Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tổng hợp bài tập Tiếng Việt nâng cao lớp 2

Tổng hợp bài tập Tiếng Việt nâng cao lớp 2 bao gồm chi tiết 35 tuần các bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn để các em học sinh ôn tập tốt, hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học môn Tiếng Việt lớp 2.

1. Bài tập nâng cao Tiếng Việt 2 tuần 20

Tuần 20: Phần A – Chính tả

PHÂN BIỆT s/x

1. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống để tạo từ:

a) sấm …, … xử, phán …, … đánh, khám … .(sét, xét)

b) đường …, phố …, cư ……. chi. (xá, sá)

2. Điền vào chỗ trống s hay x và giải các câu đố sau:

a)

Ngày ngày chăm chỉ tìm hoa

Làm nên mật ngọt …ây nhà ở chung?

(Là con gì?)

Con gì bắt chuột mê …. ay

Có đôi mắt …áng, ngủ ngày thức đêm?

(Là con gì?)

PHÂN BIỆT iêt / iêc

3. Điền vào chỗ trống iêt hoặc iêc:

V….. làm

quen b ..´..

rạp x ..´..

xanh b ..´..

4. Ghép từng tiếng ở cột trái với tiếng thích họp ở cột phải để tạo từ

Bài tập nâng cao Tiếng Việt 2

Hướng dẫn làm bài

1. a) sấm sét, xét xử, phán xét, sét đánh, khám xét.

b) đường sá, phố xá, cư xá, sá chi.

2. a) xây – con ong; b) say, sáng – cú mèo.

3. việc làm, quen biết, rạp xiếc, xanh biếc.

4. Ghép: chiếc bánh, thân thiết, hiểu biết, tiết trời, tiếc của.

Tuần 20: Phần B – Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ THỜI TIẾT ĐẶT CÂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO? DẤU CHẤM, DẤU CHẤM THAN

1. Tìm từ thích họp trong các từ sau: mưa dầm, mưa phun, mưa bóng mây, mưa đá điền vào chỗ trống:

a) Mưa ngắn và thưa hạt do một đám mây nhỏ đưa đến, một thoáng rồi lại tạnh, gọi là …

b) Mưa kéo dài nhiều ngày, thường trên một diện tích rộng, gọi là …

c) Mưa có hạt đông cứng thành nước đá, gọi là …

d) Mưa rất nhỏ nhưng dày hạt, có thể kéo dài nhiều ngày, thường có ở miền Bắc vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân, gọi là …..

2. Chọn cụm từ thích hợp ở trong ngoặc đế đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm trong mỗi câu sau:

a) Năm ngoái, Hưng cùng bố mẹ đi nghỉ ở Tam Đảo.

b) Tháng sáu vừa rồi, Đạt được bố mẹ cho về thăm ông bà.

c) Lớp 2A được học đàn organ vào ngày thứ sáu.

d) Dũng làm xong bài tập lúc 8 giờ.

(tháng nào, năm nào, mấy giờ, ngày nào)

3. Em chọn dấu chấm hay dấu chấm than đế điền vào ô trống?

Trang và Nhung vào công viên chơi ở công viên [__] hai đứa tha hồ ngắm hoa đẹp [__] Trang thích hoa thọ tây, còn Nhung lại thích hoa tóc tiên [__] Trang nói:

– Nhung ơi, xem kìa, bông thọ tây mới đẹp làm sao [__]

– Ờ, đẹp thật [__] Nhưng làm sao đẹp bằng hoa tóc tiên [__]

(Theo Phạm Hồ cẩm Nhi)

Hướng dẫn làm bài

1. Các từ được điền như sau:

a) mưa bóng mây; b) mưa dầm; c) mưa đá; d) mưa phùn.

2. Các câu hỏi được đặt như sau:

a) Năm nào Hưng cùng bố mẹ đi nghỉ ở Tam Đảo?

b) Tháng nào Đạt được bố mẹ cho về thăm ông bà?

c) Lớp 2A được học đàn oóc-gan vào ngày nào?

d) Dũng làm xong bài tập lúc mấy giờ?

3. Đoạn văn đã điền dấu câu hoàn chỉnh:

Trang và Nhung vào công viên chơi. Ớ công viên, hai đứa tha ho ngắm hoa đẹp. Trang thích hoa thọ tây, còn Nhung lại thích hoa tóc tiên. Trang nói:

– Nhung ơi, xem kìa, bông thọ tây mới đẹp làm sao!

– Ờ, đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bang hoa tóc tiên!

