Bài tập Toán, Tiếng Việt nâng cao lớp 2
Bài tập Toán 2, Tiếng Việt nâng cao lớp 2 là các bài tập tự luyện dành cho các em HSG lớp 2, luyện giải đề tại nhà, giúp các em nâng cao kỹ năng học Toán, Tiếng Việt dạng bài tập khó và chuẩn bị cho các đề thi sắp tới đạt kết quả cao.
Bài tập Toán 2, Tiếng Việt nâng cao lớp 2:
1. Bài tập dành cho học sinh giỏi lớp 2 môn Toán
Bài 1: Tìm một số, biết số đó cộng với 12 thì bằng 15 cộng 27?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Bài 2: Tìm một số, biết 95 trừ đi số đó thì bằng 39 trừ đi 22?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Bài 3: Một tháng nào đó có ngày chủ nhật là ngày 2 của tháng đó. Hỏi các ngày chủ nhật trong tháng đó là những ngày nào?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Bài 4: Bố đi công tác xa trong hai tuần, bố đi hôm thứ hai ngày 5. Hỏi đến ngày mấy bố sẽ về? Ngày ấy là thứ mấy trong tuần?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Bài 5: Hồng có nhiều hơn Hà 10 viên bi, nếu Hồng cho Hà 4 viên bi thì Hồng còn nhiều hơn Hà mấy viên bi?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Bài 6: Tìm y:
a) 36 + 65 = y + 22
b, 100 - 55 = y - 13
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Bài 7: Viết các tổng sau thành tích:
a) 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 = …………………………………………….
b) 4 + 4 + 12 + 8 =………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
c) 3 + 6 + 9 + 12 =……………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
d) 65 + 93 + 35 + 7 =…………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
Bài 8: Tìm một số, biết rằng lấy số đó nhân với 5 rồi trừ đi 12 thì bằng 38?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Bài 9: Có một số dầu, nếu đựng vào các can mỗi can 4l thì đúng 6 can. Hỏi số dầu đó nếu đựng vào các can, mỗi can 3l thì phải dùng tất cả bao nhiêu can?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Bài 10: Mai hơn Tùng 3 tuổi và kém Hải 2 tuổi. Đào nhiều hơn Mai 4 tuổi. Hỏi ai nhiều tuổi nhất? ai ít tuổi nhất, người nhiều tuổi nhất hơn người ít tuổi nhất là mấy tuổi?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Bài 11: Mai có 27 bông hoa. Mai cho Hoà 5 bông hoa. Hoà lại cho Hồng 3 bông hoa. Lúc này ba bạn đều có số hoa bằng nhau. Hỏi lúc đầu Hoà và Hồng mỗi bạn có bao nhiêu bông hoa?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Bài 12:
a) Có bao nhiêu số có hai chữ số bé hơn 54?........................................
………………………………………………………………………………..
b) Từ 57 đến 163 có bao nhiêu số có hai chữ số?..............................................
………………………………………………………………………………….
c) Có bao nhiêu số có ba chữ số lớn hơn 369?...................……………………
…………………………………………………………………………………..
Bài 13: Cho số 63.Số đó thay đổi thế nào nếu?
a) Xoá bỏ chữ số 3?............................................................................................
…………………………………………………………………………………
b) Xoá bỏ chữ số 6?...........................................................................................
………………………………………………………………………………….
Bài 14: Cho số a có hai chữ số:
a) Nếu chữ số hàng chục bớt đi 3 thì số a giảm đi bao nhiêu đơn vị?
…………………………………………………………………………………….
b) Nếu chữ số hàng chục tăng thêm 4 thì số a tăng thêm bao nhiêu đơn vị?
…………………………………………………………………………………..
c) Nếu chữ số hàng chục tăng thêm 1 và chữ số hàng đơn vị giảm đi 1 thì số a tăng thêm bao nhiêu đơn vị?
…………………………………………………………………………………..
Bài 15: Cho số 408:
a) Nếu chữ số hàng trăm bớt đi (hay tăng thêm) 2 thì số đó giảm đi hay tăng thêm bao nhiêu đơn vị?.......................................................................................
…………………………………………………………………………………
b) Số đó thay đổi thế nào nếu đổi chỗ chữ số 0 và chữ số 8 cho nhau?
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………….
Bài 16:
a) Hai số có hai chữ số có cùng chữ số hàng chục mà chữ số hàng đơn vị hơn kém nhau 7 thì hai số đó hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………
b) Hai số có hai chữ số có cùng chữ số hàng đơn vị mà chữ số hàng chục hơn kém nhau 3 thì số đó hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
2. Bài tập dành cho học sinh giỏi lớp 2 môn Tiếng Việt
Phần A: PHÂN BIỆT s/x
1. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống để tạo từ:
a) sấm …, … xử, phán …, … đánh, khám … .(sét, xét)
b) đường …, phố …, cư ……. chi. (xá, sá)
2. Điền vào chỗ trống s hay x và giải các câu đố sau:
a)
Ngày ngày chăm chỉ tìm hoa
Làm nên mật ngọt …ây nhà ở chung?
