Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử 10 bài 37: Mác và Ăng-ghen. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Giáo án Lịch sử lớp 10

Giáo án Lịch sử 10 bài 37: Mác và Ăng-ghen. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học với nội dung được biên soạn chi tiết giúp các em học sinh hiểu công lao của Mác và Ăng-ghen những nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đối với sự nghiệp Cách mạng của giai cấp công nhân.

Giáo án Lịch sử 10 bài 38: Quốc tế thứ nhất và Công xã Pa-ri 1871

Giáo án Lịch sử 10 bài 39: Quốc tế thứ hai

BÀI 37: MARX VÀ ENGELS. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Thấy được công lao to lớn của những nhà sáng lập ra CNXH khoa học đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.
  • Sự ra đời của tổ chức "Đồng minh những người cộng sản", những luận điểm quan trọng của "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" và ý nghĩa của văn kiện này.
  • Các khái niệm: cương lĩnh, Tuyên ngôn, cộng sản, vô sản...

2. Tư tưởng, tình cảm: Giáo dục cho học sinh lòng tin vào chủ nghĩa Mác, lòng biết ơn đối với những ngưới sáng lập ra CNXH khoa học.

3. Kỹ năng: Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm: phong trào công nhân, phong trào cộng sản, CNXH không tưởng, CNXH khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY & HỌC:

1. Giáo viên:

  • Giáo trình lịch sử thế giới Cận đại, ĐHSP, 2003
  • Chân dung, tiểu sử của Marx và Engels.
  • Tư liệu viết về tình bạn vĩ đại và cảm động của Marx và Engels

2. Học sinh:

- Đọc trước SGK, chú ý thử trả lời các câu hỏi trong SGK, sưu tập tư liệu liên quan đến bài giảng.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:

  • Giai cấp vô sản công nghiệp ra đời khi nào?
  • Qua những cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Anh, Pháp, Đức vào nửa đầu thế kỷ XIX, hãy chứng minh giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập.
  • Trình bày những mặt tích cực và hạn chế của CNXH không tưởng.

2. Giảng bài mới:

a. Mở bài: Phong trào công nhân châu Âu những năm 30 – 40 của thế kỷ XIX đánh dấu thời kỳ đấu tranh mang tính độc lập của công nhân nhưng cuối cùng đều thất bại vì chưa có một đường lối đấu tranh khoa học và chính xác, chưa có một tổ chức lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt. CNXH không tưởng không khắc phục được những hạn chế này. Trong bối cảnh đó, CNXH khoa học do Marx và Engels sáng lập, đã ra đời, đặt cơ sở lý luận cho việc giải quyết những yêu cầu của giai cấp công nhân.

b. Các bước thực hiện bài học:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 10

    Xem thêm