Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 2 các môn học cả năm

Bộ chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 2 các môn học cả năm với đầy đủ các nội dung của từng tiết học giúp các thầy cô giáo thuận tiện cho việc soạn và giảng dạy, giúp các thầy cô chuẩn bị cho các bài học trên lớp đạt kết quả cao. Mời các em học sinh cùng các thầy cô tham khảo chi tiết.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 2, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 2 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 2. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Chuẩn kiến thức kĩ năng Tiếng Việt 2

Tuần

Tên Bài Dạy

Yêu Cầu Cần Đạt

Ghi Chú

1

Tập Đọc

Có công mài

sắc, có ngày

nên kim

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẩn nại mới thành công (trả lời được các CH trong SGK)

HS khá, giỏi hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ có công mài sắc, có ngày nên kim

Kể chuyện

Có công mài

sắc, có ngày

nên kim

Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện

HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện

Chính tả

nhìn - viết

Có công mài

sắc, có ngày

nên kim

- Chép chính xác bài CT (SGK) trình bày đúng hai câu văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.

- Làm được các bài tập (BT) 2, 3, 4

Tập Đọc

Tự thuật

- Đọc đúng rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng.

- Nắm được những thông tin chính về bạn HS trong bài. Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật (lí lịch) (trả lời được các CH trong SGK)

LT&C

Từ và câu

- Bước đầu làm quen với các khái niệm từ và câu thông qua các bài tập thực hành.

- Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập (BT1, BT2); viết được một câu nói về nội dung mỗi tranh (BT3)

Tập viết

Chữ hoa A

Viết đúng chữ hoa A (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) chữ và câu ứng dụng: Anh (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Anh em thuận hoà (3 lần). Chữ viết rỏ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nói nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

Ở tất cả các bài tập viết, HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp 2) trên trang vở tập viết lớp 2.

CT.

Nghe - viết

Ngày hôm qua

đâu rồi

- Nghe - viết chính xác khổ thơ cuối bài Ngày hôm qua đâu rồi?; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.

- Làm được BT3, BT4, BT(2) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn

GV nhắc HS đọc bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi? (SGK) trước khi viết bài CT.

TLV

Tự giới thiệu

Câu và bài

- Biết nghe và trả lời đúng những câu hỏi về bản thân (BT1); nói lại một vài thông tin đã biết về một bạn (BT2)

HS khá, giỏi bước đầu biết kể lại nội dung của 4 bức tranh (BT3) thành một câu chuyện ngắn

Tuần

Tên Bài Dạy

Yêu Cầu Cần Đạt

Ghi Chú

2

Phần Thưởng

- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Hiểu ND: Câu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến khích HS làm việc tốt. (trả lời được các CH,1,2,3)

HS khá, giỏi trả lời được CH3

KC

Phần Thưởng

- Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý (SGK), kể lại được từng đoạn câu chuyện (BT1, 2, 3)

HS khá giỏi bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện (BT4)

CT

Tập chép

Phần Thưởng

- Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Phần Thưởng (SGK).

- Làm được BT3, BT4, BT(2) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn

Làm việc thật

là vui

- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Hiểu ý nghĩa: Mọi người, vật đều làm việc; làm việc mang lại niềm vui.(trả lời được các CH trong SGK)

LT&C

Từ ngữ về

học tập

Dấu Chấm Hỏi

- Tìm được các từ ngữ có tiếng học, có tiếng tập (BT1)

- Đặt câu với 1 từ tìm được (BT2); biết sắp xếp lại trật tự các từ trong câu mới (BT3); biết đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi (BT4)

TV

Chữ hoa Ă,Â

- Viết đúng 2 chữ hoa Ă, (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ - Ă hoặc Â) chữ và câu ứng dụng: Ă (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Ăn chậm nhai kĩ (3 lần)

CT

Nghe - viết

Làm việc thật

là vui

- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.

- Biết thực hiện đúng yêu cầu của BT2; bước đầu biết sắp xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái (BT3)

TLV

Chào hỏi

Tự giới thiệu

- Dựa gợi ý vào tranh vẽ, thực hiện đúng nghi thức chào hỏi và tự giới thiệu về bản thân (BT1, BT2).

- Viết được một bản tự thuật ngắn (BT3)

GV nhắc HS hỏi gia đình để nắm được một vài thông tin ở BT3 (ngày sinh, nơi sinh, quê quán)

3

Bạn của

Nai Nhỏ

- Biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu; ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng cứu người, giúp người.(trả lời được các CH trong SGK)

KC

Bạn của

Nai Nhỏ

- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, nhắc lại được lời kể của Nai Nhỏ về bạn mình (BT1); nhắc lại được lời của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn (BT2)

- Biết kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ ở BT1

HS khá, giỏi thực hiện được yêu cầu của BT3(phân vai, dựng lại câu chuyện)

Tuần

Tên Bài Dạy

Yêu Cầu Cần Đạt

Ghi Chú

3

CT

Tập chép

Bạn của

Nai Nhỏ

- Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn tm1 tắt trong bài bạn của Nai Nhỏ (SGK)

- Làm đúng BT2; BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.

Gọi bạn

- Biết ngắt nhịp rõ ở từng câu thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.

