Bài tập luyện từ và câu lớp 2 nâng cao có đáp án
Bài tập luyện từ và câu lớp 2 nâng cao có đáp án bao gồm các bài tập môn Tiếng Việt về luyện từ và câu dành cho các em HSG, giúp các thầy cô ra bài tập về nhà cho các em học sinh ôn tập, rèn luyện củng cố kiến thức lớp 2 nâng cao.
Bài tập luyện từ và câu lớp 2 nâng cao có đáp án
Bài tập luyện từ và câu lớp 2 nâng cao - Phiếu số 1
1. Em kể tên các đồ vật phục vụ việc dạy – học có ở trong lớp học.
VD: bàn học sinh,…
2. “Sách Tiếng Việt” khác “vở Tiếng Việt” như thế nào?
3. Em đặt dấu chấm, hoặc dầu chấm hỏi vào cuối mỗi câu sau:
a) Cô bé vội vã ra đi
b) Bỗng cô bé gặp một cụ già râu tóc bạc phơ
c) Cháu đi đâu mà vội thế
d) Mẹ chỉ còn sống có hai mươi ngày nữa thôi ư
e) Mẹ cháu đã khỏi bệnh rồi
Hướng dẫn làm bài
1. Em quan sát kĩ các đồ vật trong lớp học của mình, rồi kể ra.
Ví dụ: bàn học sình, bàn giáo viên, ghế, bảng, phan, bản đồ, sách giáo khoa, vở ghi, bút bi, bút chì, thước, tẩy, …
2. – Muốn biết “sách Tiếng Việt” khác “vở Tiếng Việt” như thế nào, em phải phân biệt được nghĩa hai từ sách và vở.
(Sách: tập giấy đóng lại, có bìa bên ngoài, trong có in chữ để đọc, để học ; Vở: tập giấy trắng đóng lại, có bìa bên ngoài, dùng để viết, ghi bài học, làm bài tập).
– Sau đó, em nêu sự khác nhau giữa “sách Tiếng Việt” và “vở Tiếng Việt”. Cụ thể:
+ “Sách Tiếng Việt”: sách giáo khoa môn Tiếng Việt + “Vở Tiếng Việt”: vở ghi môn Tiếng Việt.
3. Dấu chấm dùng để đặt cuối câu kể và tả. Dấu chấm hỏi dùng đặt cuối câu hỏi. Từ đó, em thấy, trong 5 câu cho sẵn, hai câu c, d là câu hỏi. Dựa vào gợi ý này, em tự làm bài tập.
Bài tập luyện từ và câu lớp 2 nâng cao - Phiếu số 2
1. Em chia các từ: trâu, bò, thỏ, bàn học, giá sách, ông nội, thiếu nhi, bác sĩ, cây bàng, cây phượng, cây vú sữa, ô tô buýt, xe đạp thành 4 nhóm:
– Nhóm 1: Từ chỉ người.
– iNhóm 2: Từ chỉ đồ vật.
– Nhóm 3: Từ chỉ con vật.
– Nhóm 4: Từ chỉ cây cối.
2. Tìm từ chỉ sự vật trong các từ sau:
mẹ, con, bế, ru, chăm sóc, yêu thương, hiếu thảo, ngựa gỗ, búp bê, đèn ông sao, gà, vịt, chim bồ câu, một thịt, hoà thuận.
3. Đặt 2 câu theo mẫu Ai là gì? để giới thiệu các thành viên trong gia đình em.
M: Mẹ em là giáo viên.
Hướng dẫn làm bài
1. Em đọc kĩ các từ cho sẵn, rồi phân thành 4 nhóm. Ket quả như sau:
– Từ chỉ người: ông nội, thiếu nhỉ, bác sĩ.
–i Từ chỉ đô vật: bàn học, giá sách, ổ tô buýt, xe đạp
–l Từ chỉ con vật: trâu, bò, thỏ.
– Từ chỉ cây cối: các từ còn lại.
2. Trong các từ cho sẵn, ngoài các từ chỉ sự vật còn có các từ chỉ hoạt động, tỉnh chât. Em đọc kĩ các từ này và tìm các từ chỉ sự vật. Đó là các từ: mẹ, con, ngựa gỗ, búp bê, đèn ông sao, gà, vịt, chim bồ câu.
3. Em tự đặt câu.
Bài tập luyện từ và câu lớp 2 nâng cao - Phiếu số 3
Tìm từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau:
Mẹ ốm bé chang đi đâu
Viên bỉ cũng nghỉ, quả cầu ngồi chơi
Súng nhựa bẻ cất đì rôỉ
…
Mẹ ốm bé chẳng vòi quà
Bé thương mẹ cứ đi ra, đi vào.
(Theo Nguyễn Đình Kiên)
2. Trả lời câu hỏi:
a) Một tuần có mấy ngày, là những ngày nào?
b) Một quý có mấy tháng, là những tháng nào?
c) Một năm có mấy quý, mấy tháng? Là những quý nào, tháng nào?
3. Ngắt đoạn văn sau thành 4 câu, đặt dấu chấm vào cuối câu, rồi viết lại cho đúng chính tả:
Đàn khỉ hăm hở lên đường được một lát, chúng ra khỏi rừng rậm, tiến vào một đồng cỏ rộng chúng dừng lại, mở hộp ra mỗi hộp đựng một con chó săn to.