Tuần 20: Phần C – Tập làm văn

TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA

Đề 1

Em hãy quan sát các bức ảnh bốn mùa, chọn một bức ảnh và trả lời các câu hỏi:

Bài tập nâng cao Tiếng Việt 2 - Tuần 20: Tập làm văn

a) Bức ảnh chụp cảnh mùa nào?

b) Vào mùa đó bầu trời có đặc điểm gì? Thời tiết của mùa đó như thế nào?

c) Cây cối, hoa lá, các con vật trong mùa đó ra sao?

d) Mọi người và em thường làm gì vào mùa đó?

Đề 2

Mỗi mùa trong năm có một hương sắc, vẻ đẹp riêng: mùa xuân ấm áp, mùa hè sôi động, mùa thu dịu dàng, mùa đông lạnh lùng. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (4 đến 6 câu) để tả về một mùa mà em thích.

Hướng dẫn làm bài

Đề 1

a) Mùa xuân

– Thiên nhiên: cây cối đâm chồi, nảy lộc, hoa đua nhau khoe sắc, mưa bụi, chim chóc ríu rít, bướm dập dờn, …

– Con người: vui vẻ đón Tết,…

b) Mùa hạ

– Thiên nhiên: trời nắng, mưa bóng mây, ban đêm bầu trời trong sáng, đầy sao, hoa phượng nở, có nhiều loại hoa quả ngon,…

– Con người: đi nghỉ mát, đi chơi công viên nước,…

c) Mùa thu

– Thiên nhiên: bầu trời trong xanh, không khí se lạnh, lá vàng rơi khắp chốn, hoa sữa nồng nàn đường phố Hà Nội,…

– Con người: vui đón Tết Trung thu,…

d) Mùa đông

– Thiên nhiên: trời lạnh, tuyết phủ trắng ở xứ nhiều nước,…

– Con người: sưởi ấm trong bếp lửa bập bùng, bé diện quần áo ấm, được đón Giáng sinh,…

Đề 2

Mùa xuân

1. Mùa xuân đến, những mảnh vườn trở nên xanh mát trong màu lá tươi non. Những nụ hoa đào li ti đã nở ra những bông hoa phớt hồng năm cánh. Những bụi mưa xuân làm cho mọi loài cây náo nức theo nhau đâm chồi nảy lộc.

2. Mùa xuân về rồi kìa. Hơi ấm của những cơn mưa phùn lất phất đã đẩy cái rét đi xa. Cây cối thi nhau mang chiếc áo đỏ non mỡ, xanh rờn ra mặc. Các ẹhị hoa thì tưng bừng khoe những chiếc áo muôn màu sắc, đẹp ơi là đẹp!Mấy bạn ong, bướm và cả các bạn chim nữa cứ tung tăng, ríu rít khắp vườn. Nhà em cũng rộn rịp chuẩn bị đón Tet? thật là thích.

(Phạm Thị Ánh Nguyệt)

Mùa hè

1. Hoa phượng nở, thế là mùa hè lại náo nức trở về. Mặt trời toả ánh nắng chói chang. Nắng vàng phủ khắp mặt đất. Khi mùa hè đến, những trái vải bắt đầu ửng đỏ.

2. Tạm biệt nàng tiên mùa xuân, chúng ta sẽ chào đón cô công chúa mùa hè. Mùa hè trời nắng chói chang, có khi ông mặt trời như muốn đốt cháy cây cỏ. Mùa hè dịu đi rất nhiều vì có anh mưa rào thỉnh thoảng lại bất chợt ghé thăm. Những chú ve cũng chào đón nàng công chúa mùa hè bằng bản nhạc rộn rã từ những tán phượng xanh um. Hè đến, vườn cây lại căng mọng và thơm lừng với vô số trái ngon. Chúng em mong đợi mùa hè đến để được đi nghỉ mát, được về quê chơi…

(Phạm Thị Ánh Nguyệt)

Mùa thu

1. Mùa thu về. Ánh nắng vàng nhẹ rải khắp nơi. Bầu trời trong xanh và cao hơn. Gió thu nhè nhẹ làm mát dịu cả đất trời. Những bông cúc nở vàng tươi, mùi hương nồng nàn quấn quýt bên ta. Em rất yêu mùa thu, mùa của những cô cậu học trò náo nức đón ngày khai trường.

2. Mùa thu đến thật rồi. Nắng vàng trong veo như thuỷ tinh nhảy nhót trên những cánh hoa cúc. Vườn cây được nắng nhuộm màu, lá trải thảm vàng ươm. Bầu trời như rộng thêm ra, xanh và trong hơn. Gió thu hiu hiu mang theo mùi hoa sữa nồng nàn. Rằm Trung thu, em sẽ được rước đèn, phá cỗ cùng các bạn, vui ơi là vui.

(Phạm Thị Ánh Nguyệt)

Mùa đông

1. Mùa đông đã đến thật rồi. Bầu trời trở nên u ám như một khuôn mặt cau có, khó chịu. Từng trận gió bấc mang theo hơi lạnh gõ cửa từng nhà. Những em bé vui vẻ, tung tăng trong những chiếc áo len mới đủ màu. Chú mèo rúc trong bếp lửa kêu “Rét!Rét!”.