- Hiểu ND: Tình bạn cảm động giữa bê Vàng và Dê Trắng (trả lời được các CH trong SGK thuộc 2 khổ thơ cuối bài)

LT&C

Từ chỉ sự

vật Câu Kiểu

Ai là gì?

- Tìm đúng các từ chỉ sự vật theo tranh vẽ và bảng từ gợi ý (BT1,BT2).

- Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì? (BT3)

TV

Chữ hoa B

- Viết đúng chữ hoa B (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Bạn (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Bạn bè sum họp (3 lần)

CT

Nghe - viết

Gọi bạn

- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 2 khổ cuối bài thơ Gọi bạn.

- Làm được BT2; BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.

TLV

Sắp xếp câu trong bài Lập danh sách

Học Sinh

- Sắp xếp đúng thứ tự các tranh; kể được nối tiếp từng đoạn câu chuyện Gọi bạn (BT1).

- Xếp đúng thứ tự các câu trong chuyện Kiến và Chim Gáy (BT2) lập được danh sách từ 3 đến 5 HS theo mẫu (BT3)

GV nhắc HS đọc bài danh sách HS tổ 1, lớp 2A trước khi làm BT3.

4

Bím tóc

đuôi sam

- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu ND: Không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái (trả lời được các CH trong SGK)

KC

Bím tóc

đuôi sam

- Dựa theo tranh kể lại đoạn 1 đoạn 2 của câu chuyện (BT1); bước đầu kể lại được đoạn 3 bằng lời của mình (BT2)

- Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện.

HS khá, giỏi biết phân vai, dựng lại câu chuyện (BT3)

CT

Tập chép

Bím tóc

đuôi sam

- Chép chính xác bài CT, biết trình bài đúng lời nhân vật trong bài.

- Làm được BT2; BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.

Trên chiếc bè

- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Hiểu ND: Tả chuyến du lịch thú vị trên sông của Dế Mèn và Dế Trũi.(trả lời được các CH 1,2)

HS khá, giỏi trả lời được CH3

LT&C

Từ chỉ sự vật

Từ ngữ về

ngày,tháng,năm

- Tìm được một số từ ngữ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối (BT1)

- Biết đặt và trả lời câu hỏi về thời gian (BT2)

- Bước đầu biết ngắt đoạn văn ngắn thành các câu trọn ý (BT 3)

Tuần

Tên Bài Dạy

Yêu Cầu Cần Đạt

Ghi Chú

4

TV

Chữ hoa C

- Viết đúng chữ hoa C (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) chữ và câu ứng dụng: Chia (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Chia ngọt sẻ bùi (3 lần)

CT

Nghe - viết

Trên chiếc bè

- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài CT.

- Làm được BT2; BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.

TLV

Cảm ơn

xin lỗi

- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giáo tiếp đơn giản (BT1,BT2).

- Nói được 2,3 câu ngắn về nội dung bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn, xin lỗi (BT3)

HS khá, giỏi làm được BT4 (viết lại những câu đã nói ở BT3)

5

Chiếc

bút mực

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu ND: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn (trả lời được các CH 2,3,4,5)

HS khá, giỏi trả lời được CH1

KC

Chiếc

bút mực

- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện chiếc bút mực (BT1)

HS khá, giỏi bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện (BT2)

CT

tập chép

Chiếc

bút mực

- Chép chính xác, trình bày đúng bài CT (SGK)

- Làm được BT2; BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.

Mục

lục sách

- Đọc rành mạch văn bản có tính cách liệt kê.

- Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu (trả lời được các CH 1,2,3,4)

HS khá, giỏi trả lời được CH5

LT&C: Tên

riêng. Câu

kiểu Ai là gì?

- Phân biệt được các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng Việt Nam (BT1)

- Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì? (BT3)

TV

Chữ hoa D

- Viết đúng chữ hoa D (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Dân (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Dân giàu nước mạnh

CT

Nghe - viết

Cái trống trường em

- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu bài Cái trống trường em.

- Làm được BT(2) a / b hoặc BT (3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn

GV nhắc HS đọc bài thơ Cái trống trường em (SGK) trước khi viết CT

TLV

Trả lời câu hỏi

Đặt tên cho bài

Luyện tập về mục lục sách

- Dựa vào tranh vẽ, trả lời được câu hỏi rõ ràng, đúng ý (BT1) bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và d0đặt tên cho bài (BT2).

- Biết đọc mục lục một tuần học, ghi (hoặc nói) được tên các bài tập đọc trong tuần đó (BT3)

Tuần

Tên Bài Dạy

Yêu Cầu Cần Đạt

Ghi Chú

6

Mẩu giấy vụn

- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu ý nghĩa: Phải giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp (trả lời được các CH 1,2,3)

HS khá, giỏi trả lời được CH4

KC

Mẩu giấy vụn

- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện Mẩu giấy vụn

HS khá,giỏi biết phân vai, dựng lại câu chuyện (BT2)

CT

tập chép

Mẩu giấy vụn

- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng lời nhân vật trong bài.

- Làm được BT2 (2 trong số 3 dòng a,b,c) BT(3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.

Ngôi trường

mới

- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu; bước dầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.

- Hiểu ND: Ngôi trường mới rất đẹp, các bạn HS tự hào về ngôi trường và yêu quý thầy cô, bạn bè,

(trả lời được các CH 1,2)

LT&C

Câu kiểu

Ai là gì?