(Là con gì?)
Con gì bắt chuột mê …. ay
Có đôi mắt …áng, ngủ ngày thức đêm?
(Là con gì?)
PHÂN BIỆT iêt / iêc
3. Điền vào chỗ trống iêt hoặc iêc:
V….. làm
quen b ..´..
rạp x ..´..
xanh b ..´..
4. Ghép từng tiếng ở cột trái với tiếng thích họp ở cột phải để tạo từ
Hướng dẫn làm bài
1. a) sấm sét, xét xử, phán xét, sét đánh, khám xét.
b) đường sá, phố xá, cư xá, sá chi.
2. a) xây – con ong; b) say, sáng – cú mèo.
3. việc làm, quen biết, rạp xiếc, xanh biếc.
4. Ghép: chiếc bánh, thân thiết, hiểu biết, tiết trời, tiếc của.
Phần B – Luyện từ và câu:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ THỜI TIẾT ĐẶT CÂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO? DẤU CHẤM, DẤU CHẤM THAN
1. Tìm từ thích họp trong các từ sau: mưa dầm, mưa phun, mưa bóng mây, mưa đá điền vào chỗ trống:
a) Mưa ngắn và thưa hạt do một đám mây nhỏ đưa đến, một thoáng rồi lại tạnh, gọi là …
b) Mưa kéo dài nhiều ngày, thường trên một diện tích rộng, gọi là …
c) Mưa có hạt đông cứng thành nước đá, gọi là …
d) Mưa rất nhỏ nhưng dày hạt, có thể kéo dài nhiều ngày, thường có ở miền Bắc vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân, gọi là …..
2. Chọn cụm từ thích hợp ở trong ngoặc đế đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm trong mỗi câu sau:
a) Năm ngoái, Hưng cùng bố mẹ đi nghỉ ở Tam Đảo.
b) Tháng sáu vừa rồi, Đạt được bố mẹ cho về thăm ông bà.
c) Lớp 2A được học đàn organ vào ngày thứ sáu.
d) Dũng làm xong bài tập lúc 8 giờ.
(tháng nào, năm nào, mấy giờ, ngày nào)
3. Em chọn dấu chấm hay dấu chấm than đế điền vào ô trống?
Trang và Nhung vào công viên chơi ở công viên [__] hai đứa tha hồ ngắm hoa đẹp [__] Trang thích hoa thọ tây, còn Nhung lại thích hoa tóc tiên [__] Trang nói:
– Nhung ơi, xem kìa, bông thọ tây mới đẹp làm sao [__]
– Ờ, đẹp thật [__] Nhưng làm sao đẹp bằng hoa tóc tiên [__]
(Theo Phạm Hồ cẩm Nhi)
Hướng dẫn làm bài
1. Các từ được điền như sau:
a) mưa bóng mây; b) mưa dầm; c) mưa đá; d) mưa phùn.
2. Các câu hỏi được đặt như sau:
a) Năm nào Hưng cùng bố mẹ đi nghỉ ở Tam Đảo?
b) Tháng nào Đạt được bố mẹ cho về thăm ông bà?
c) Lớp 2A được học đàn oóc-gan vào ngày nào?
d) Dũng làm xong bài tập lúc mấy giờ?
3. Đoạn văn đã điền dấu câu hoàn chỉnh:
Trang và Nhung vào công viên chơi. Ớ công viên, hai đứa tha ho ngắm hoa đẹp. Trang thích hoa thọ tây, còn Nhung lại thích hoa tóc tiên. Trang nói:
– Nhung ơi, xem kìa, bông thọ tây mới đẹp làm sao!
– Ờ, đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bang hoa tóc tiên!
Phần C – Tập làm văn
TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA
Đề 1
Em hãy quan sát các bức ảnh bốn mùa, chọn một bức ảnh và trả lời các câu hỏi:
a) Bức ảnh chụp cảnh mùa nào?
b) Vào mùa đó bầu trời có đặc điểm gì? Thời tiết của mùa đó như thế nào?
c) Cây cối, hoa lá, các con vật trong mùa đó ra sao?
d) Mọi người và em thường làm gì vào mùa đó?
Đề 2
Mỗi mùa trong năm có một hương sắc, vẻ đẹp riêng: mùa xuân ấm áp, mùa hè sôi động, mùa thu dịu dàng, mùa đông lạnh lùng. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (4 đến 6 câu) để tả về một mùa mà em thích.
