đã hoàn thiện tưởng làm Khay 10 của mình.

Đại diện các nhóm lên chia sẻ ý tưởng làm khay 10. Ví dụ:

+ Nhóm em sử dụng bìa caton làm khay 10, khay 10 có 2 hàng, mỗi hàng có 5 ô, các ô bằng nhau nên con dùng thước kẻ để chia

+ Nhóm em sử dụng giấy màu để làm khay 10. Con gấp giấy để chia thành 10 ô. Vì giấy màu chóng rách nên sau khi chia con sẽ dán khay lên giấy bìa.

+….

b) Lựa chọn ý tưởng làm khay 10 học toán

- GV: Các con có thể hoàn thiện ý tưởng của mình để làm thành khay 10, hoặc dựa trên ý tưởng của bạn để hoàn thiện tiếp.

- GV cho HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm để tự lựa chọn cách làm khay 10 của mình.

- HS lựa chọn ý tưởng từ các ý tưởng của mình, của bạn để xác định cách mình sẽ làm Khay 10.

- GV: Con chọn làm khay 10 như thế nào? Đó là ý tưởng ban đầu của con hay con tham khảo các bạn?

- HS trả lời theo suy nghĩ.

Hoạt động 4. Làm Khay 10 học Toán

- GV: Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau đi làm Khay 10 học toán. Sách giáo khoa cũng có một cách gợi ý làm khay 10 cho các con. Hãy đọc mục 4, quan sát hình trang 8, và cho cô biết sách gợi ý các con làm như thế nào?

+ Chúng ta cần chuẩn bị gì?

+ Chúng ta tiến hành làm mấy bước?

+ Bước 1 làm gì?

+ Bước 2 chúng ta làm gì?

+ Bước 3 tiến hành như thế nào?

- HS đọc sách giáo khoa, quan sát hình. Trả lời câu hỏi tương tác với GV bằng cách giơ tay.

+ Chúng ta cần chuẩn bị giấy bìa, giấy màu, bút màu.

+ Bước 1, chúng ta gấp tờ giấy bìa làm đôi theo chiều ngang

+ Bước 2, mở tờ giấy ra và gấp 4 lần (có 4 nếp gấp)

+ Bước 3, dùng bút màu vẽ phân biệt các ô theo

- GV: Căn cứ vào ý tưởng đã lựa chọn, các bạn hãy chuẩn bị đồ dùng, vật liệu phù hợp và thực hiện làm Khay 10. Khi cần, hãy đưa tín hiệu hỗ trợ.

- HS thực hiện theo cá nhân / hoặc nhóm.

- GV theo dõi việc làm sản phẩm của cả lớp và hỗ trợ khi cần.

- GV nhắc HS làm xong sản phẩm, tự đối chiếu kiểm tra lại theo các tiêu chí để hoàn thiện tốt nhất.

Hoạt động 5: Sử dụng sản phẩm

a) Trưng bày sản phẩm

- GV tổ chức cho các nhóm, các cá nhân trưng bày sản phẩm. Việc trưng bày tùy thuộc không gian lớp học, có thể chỉ là bày ra đầu bàn, hoặc trên 1 – 2 chiếc bàn cô giáo kê phía trên. Sau đó cho HS thời gian để quan sát.

- HS trưng bày và xem sản phẩm của mình, của bạn.

- GV: Sau khi quan sát các sản phẩm trưng bày, con ấn tượng với sản phẩm nào?

- HS trả lời theo suy nghĩ.

- GV mời một số HS hoặc nhóm HS có sản phẩm ấn tượng lên giới thiệu trước lớp. Phần giới thiệu cần nêu rõ vật liệu, cách tạo ra 10 ô, và cách làm cho sản phẩm bền, đẹp, chắc chắn.

- HS giới thiệu trước lớp và xin góp ý của các bạn để sản phẩm có thể hoàn thiện hơn.

- GV khen ngợi HS, sau đó yêu cầu HS lấy sản phẩm về và tổ chức cho HS sử dụng sản phẩm.

b) Sử dụng Khay 10 để thực hiện trò chơi “Ai nhanh nhất!”

- GV nêu cách chơi: (Lựa chọn trong các cách sau)

Cách chơi 1:

Quản trò giơ thẻ số trong các số từ 1 đến 10 của bộ đôi dùng.

Các bạn sử dụng khay 10 để xếp đúng số lượng hình.

Ai xếp nhanh nhất được 2 điểm

Sau 5 lượt chơi bạn nào được nhiều điểm nhất sẽ chiến thắng.

(Lựa chọn hình gì do người chơi tùy chọn)

- HS chơi trò chơi.

Cách chơi 2:

Quản trò giơ 1 thẻ số trong các số từ 1 đến 10 của bộ đồ dùng kèm theo 1 hình. (Ví dụ: số 10 và hình tam giác)

Các bạn sử dụng khay 10 để xếp đúng số lượng hình mà quản trò giơ.

Ai xếp nhanh nhất được 2 điểm

Sau 5 lượt chơi, bạn nào được nhiều điểm nhất sẽ chiến thắng.

- HS chơi trò chơi.

Cách chơi 3:

Hai bạn ngồi cạnh nhau chơi cùng nhau. 1 bạn hô một số bất kì, bạn kia xếp đúng số hình vào khay 10, khi người chơi xếp thì người hô cũng phải xếp. Ai xếp xong trước thì thắng cuộc. Mỗi người hô 5 lượt rồi đổi người hô. Ai có nhiều lần xếp xong trước hơn thì người đó thắng cuộc.

- HS chơi trò chơi.

- GV hỏi HS về cảm xúc sau khi làm được sản phẩm và sử dụng sản phẩm để chơi trò chơi.

- GV tổ chức cho HS tự đánh giá sản phẩm của mình bằng cách tô khuôn mặt cảm xúc phù hợp.

TỔNG KẾT BÀI HỌC

- GV nhắc HS chưa hoàn thành các phiếu bài tập, sản phẩm hoàn thiện nốt.

- GV đề nghị HS sử dụng sản phẩm về nhà tổ chức trò chơi với người thân trong gia đình.

- GV khen ngợi HS thực hiện bài tốt, động viên các em luôn cố gắng học tập.

Trên đây là Gợi ý Giáo án STEM lớp 1 năm 2023 - 2024. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Thư viện File word về môn STEM lớp 1 sẽ giúp quý thầy cô lên kế hoạch giảng dạy hiệu quả.

>> Tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
2 6.980
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 1 môn khác

    Xem thêm