Khẳng định, phủ định. Từ ngữ về đồ dùng học tập.

- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu đã xác định

(BT1); đặt được câu phủ định theo mẫu (BT2)

- Tìm được một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập ẩn trong tranh và cho biết đồ vật ấy dùng để làm gì (BT3)

GV không giảng giải về thuật ngữ khẳng định, phủ định (chỉ cho HS làm quen qua BT thực hành)

TV

Chữ hoa Đ

- - Viết đúng chữ hoa Đ (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Đẹp (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Đẹp trường đẹp lớp (3 lần)

CT

Nghe - viết

Ngôi trường mới

- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng các dấu câu trong bài.

- Làm được BT2; BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.

TLV

Khẳng định, phủ định. Luyện tập về mục lục sách

- Biết trả lời và đặt câu theo mẫu khẳng định., phủ định (BT1, BT2).

- Biết đọc và ghi lại những thông tin từ mục lục sách (BT3)

Thực hiện BT3 như ở SGK, hoặc thay bằng yêu cầu: Đọc mục lục các bài ở tuần 7, ghi lại tên 2 bài tập đọc và số trang

Chuẩn kiến thức môn Toán lớp 2

Tuần

Tên Bài Dạy

Yêu Cầu Cần Đạt

Ghi Chú

bài tập cần làm

1

Ôn tập các

số đến 100

(tr. 3)

- Biết đếm, đọc, viết các số đến 100.

- Nhận biết được các số có một chữ số, các số có hai chữ số; số lớn nhất; số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất; số bé nhất có hai chữ số; số liền trước; số liền sau

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Ôn tập các

số đến 100

(tr. 4)

- Biết viết các số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị, thứ tự của các số.

- Biết so sánh các số trong phạm vi 100

Bài 1

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Số hạng

Tổng

(tr. 5)

- Biết số hạng, tổng

- Biết thực hiên phép tính cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vị 100.

- Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng.

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Luyện Tập

(tr. 6)

- Biết cộng nhẩm số tròn chục có hai chữ số.

- Biết tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng.

- Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhờ trong phạm vi 100.

- Biết giải bài toán bằng một phép cộng

Bài 1

Bài 2 (cột 1)

Bài 3 (a, b)

Bài 4

Đề -xi-mét

(tr. 7)

- Biết đề - xi – mét là đơn vị đo độ dài; tên gọi, kì hiệu của nói; biết quan hệ giữa dm và cm, ghi nhớ 1dm=10cm.

- Nhận biết được độ lớn của đon vị đo dm; so sánh độ dài đoạn thẳng trong trường hợp đơn giản; thực hiện phép cộng, trừ các số đo độ dài có đơn vị đo là đề-xi-mét.

Bài 1

Bài 2

2

Luyện Tập

(tr. 8)

- Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đơn vị là cm thành dm và ngược lại trong trường hợp đơn giản.

- Nhận biết được độ dài đề-xi-mét thước thẳng.

- Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản.

- Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1 dm.

Bài 1

Bài 2

Bài 3 (cột 1, 2)

Bài 4

Số bị trừ - số

trừ - hiệu

(tr. 9)

- Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.

- Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạn vi 100.

- Biết giải bài toán bằng một phép trừ.

Bài 1

Bài 2 (a,b,c)

Bài 3

Luyện Tập

(tr. 10)

- Biết trừ nhẩm số tròn chục có hai chữ số.

- Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.

- Biết giải bài toán bằng một phép trừ.

Bài 1

Bài 2 (cột 1, 2)

Bài 3

Bài 4

Tuần

Tên Bài Dạy

Yêu Cầu Cần Đạt

Ghi Chú

bài tập cần làm

2

Luyện tập

chung

(tr.10)

- Biết đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100.

- Biết viết số liền trước, số liền sau của một số cho trước.

- Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.

- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.

Bài 1

Bài 2 (a,b,c,a)

Bài 3 (cột 1,2)

Bài 4

Luyện tập

chung

(tr.11)

- Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.

- Biết số hạng, tổng.

- Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.

- Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhờ trong phạm vi 100.

- Biết giải bài toán bằng một phép trừ.

Bài 1 (viết 3 số đầu)

Bài 2

Bài 3 (Làm 3 phép tính đầu)

Bài 4

3

Kiểm

Tra

Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:

- Đọc, viết các số có hai chữ số; viết số liền trước, số liền sau.

- Kĩ năng thực hiện cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100.

- Giải bài toán bằng một phép tính đã học.

- Đo, viết số đo độ dài đoạn thẳng.

Phép cộng

có tổng

bằng 10

(tr. 12)

- Biết cộng hai số có tổng bằng 10.

- Biết dựa vào bảng cộng để tìm một số chưa biết trong phép cộng có tổng bằng 10.

- Biết viết 10 thành tổng của hai số trong đó có một số cho trước.

- Biết cộng nhẩm: 10 cộng với số có một chữ số

- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào 12.

Bài 1 (cột 1, 2, 3)

Bài 2

Bài 3 (dòng 1)

Bài 4

26 + 4;

36 + 24

(tr. 13)

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4; 36 + 24.

- Biết giải bài toán bằng một phép cộng

Bài 1

Bài 2

Luyện Tập

(tr. 14)

- Biết cộng nhẩm dạng 9 + 1 + 5

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4; 36 + 24

- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.