2. Mùa đông về rồi kìa!Mùa đông trở về cùng những trận gió bấc làm cho những cuộn mây trở nên xám xịt. Cây cối thì gầy guộc vì phải từ biệt những chiếc lá của mình.Mẹ em nói mùa đông lạnh như cắt da cắt thịt. Nhưng em lại thích mùa đông vì sẽ tha hồ diện những cái áo bông sặc sỡ, Ba sẽ đột lửa để cả nhà quây quần sưởi ấm. Đêm nào em cũng ngủ thật ngon trong chăn ấm mà không muốn dậy.

2. Bài tập nâng cao Tiếng Việt 2 tuần 21

Tuần 21: Phần A – Chính tả

PHÂN BIỆT tr/ch.

1. Điền vào chỗ trống tr hay ch:

Bầu …ời như một tấm thảm dệt bằng kim tuyến. Mặt biển loang loáng ánh …ăng. Những con sóng vẫn thỉ nhau vỗ về, thầm thì kể …uyện.

2. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống để tạo từ:

a) … ngoan, … chỉ,… học,… năm. (trăm, chăm)

b) biết …, vầng …, nên …, … trắng. (trăng, chăng)

PHÂN BIỆT uôt/uôc

3. Điền vào chỗ trống uôt họặc uôc:

uống th …´…, t…´… lúa, học th……, b….. tóc, con ch…..

4. Điền vào chỗ trống uôt hay uôc và giải các câu đố sau:

a)

Con gì kêu s….. mùa hè

Cái kèn ở bụng, tiếng nghe rất “sầu”?

(Là con gì?)

b)

Th… gì không đắng

Ngòn ngọt, cay cay

Đựng trong tuýp dài

Làm cho răng trắng?

(Là cái gì?)

Hướng dẫn làm bài

1. trời, trăng, chuyện.

2. a) trăm ngàn, chăm chỉ, chăm học, trăm năm.

b) biết chăng, vầng trăng, nên chăng, trăng trắng.

3. thuốc, tuốt, thuộc, buộc, chuột.

4. a) suốt – con ve; b) thuốc – thuốc đánh răng.

Tuần 21: Phần B – Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VÈ CHIM CHÓC ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU?

1. Tìm tên các loài chim để điền tiếp vào chỗ trống:

a) Chim có giọng hót hay. M: hoạ mi, …

b) Chim sống trong rừng. M: công, …

c) Chim sống ngoài biến. M: hải âu, …

d) Chim có tên được hình thành từ tiếng hót. M: bìm bịp, ….

2. Tìm các từ ngữ chỉ hoạt động của chim chóc trong các từ ngữ sau:

gầm, rú, hú, rống, liệng, bay, đậu, hót, gù, rượt, vồ, húc, leo trèo, bay chuyền, chuyền cành, vỗ cánh, làm tổ, ấp trứng, phóng, lồng, phi, mớm mồi, tập bay, tập chuyền.

3. Viết câu trả lời cho từng câu hỏi sau:

a) Nhà của em ở đâu?

b) Trường của em ở đâu?

c) Giờ ra chơi, các em chơi ở đâu?

(d) Chủ nhật vừa rồi, lớp em đi tham quan ở đâu?

Hướng dẫn làm bài

1. Các từ được điền thêm là:

a) Chim có giọng hót hay: sơn ca, hoạ mi, chào mào, khướu…

b) Chim sống trong rừng: vẹt, trĩ, khướu, đại bàng, gõ kiến…

c) Chim sống ngoài biển: chim cánh cụt, chim ó biến…

d) Chim có tên được hình thành từ tiếng hót: chích choè, đa đa, tu hú, cuốc, bất cô trói cột…

2. Các từ ngữ chỉ hoạt động của chim chóc:

liệng, bay, đậu, hót, gù, bay chuyền, chuyền cành, vồ cảnh, làm tô, ấp trứng, mớm moi, tập bay, tập chuyền.

3. Có thể trả lời như sau:

a) Nhà của em ở gần trường (ở xã bên cạnh; ở khu tập thế trường sư phạm…)

b) Trường của em ở cạnh uỷ ban xã (ở ven làng, ở khu đô thị mới…)

c) Giờ ra chơi, các em chơi ở sân trường (trên sân vận động của trường…)

d) Chủ nhật vừa rồi, lớp em đi tham quan ở Bảo tàng Dân tộc học

(ở quê Bác; ở khu di tích lịch sử Định Hoá, Thái Nguyên…)

Tuần 21: Phần C – Tập làm văn

Đề 1

Em chọn những câu nào để đáp lại lời cảm ơn của bạn em khi bạn em bị ốm, em đến thăm?