Hướng dẫn làm bài
Đề 1
a) Mùa xuân
– Thiên nhiên: cây cối đâm chồi, nảy lộc, hoa đua nhau khoe sắc, mưa bụi, chim chóc ríu rít, bướm dập dờn, …
– Con người: vui vẻ đón Tết,…
b) Mùa hạ
– Thiên nhiên: trời nắng, mưa bóng mây, ban đêm bầu trời trong sáng, đầy sao, hoa phượng nở, có nhiều loại hoa quả ngon,…
– Con người: đi nghỉ mát, đi chơi công viên nước,…
c) Mùa thu
– Thiên nhiên: bầu trời trong xanh, không khí se lạnh, lá vàng rơi khắp chốn, hoa sữa nồng nàn đường phố Hà Nội,…
– Con người: vui đón Tết Trung thu,…
d) Mùa đông
– Thiên nhiên: trời lạnh, tuyết phủ trắng ở xứ nhiều nước,…
– Con người: sưởi ấm trong bếp lửa bập bùng, bé diện quần áo ấm, được đón Giáng sinh,…
Đề 2
Mùa xuân
1. Mùa xuân đến, những mảnh vườn trở nên xanh mát trong màu lá tươi non. Những nụ hoa đào li ti đã nở ra những bông hoa phớt hồng năm cánh. Những bụi mưa xuân làm cho mọi loài cây náo nức theo nhau đâm chồi nảy lộc.
2. Mùa xuân về rồi kìa. Hơi ấm của những cơn mưa phùn lất phất đã đẩy cái rét đi xa. Cây cối thi nhau mang chiếc áo đỏ non mỡ, xanh rờn ra mặc. Các ẹhị hoa thì tưng bừng khoe những chiếc áo muôn màu sắc, đẹp ơi là đẹp!Mấy bạn ong, bướm và cả các bạn chim nữa cứ tung tăng, ríu rít khắp vườn. Nhà em cũng rộn rịp chuẩn bị đón Tet? thật là thích.
(Phạm Thị Ánh Nguyệt)
Mùa hè
1. Hoa phượng nở, thế là mùa hè lại náo nức trở về. Mặt trời toả ánh nắng chói chang. Nắng vàng phủ khắp mặt đất. Khi mùa hè đến, những trái vải bắt đầu ửng đỏ.
2. Tạm biệt nàng tiên mùa xuân, chúng ta sẽ chào đón cô công chúa mùa hè. Mùa hè trời nắng chói chang, có khi ông mặt trời như muốn đốt cháy cây cỏ. Mùa hè dịu đi rất nhiều vì có anh mưa rào thỉnh thoảng lại bất chợt ghé thăm. Những chú ve cũng chào đón nàng công chúa mùa hè bằng bản nhạc rộn rã từ những tán phượng xanh um. Hè đến, vườn cây lại căng mọng và thơm lừng với vô số trái ngon. Chúng em mong đợi mùa hè đến để được đi nghỉ mát, được về quê chơi…
(Phạm Thị Ánh Nguyệt)
Mùa thu
1. Mùa thu về. Ánh nắng vàng nhẹ rải khắp nơi. Bầu trời trong xanh và cao hơn. Gió thu nhè nhẹ làm mát dịu cả đất trời. Những bông cúc nở vàng tươi, mùi hương nồng nàn quấn quýt bên ta. Em rất yêu mùa thu, mùa của những cô cậu học trò náo nức đón ngày khai trường.
2. Mùa thu đến thật rồi. Nắng vàng trong veo như thuỷ tinh nhảy nhót trên những cánh hoa cúc. Vườn cây được nắng nhuộm màu, lá trải thảm vàng ươm. Bầu trời như rộng thêm ra, xanh và trong hơn. Gió thu hiu hiu mang theo mùi hoa sữa nồng nàn. Rằm Trung thu, em sẽ được rước đèn, phá cỗ cùng các bạn, vui ơi là vui.
(Phạm Thị Ánh Nguyệt)
Mùa đông
1. Mùa đông đã đến thật rồi. Bầu trời trở nên u ám như một khuôn mặt cau có, khó chịu. Từng trận gió bấc mang theo hơi lạnh gõ cửa từng nhà. Những em bé vui vẻ, tung tăng trong những chiếc áo len mới đủ màu. Chú mèo rúc trong bếp lửa kêu “Rét! Rét!”.
2. Mùa đông về rồi kìa!Mùa đông trở về cùng những trận gió bấc làm cho những cuộn mây trở nên xám xịt. Cây cối thì gầy guộc vì phải từ biệt những chiếc lá của mình.Mẹ em nói mùa đông lạnh như cắt da cắt thịt. Nhưng em lại thích mùa đông vì sẽ tha hồ diện những cái áo bông sặc sỡ, Ba sẽ đột lửa để cả nhà quây quần sưởi ấm. Đêm nào em cũng ngủ thật ngon trong chăn ấm mà không muốn dậy.
..............................................................................
Trên đây, VnDoc chỉ show một số bài tập, các bạn hãy tải về để xem trọn bộ nhé!
Ngoài Bài tập Toán, Tiếng Việt nâng cao lớp 2 trên, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 2, đề thi học kì 2 lớp 2 đầy đủ các môn, chuẩn bị cho các bài thi sắp tới đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.