Bài 1 (dòng 1)

Bài 2

Bài 3

Bài 4

9 cộng với

một số

9 + 5

(tr. 15)

- Biết cách thực hiện hiện phép cộng dạng 9 + 5, lập được bảng 9 cộng với một số.

- Nhận biết trực giác về tính giao hoán của phép cộng.

- Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng.

Bài 1

Bài 2

Bài 4

4

29 + 5

(tr. 16)

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5.

- Biết số hạng, tổng

- Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông.

- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.

Bài 1 (cột 1,2,3)

Bài 2 (a, b)

Bài 3

49 + 25

(tr. 17)

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 25.

- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.

Bài 1 (cột 1,2,3)

Bài 3

Tuần

Tên Bài Dạy

Yêu Cầu Cần Đạt

Ghi Chú

bài tập cần làm

4

Luyện Tập

(tr. 18)

- Biết thực hiện phép cộng dạng 9 + 5, thuộc bảng 9 cộng với một số.

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5; 49 +25.

- Biết thực hiện phép tính 9 công với một số để so sánh hai số trong phạm vi 100.

- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.

Bài 1 (cột 1,2,3)

Bài 2

Bài 3 (cột 1)

Bài 4

8 cộng với

một số: 8 + 5

(tr. 19)

- Biết thực hiện phép cộng dạng 8 + 5, lập được bảng cộng 8 với một số.

- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.

- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.

Bài 1

Bài 2

Bài 4

28 + 5

(tr. 20)

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5.

- Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.

- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.

Bài 1 (cột 1,2,3)

Bài 3

Bài 4

5

38 + 25

(tr. 21)

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 38 + 25.

- Biết giải bài giải bài toán bằng một phép cộng các số với số đo có đơn vị dm.

- Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh hai số.

Bài 1 (cột 1,2,3)

Bài 2

Bài 3 (cột 1)

Luyện Tập

(tr. 22)

- Thuộc bảng 8 cộng với một số.

- Biết thực hiện phép cộng có nhờ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5; 38 +25.

- Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Hình chữ nhật

hình tứ giác

(tr. 23)

- Nhận dạng được và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác.

- Biết nối các điểm để có hình chữ nhật, hình tứ giác.

Bài 1

Bài 2 (a,b)

Bài toán về

nhiều hơn

(tr. 24)

- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.

Bài 1(Không yêu cầu HS tóm tắt)

Bài 3

Luyện Tập

(tr. 25)

- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn trong các tình huống khác nhau.

Bài 1

Bài 2

Bài 4

6

7 cộng với

một số:

7 + 5

(tr. 26)

- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7 + 5, lập được bảng 7 cộng với một số.

- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.

- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn

Bài 1

Bài 2

Bài 4

47 + 5

(tr. 27)

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5.

- Biết giải bài toán về nhiều hơn theo tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.

Bài 1 (cột 1,2,3)

Bài 3

Tuần

Tên Bài Dạy

Yêu Cầu Cần Đạt

Ghi Chú

bài tập cần làm

6

47 + 25

(tr. 28)

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 25.

- Biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng một phép cộng

Bài 1 (cột 1,2,3)

Bài 2 (a, b, d, e)

Bài 3

Luyện Tập

(tr. 29)

- Thuộc bảng 7 cộng với một số.

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5; 47 25.

- Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng.

Bài 1

Bài 2 (cột 1, 3, 4)

Bài 3

Bài 4 (dòng 2)

Bài toán

về ít hơn

(tr. 30)

- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn

Bài 1

Bài 2

7

Luyện Tập

(tr. 31)

- Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Ki-lô-gam

(tr. 32)

- Biết nặng hơn, nhẹ hơn giữa hai vật thông thường.

- Biết Ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng; đọc, viết tên và kí hiệu của nó.

- Biết vận dụng cân đĩa, thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.

- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ và giải toán với các số kèm theo đơn vị Kg.

Bài 1

Bài 2

Luyện Tập

(tr. 33)

- Biết dụng cụ đo khối lượng: cân đĩa, cân đồng hồ (cân bàn).

- Biết làm tính cộng, trừ và giải toán với các số kèm theo đơn vị kg.

Bài 1

Bài 3 (cột 1)

Bài 4

6 cộng với

một số

6 + 5

(tr. 34

- Biết thực hiện phép cộng dạng 6 + 5, lập được bảng 6 cộng với một số.

- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.

- Dựa vào bảng 6 cộng với một số để tìm được số thích hợp điền vào ô trống.

Bài 1

Bài 2

Bài 3

26 + 5

(tr. 35)

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 5.

- Biết giải bài toán về nhiều hơn.

- Biết thực hành đo độ dài đoạn thẳng.

Bài 1 (dòng 1)

Bài 3

Bài 4

8

36 + 15

(tr. 36)

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 36 + 15.

- Biết giải bài toán theo hình vẽ bằng một phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100.

Bài 1 (dòng 1)

Bài 2 (a, b)

Bài 3

Luyện Tập

(tr. 37)

- Thuộc bảng 6,7,8,9 cộng với một số.

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.

- Biết giải bài toán về nhiều hơn cho dưới dạng sơ đồ.