Bạn nói: Mình cảm ơn cậu.

Em đáp lời:

a) Không có gì. Chúng mình là bạn mà.

b) Cảm ơn làm gì. Thế cậu định đến bao giờ mới khỏi?

c) Có gì đâu, cậu mau khỏi nhé, vắng cậu mình buồn lắm.

Đề 2

Hãy tìm câu nói đáp lại lời cảm ơn phù hợp cho các trường hợp sau:

a) Lan, Huệ và Hồng Nhung đều cho rằng màu sắc rực rỡ của Mai Vàng đã làm cho khu vườn mùa xuân trở nên đẹp đẽ hơn nên chúng đã nói:“Cám ơn bạn!Nếu không có màu sắc rực rỡ của bạn thì khu vườn mùa xuân sẽ rất buồn tẻ!”

Mai Vàng đáp:

…………………………………………………………

b) Mặt trời vừa ló dạng, những chồi non vươn mình đón những tia nắng đầu tiên của một buổi sớm trong lành. Bỗng dưng những chồi non run rẩy vì thấy một gã sâu gớm ghiếc đang trườn tới. Gã sâu đang định ngoạm lấy những chiếc lá non mơn mởn thì “Phập!” một cái, một chú chim sâu đã từ đâu lao tới mổ cho gã một cái chí mạng. Đám lá non mừng rỡ, ríu rít nói:“Cảm ơn bạn chim sâu bé nhỏ. Nếu không có bạn, chúng tôi đã làm mồi cho lão sâu gớm ghiếc đó rồi. Chúng tôi rất biết ơn bạn”. Chim sâu vội đáp:

…………………………………………………………

c) Gà mẹ đang dắt bầy con của mình ra vườn. Đàn gà con ríu rít, xôn xao vì đây là lần đầu tiên Gà mẹ cho chúng ra vườn và dạy cách kiếm mồi. Gà út đi sau cùng, mắt ngơ ngác nhìn vì chú thấy cái gì cũng lạ. Bỗng … “tõm” chú rơi xuống cái ao đầy nước trong vườn. Bầy gà con nháo nhác. Gà mẹ không biết làm thế nào, kêu ầm lên: “Cứu! Cứu!”. Chị Vịt Bầu từ đâu lao ùm xuống nước và kéo được Gà út ướt lướt thướt, run rẩy vào bờ. Gà mẹ ôm chầm lấy Gà út, miệng rối rít: “Cảm ơn, cảm ơn chị Vịt Bầu. Nếu không có chị, Gà út nhà tôi đã chết đuối rồi Vịt Bầu đáp:

…………………………………………………………

Đề 3

Tan học, em đến cổng trường thì thấy một em bé bị ngã, em vội nâng em bé dậy. Đúng lúc đó mẹ em bé đến, cảm ơn, khen em ngoan và bảo em bé cảm ơn em. Em đáp lời. Hãy viết lại lời của mẹ em bé, em bé và em.

Đề 4

Con gà của nhà bác hàng xóm bị lạc sang nhà em. Em đem nó trả về cho bác. Bác hàng xóm cảm ơn em, em đáp lại lời bác. Hãy viết lại đoạn hội thoại đó.

Hướng dẫn làm bài

Đề 1

Em nên chọn câu a, c.

Đề 2

a) Không có gì đâu. Chính các bạn cũng góp phần làm cho khu vườn mùa xuân của chúng ta trở nên lộng lẫy và rực rỡ hơn.

b) Có gì đâu, các bạn cứ lớn nhanh cho mùa xuân thêm đẹp nhé.

c) Ôi, con chị cũng như con tôi, có gì đâu mà phải cảm ơn.

Đề 3

Lời của người mẹ vừa hướng đến em để cảm ơn, khen ngợi, vừa hướng đến người con để yêu cầu nói lời cảm ơn. Lời của em vựa hướng đến đáp lời cảm ơn của người mẹ, vừa hướng đến đáp lại lời cảm ơn của người con, Ví dụ:

– Cảm ơn cháu, cháu tốt quá! Con cảm ơn anh đi.

– Em cảm ơn anh ạ!

– Dạ, không có gì ạ. Em ngoan quá, lần sau em nhớ đi cẩn thận nhé!

Đề 4

Em: Bác ơi, con gà con nhà bác chạy lạc sang nhà cháu. Nó sợ quá cứ nằm ở gốc cây hồng. Cháu mang trả nó cho bác đây ạ.

Bác hàng xóm: Ôi may quá, không có cháu thì có khi nó đã bị mèo ăn thịt mất rồi. Bác cảm ơn cháu.

Em: Dạ, không có gì đâu ạ!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
76
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bài tập Tiếng Việt 2 Nâng cao

    Xem thêm