Hướng dẫn làm bài
1. Em đọc kĩ từng dòng thơ, chú ý tìm các từ chỉ sự vật. Đó là các từ: mẹ, bẻ, viên bi, quả cầu, súng nhựa, mẹ, bẻ, bẻ, quà, bẻ, mẹ.
2. Để trả lời được các câu hỏi, em có thể xem quyển lịch túi hoặc lịch tờ, lịch lốc treo trong nhà. Lưu ý: quý là khoảng thời gian bằng một phần tư thời gian của một năm. Dựa vào gợi ý sau đây, em tự hoàn thiện bài tập này:
a) Một tuần có 7 ngày.
b) Một quý có 3 tháng. Quý 1 gồm các tháng 1, 2, 3 ; quý 2 gồm các tháng 4, 5, 6 ;..
c) Một năm có 4 quý, có 12 tháng.
3. Đoạn văn đã ngắt câu hoàn chỉnh:
Đàn khỉ hăm hở lên đường. Được một lát, chúng ra khỏi rừng rậm, tiến vào một đồng cỏ rộng. Chúng dừng lại mở hộp ra. Mỗi hộp đựng một con chó săn to.
Bài tập luyện từ và câu lớp 2 nâng cao - Phiếu số 4
1. Trong các từ in đậm trong hai câu dưới đây, từ nào là tên riêng:
a) Ở Việt Nam không có tuyết, nhưng có nhiều thứ hoa đẹp như: lan, huệ, hồng, đào, mai,…
b) Các bạn Tuyết, Hoa, Lan, Huệ, Hồng, Mai đều đạt danh hiệu học sinh giỏi…
2. Một bạn viết trên bì thư như sau. Em hãy giúp bạn viết lại cho đúng quy định viết hoa:
Thân gửi bạn nguyễn việt hưng
xã an dương
huyện tân yên
tỉnh bắc giang
3. Tìm câu kiểu Ai là gì? Trong các câu sau:
a) Cô và mẹ là hai cô giáo.
Trường của cháu đây là trường mầm non.
b) Chị là con gái miền xuôi. Chị lên chăn bò sữa ở Sa Pa.
Hướng dẫn làm bài
1. – Ở câu a, các từ in đậm là tên chung của sự vật, như: tuyết, hoa. Cả các từ: lan, huệ, hồng, đào, mai cũng là tên của một loài hoa. Vì các từ này không phải là tên riêng, nên không viết hoa.
– Ở câu b, các từ in đậm là tên riêng của từng người. Mỗi cái tên này ứng với một cá thể, một người cụ thể. Các tên riêng này phải viết hoa.
2. Trên bì thư có 2 loại tên riêng: Tên riêng chỉ người (viết hoa:Nguyễn Việt Hưng) và tên riêng địa lí (viết hoa: An Dương, Tân Yên, Bắc Giang).
3. Em đọc kĩ từng dòng thơ, chú ý các câu kiểu Ai là gì? Đó là các câu:
a) Cô và mẹ là hai cô giáo.
Trường của cháu đây là trường mầm non.
b) Chị là con gái miền xuôi.
Bài tập luyện từ và câu lớp 2 nâng cao - Phiếu số 5
1. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
a) Chị tớ là học sinh lớp 6.
b) Trà Mi là cô bé có năng khiếu âm nhạc
c) Ca sĩ “nhí” mà em yêu thích là bé Xuân Mai.
2. Từ câu cho sẵn dưới đây, em đặt thành các câu khác nhau:
a) Em không thích trò chơi điện tử.
b) Đồ chơi này không đẹp.
c) Đá cầu không phải là môn thể thao em yêu thích.
M: – Em không thích trò chơi điện tử đâu.
– Em có thích trò chơi điện tử đậu.
– Em đâu có thích trò chơi điện tử.
3. Chia các từ ngữ dưới đây thành hai nhóm: Bạn bè; Đồ dùng học tập
sách vở, sách giáo khoa, vở ghi, vở bài tập, bạn học, bạn cùng lớp, bạn thân, bảng con, phấn viết, bút chì, bút mực, bút bi, thước kẻ, tình bạn, kết bạn.
Bạn bè:..........................................................................................................................
......................................................................................................................................
Đồ dùng học tập:...........................................................................................................
......................................................................................................................................
Hướng dẫn làm bài Phiếu số 5:
1. Có thể đặt câu hỏi như sau:
a) Ai là học sinh lớp 6
b) Ai là cô bé có năng khiếu âm nhạc?
c) Ca sĩ “nhí” mà em yêu thích là ai?
2. Dựa vào các câu mẫu (ví dụ mẫu), em đặt câu. Ví dụ:
a) – Đồ chơi này không đẹp đâu.
– Đồ chơi này có đẹp đâu.
– Đồ chơi này đâu có đẹp,
b) – Đá cầu không phải là môn thể thao em yêu thích đâu.
– Đá cầu có phải là môn thể thao em yêu thích đâu
– Đá cầu đâu có phải là môn thế thao em yêu thích.
3.
– Bạn bè: bạn học, bạn cung lớp, bạn thân, tình bạn, kết bạn.
– Đồ dùng học tập: sách vở, sách giáo khoa, vở ghi, vở bài tập, bảng con, phấn viết, bút chì, bút mực, bút bỉ, thước kẻ.
Còn nữa
..................................
Ngoài Bài tập luyện từ và câu lớp 2 nâng cao trên, các em học sinh có thể tham khảo môn Toán lớp 2 nâng cao và bài tập môn Toán lớp 2 đầy đủ khác, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 2, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 2 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 2. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.