- Biết nhận dạng hình tam giác

Bài 1

Bài 2

Bài 4

Bài 5 (a)

Tuần

Tên Bài Dạy

Yêu Cầu Cần Đạt

Ghi Chú

bài tập cần làm

8

Bảng cộng

(tr. 38)

- Thuộc bảng cộng đã học.

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.

- Biết giải bài toán về nhiều hơn

Bài 1

Bài 2 (3 phép tính đầu)

Bài 3

Luyện Tập

(tr. 39)

- Ghi nhớ và tái hiện nhanh bảng cộng trong phạm vi 20 để tính nhẩm; cộng có nhớ trong phạm vi 100.

- Biết giải bài toán có một phép cộng.

Bài 1

Bài 3

Bài 4

Phép cộng

có tổng

bằng 100

(tr. 40)

- Biết thực hiện phép cộng có tổng bằng 100.

- Biết ca 1 lít, chai 1 lít, biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít.

- Biết thực hiện phép cộng, trừ các số đo đơn vị, giải toán có liên quan đến đơn vị lít.

Bài 1

Bài 2 (cột 1,2)

Bài 4

9

Lít

(tr. 41,42)

- Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để đong, đo nước, dầu …

- Biết ca 1 lít, chai 1 lít, biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít.

- Biết thực hiện phép cộng, trừ các số theo đơn vị lít, giải toán có liên quan đến đơn vị lít.

Bài 1

Bài 2 (cột 1,2)

Bài 4

Luyện Tập

(tr. 43)

- Biết thực hiện phép tính và giải toán với các số đo theo đơn vị lít.

- Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để đong đo nước, dầu …

- Biết giải toán có liên quan đến đơn vị lít.

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Luyện tập

chung

(tr. 44)

- Biết thực hiện phép cộng với các dạng đã học phép cộng các số kèm theo đơn vị kg, l.

- Biết số hạng tổng.

- Biết giải bài toán với một phép cộng.

Bài 1 (dòng 1, 2)

Bài 2

Bài 3 (cột 1, 2, 3)

Bài 4

Kiểm tra

định kì

(giữa học

kì 1)

Kiểm tra tập chung vào các nội dung sau:

- Kĩ năng thực hiện phép cộng qua 10, cộng có nhớ trong phạm vi 10.

- Nhận dạng hình chữ nhật, nối các điểm cho trước để có hình chữ nhật.

- Giải toán có lời văn dạng nhiều hơn, ít hơn, liên quan tới đơn vị kg.l.

Tìm một

số hạng trong

một tổng

(tr. 45)

- Biết tìm X trong các bài tập dạng: X + a = b; a + X = b (với a, b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng nối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính.

- Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia.

Bài 1 (a,b,c,d,e)

Bài 2 (cột 1,2,3)

Chuẩn kiến thức môn Tự nhiên xã hội lớp 2

Tuần

Tên Bài Dạy

Yêu Cầu Cần Đạt

Ghi Chú

1

Cơ quan

vận động

- Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ.

- Nhận ra sự phối hợp của cơ quan và xương trong các cử động của cơ thể.

Nêu được ví dụ sự phối hợp cử động của cơ và xương.

- Nêu tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan vận động trên tranh vẽ hoặc mô hình.

2

Bộ xương

- Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương: xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân.

- Biết tên các khớp xương của cơ thể.

- Biết được nếu bị gãy xương sẽ rất đau và đi lại khó khăn

3

Hê cơ

- Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng cơ chính: cơ đầu, cơ ngực, cơ lưng, cơ bụng, cơ tay, cơ chân

- Biết được sự co duỗi của bắp cơ khi cơ thể hoạt động.

4

Làm gì để

xương và cơ

phát triển

- Biết được tập thể dục hằng ngày, lao động vừa sức, ngồi học đúng cách và ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt

- Biết đi, đứng, ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống.

- Giải thích tại sao không nên mang vác vật quá nặng

5

Cơ quan

tiêu hóa

- Nêu được tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trên tranh vẽ hoặc mô hình

- Phân biệt được ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.

6

Tiêu hóa

thức ăn

- Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.

- Có ý thức ăn chậm nhai kĩ.

Giải thích được tại sao cần ăn chậm nhai kĩ và không nên chạy nhảy sau khi ăn no

7

Ăn uống

đầy đủ

- Biết ăn đủ chất, uống đủ nước sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khoẻ mạnh .

- Biết được buổi sáng nên ăn nhiều, buổi tối ăn ít, không nên bỏ bữa ăn

8

Ăn, uống

sạch sẽ

- Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh ăn uống như: an chậm nhai kĩ, không uống nước lã, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đại tiện.

- Nêu được tác dụng của các việc cần làm.

9

Đè phòng

bệnh giun

- Nêu được nguyên nhân và biết cách phòng tránh bệnh giun.

- Biết được tác hại của giun đối với sức khoẻ.

10

Ôn tập.

Con người

và sức khoẻ

- Khắc sâu kiến thức về các hoạt động của cơ quan vận động, tiêu hóa.

- Biết sự cần thiết và hình thành thói quen ăn sạch, uống sạch và ở sạch.

- Nêu tác dụng của ba sạch để cơ thể khoẻ mạnh và chóng lớn

11

Gia đình.

- Kể được một số công việc hàng ngày của từng người trong gia đình.

- Biết được các thành viên trong gia đình cần cùng nhau chia sẽ công việc nhà.

Nêu tác dụng các việc cần làm của em đối với gia đình.

12

Đồ dùng

trong gia

đình

- Kể tên một số đồ dùng của gia đình mình.

- Biết cách giữ gìn và xếp đặt một số đồ dùng trong nhà gọn gàng , ngăn nắp

Biết phân loại một số đồ dùng trong gia đình theo vật liệu làm ra chúng: bằng gỗ, nhựa, sắc

13

Giữ sạch

môi trường

xung quanh

nhà ở

- Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.

- Biết tham gia làm vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở

Biết được lợi ích của vệ sinh môi trường

14

Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

- Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.

- Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc

nêu được một số lí do khiến bị ngộ độc qua đường ăn,uống như thức ăn ôi thiu,ăn nhiều quả xanh uống nhằm thuốc …

15

Trường học

- Nói được tên địa chỉ và kể một số phòng học,phòng làm việc,sân trường vườn trường của trường em.

Nói được ý nghĩa của tên trường em tên trường là tên danh nhân hoặc tên của xã, phường

16

Các thành viên trong nhà trường

- Nêu được một số công việc của thành viên trong nhà trường.

17

Phòng tránh ngã khi ở trường

- Kể tên những hoạt động dễ ngã,nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.

Biết cách xử lí khi bản thân hoặc người khác bị ngã

18

Thực hành giữ trường học sạch đẹp

- Biết thực hiện một số hoạt động làm cho trường lớp sạch đẹp

Nêu được cách tổ chức các bạn tham gia làm vệ sinh trường lớp một cách an toàn

19

Đường giao thông

- Kể tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông.

- Nhận biết một số biển báo giao thông.

Biết được sự cần thiết phải có một số biển báo giao thông trên đường.

20

An toàn khi đi các phương tiện giao thông

- Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông

- Thực hiện đúng các quy định khi đi các phương tiện giao thông

Biết đưa ra lời khuyên trong một số tình huống có thể xảy ra tai nạn giao thông khi đi xe máy,ô tô,thuyền bè tàu hoả…

21,22

Cuộc sống xung quanh

- Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi học sinh ở

Mô tả được một số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nâng thôn hay thành thị

23

Ôn tập

xã hội

- Kể được về gia đình, trường học của em, nghề nghiệp chính của người dân nơi em sinh sống

- So sánh về cảnh quan thiên nhiên, nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn và thành thị

Tuần

Tên Bài Dạy

Yêu Cầu Cần Đạt

Ghi Chú

24

Cây sống

ở đâu

- Biết được cây cối có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn; dưới nước

Nêu được ví dụ cây sống trên mặt đất, trên núi cao, trên cây khác (tầm gửi), dưới nước

25

Một số loài

cây sống

trên cạn

- Nêu được tên, lợi ích của một số cây sống trên cạn.

- Quan sát và chỉ ra được một số cây sống trên cạn.

26

Một số loài

cây sống

dưới nước

- Nêu được tên, lợi ích của một số cây sống dưới nước.

kể được tên một số cây sống trôi nổi hoặc cây có rễ cắm sâu trong bùn

27

Loài vật

sống

ở đâu

- Biết được động vật có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.

- Nêu được sự khác nhau về cách di chuyển trên cạn, trên không, dưới nước của một số loài động vật.

28

Một số

loài

vật sống

trên cạn

- Nêu được tên và ích lợi của một số động vật sống trên cạn đối với con người.

- Kể được tên một số con vật hoang dã sống trên cạn và một số vật nuôi trong nhà.

29

Một số

loài vật

sống

dưới nước

- Nêu được tên và ích lợi của một số động vật sống dưới nước đối với con người.

- Biết nhận xét cơ quan di chuyển của các con vật sống dưới nước (bằng vây, đuôi, không có chân hoặc có chân yếu

30

Nhận biết

cây cối

và các

con vật

- Nêu được tên một số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước.

- Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật

- Nêu được một số điểm khác nhau giữa cây cối (thường đứng yên tại chỗ, có rễ, thân, lá,hoa) và con vật (di chuyển được, có đầu mình, chân, một số loài có cánh)

31

Mặt trời

- Nêu được hình dạng, đặc điểm và vai trò của mặt trời đối với sự sống trên trái đất.

Hình dung (tưởng tượng) được điều gì xảy ra nếu Trái Đất không có mặt trời.

32

Mặt trời

phương hướng

- Nói được tên bốn phương chính và kể được phương Mặt Trời mọc và lặn.

- Dựa vào mặt trời, biết xác định phương hướng ở bất cứ địa điểm nào.

33

Mặt Trăng

các vì sao

- Khái quát hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm.

34,35

Ôn tập

tự nhiên

- Khắc sâu kiến thức đã học về thực vật, động vật, nhận biết bầu trời ban ngày và ban đêm.

- Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên

Chuẩn Kiến Thức Môn Đạo Đức Lớp 2

Tuần

Tên Bài Dạy

Yêu Cầu Cần Đạt

Ghi Chú

1,2

Học tập

sinh hoạt

đúng giờ

- Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- Nêu được ít lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hàng ngày của bản thân.

- Lập được thời gian biểu hằng ngày phù hợp với bản thân.

3,4

Biết nhận

lỗi và

sửa lỗi

- Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.

- Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.

- Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.

Biết nhắc bạn bè nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.

5,6

Gọn gàng

ngăn nắp

- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.

- Nêu được ít lợi của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chơi.

- Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi.

- Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.

7,8

Chăm làm

việc nhà

- Biết: Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ.

- Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng

- Nêu được ý nghĩa của làm việc nhà.

- Tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng

9,10

Chăm chỉ

học tập

- Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập.

- Biết được lợi ích của việc chăm chỉ học tập

- Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của học sinh.

- Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày

- Biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hằng ngày

12,13

Quan tam

giúp đỡ

bạn

- Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.

- Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.

- Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

- Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè.

14,15

Giữ gìn

trường lớp

sạch đẹp

- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- Hiểu: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của học sinh.

- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp

- Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

Tuần

Tên Bài Dạy

Yêu Cầu Cần Đạt

Ghi Chú

16,17

Giữ trật tự

vệ sinh nơi

công cộng

- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng

- Thực hiện giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm.

- Hiểu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

- Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác

19,20

Trả lại

của rơi

- Biết: Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại của rơi cho người mất.

- Biết: Trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quý trọng.

- Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.

21,22

Biết nói lời

yêu cầu

đề nghị

- Biết một số câu yêu cầu, đề nghị lịch sự.

- Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.

- Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hằng ngày.

- Mạnh dạn khi nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp hằng ngày.

23,24

Lịch sự khi

nhận và

gọi điện

thoại

- Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. VD: Biết chào hỏi và tự giới thiệu; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.

- Biết xử lí một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại.

- Biết: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh.

26,27

Lịch sự

khi đến

nhà người

khác

- Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.

- Biết cư sử phù hợp khi đến nhà bạn bè, người quen

- Biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.

28,29

Giúp đỡ

người

khuyết tật

- Biết: Mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật.

- Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.

- Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.

- Không đồng tình với những thái độ xa lánh, kì thị, trêu chọc bạn khuyết tật.

30,31

Bảo vệ

loài vật

có ích

- Kề được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.

- Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng.

- Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia bảo vệ loài vật có ích.

Chuẩn kiến thức môn Thủ công lớp 2

Tuần

Tên Bài Dạy

Yêu Cầu Cần Đạt

Ghi Chú

1,2

Gấp tên lửa

- Biết cách gấp tên lửa

- Gấp được tên lửa. các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.

Với HS khéo tay:

Gấp được tên lửa. Các nếp gấp phẳn, thẳng. Tên lửa sử dụng được

3,4

Gấp máy bay

phản lực

- Biết cách gấp máy bay phản lực. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.

Với HS khéo tay:

- Gấp được máy bay phản lực. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. Mý bay sử dụng được.

5,6

Gấp máy bay

đuôi rời hoặc gấp một đồ

chơi tự chọn

- Gấp được máy bay đuôi rời hoặc một đồ chơi tự chọn đơn giản, phù hợp. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.

Với HS khéo tay:

- Gấp được máy bay đuôi rời hoặc một đồ chơi tự chọn. Các nếp gấp thẳng m phẳng. Sản phẩm sử dụng được.

7,8

Gấp thuyền phẳng đáy không mui

- Biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.

- gấp thuyền phẳng đáy không có mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.

Với HS khéo tay:

- Gấp được thuyền phẳng dáy có mui. Hai mui thuyền cân đối. Các nếp gấp phẳng, thẳng.

9,10

Gấp thuyền phẳng đáy

có mui

- Biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui.

- Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.

Với HS khéo tay:

- Gấp được thuyền

- Phẳng đáy có mui. Hai mui thuyền cân đối. Các nếp gâp phẳng, thẳng

11,12

Ôn tập chủ đề gấp hình

- Củng cố được kiến thức, kỉ năng gấp hình đã học.

- Gấp được ít nhất một hình để làm đồ chơi

Với HS khéo tay:

Gấp được ít nhất hai hình đề làm đồ chơi. Hình gấp cân đối

13,14

Gấp, cắt, dán hình tròn

- Biết cách gấp, cắt, dán hình tròn.

- Gấp,cắt,dán được hình tròn. Hình có thể chưa tròn đều và có kích thước to, nhỏ tùy thích. Đường cắt có thể mấp mô.

Với HS khéo tay:

- Gấp,cắt,dán được hình tròn. Hình tương đối tròn. Đường cắt ít mấp mô. Hình dán phẳng.

- Có thể gấp, cắt, dán được thêm hình tròn có kích thước khác.

15,16

Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm

xe đi ngược chiều

- Biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.

- Gấp,căt,dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối. Có thể làm biển báo giao thông có kích thước to hoặc bé hơn kích thước giáo viên hướng dẫn

Với HS khéo tay:

- Gấp,cắt,dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt ít mấp mô. Biển báo cân đối.

17,18

Gắp, cắt,dán biển báo giao thông cấm đổ xe

- Biết cách gấp,cắt,dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.

- Gấp,cắt,dán được biển báo giao thông cấm đổ xe. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối.

Với HS khéo tay:

- Gấp,cắt,dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe. Đường cắt ít mấp mô. Biển báo cân đối

19,20

Cát, gấp

trang trí thiếp

(thiệp) chúc mừng

- Biết cách cắt,gấp trang trí thiếp chúc mừng.

- Cắt,gấp và trang trí được thiếp chúc mừng. Có thể gấp. cắt thiếp chúc mừng theo kích thước tuỳ chọn. Nội dung và hình thức trang trí có thể đơn giản.

Với HS khéo tay:

Cắt,gấp trang trí được thiếp chúc mừng. Nội dung và hình thức trang trí phù hợp, đẹp.

21,22

Gấp,cắt,dán phong bì

- Biết cách gấp,cắt,dán phong bì.

- Gấp, cắt,dán được phong bì. Nếp gấp, đường cắt, đường dán tương đối thẳng, phẳng. Phong bì có thể chưa cân đối.

Với HS khéo tay:

- Gấp, cắt,dán được phong bì. Nếp gấp, đường cắt, đường dán tương đối thẳng, phẳng. Phong bì cân đối.

23,24

Ôn tập chủ đề phối hợp gấp,cắt,dán

- Củng cố kiến thức, kĩ năng gấp các hình đã học.

- Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất một sản phẩm đã học

Với HS khéo tay:

- Phối hợp gấp,cắt,dán được ít nhất hai sản phẩm đã học

- Có thể gắp,cắt,dán được sản phẩm mới có tính sáng tạo.

25,26

Làm dây xúc

xích trang trí

- Biết cách làm dây xúc xích trang trí.

- Cắt, dán được dây xúc xích trang trí. Đường cắt tương đối thẳng. Có thể chỉ cắt,dán được ít nhất ba vòng tròn. Kích thước các vòng tròn của dây xúc xích tương đối đều nhau.

Với HS khéo tay:

Cắt,dán được dây xúc xích trang trí. Kích thước các vòng dây xúc xích đều nhau. Màu sắc đẹp.

27,28

Làm đồng

hồ đeo tay

- Biết cách làm đồng hồ đeo tay.

- Làm được đồng hồ đeo tay.

Với HS khéo tay:

Làm được đồng hồ đeo tay. Đồng hồ cân đối

29,30

Làm vòng

đeo tay

- Biết cách làm vòng đeo tay.

- Làm được vòng đeo tay. các nan làm vòng tương đối đều nhau. Dán (nối) và gấp được các nan thành vòng đeo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng, chưa đều.

Với HS khéo tay:

Làm được vòng đeo tay. Các nan đều nhau. Các nếp gấp phẳng. Vòng đeo tay có màu sắc đẹp.

31-32

Làm con

bướm

- Biết cách làm con bướm bằng giấy.

- Làm được con bướm bằng giấy. Con bướm tương đối cân đối. Các nếp gấp tương đối dều nhau.

Với HS khéo tay:

Làm được con bướm bằng giấy. Các nếp gấp đều, phẳng

33,34

Ôn tập, thực hành thi khéo taylàm đồ chơi theo ý thích

- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng làm thủ công lớp 2.

- Làm được ít nhất một sản phẩm thủ công đã học.

Với HS khéo tay:

- Làm được ít nhất hai sản phẩm thủ công đã học.

- Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo

Tuần

Tên Bài Dạy

Yêu Cầu Cần Đạt

Ghi Chú

35

Trung bày

sản phẩm

thực hành

của HS

- Trưng bày sản phẩm thủ công đã làm được

- Khuyến kích trưng bày nhửng sản phẩm mới có tính sáng tạo.

VnDoc.com còn có: Trọn bộ Bài tập Toán lớp 2 từ cơ bản đến nâng cao được VnDoc sưu tầm, tổng hợp những bộ đề bài tập hay, chọn lọc từ cơ bản đến nâng cao nhằm củng cố kiến thức và luyện tập môn Toán 2 ôn luyện ôn thi tốt cho các kỳ thi học kì và Tổng hợp bài tập Tiếng Việt nâng cao lớp 2 bao gồm chi tiết 35 tuần các bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn để các em học sinh ôn tập tốt, hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học môn Tiếng Việt lớp 2. Nội dung các câu hỏi và bài tập này sẽ phát huy tính tích cực học tập và phát triển tư duy ở trẻ.

VnDoc.com còn có Giáo án điện tử lớp 2 đầy đủ các môn là tài liệu được biên soạn theo hình thức giáo án điện tử dành cho các thầy cô tham khảo chuẩn bị hiệu quả cho các Bài giảng trực tuyến lớp 2 tại nhà, nhằm mục đích dạy trực tuyến cho các em học sinh. Giáo án điện tử lớp 2 này bao gồm các môn Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc, Đạo Đức, Thủ công, Mỹ thuật, Tự nhiên và Xã hội lớp 2. Các môn đều được biên soạn theo file PowerPoint được thiết kế vô cùng đẹp mắt, dễ hiểu.

Ngoài Bộ chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 2 các môn học cả năm trên. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các bé học Toán lớp 2 được chắc chắn, củng cố và nắm chắc kiến thức nhất, vừa đào sâu các dạng toán lại giúp các bé tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng như là thi hết học kỳ 2 lớp 2 môn Toán, thi khảo sát chất lượng học kỳ 2 môn Toán lớp 2,.... cũng như học đồng đều các môn Tiếng Việt lớp 2, môn tự nhiên xã hội, đạo đức,...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
20
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Thủ công 2

    Xem thêm