Tác giả tác phẩm Mùa xuân chín

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Tác giả tác phẩm Mùa xuân chín. Bài viết sẽ giới thiệu đôi nét về tác giả tác phẩm trong SGK Ngữ văn 10 KNTT. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

I. Tác giả văn bản Mùa xuân chín

- Hàn Mạc Tử (22 tháng 9 năm 1912 – 11 tháng 11 năm 1940) tên thật là Nguyễn Trọng Trí

- Ông là một nhà thơ người Việt Nam, người khởi xướng ra Trường thơ Loạn và cũng là người tiên phong của dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam.

- Các tác phẩm của ông: Lệ Thanh thi tập (gồm toàn bộ các bài thơ Đường luật): Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản lúc tác giả chưa qua đời), Thơ Điên (hay Đau Thương, thơ gồm ba tập: 1. Hương thơm; 2. Mật đắng; 3. Máu cuồng và hồn điên-1938), Xuân như ý, Thượng Thanh Khí (thơ)

II. Tác phẩm văn bản Mùa xuân chín

1. Thể loại: văn bản Mùa xuân chín thuộc thể thơ bảy chữ

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác văn bản Mùa xuân chín

- In trong Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 7: Văn học giai đoạn 1900-1945), Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2004

3. Phương thức biểu đạt: văn bản Mùa xuân chín có phương thức biểu đạt là Biểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Mùa xuân chín

- Bài thơ viết về bức tranh của mùa xuân của thiên nhiên với những màu sắc tươi mới đầy sức sống. Lồng ghép vào đó là tâm trạng của người con gái sắp lấy chồng và nhân vật trữu tình

5. Bố cục văn bản Mùa xuân chín

- Phần 1: 2 khổ đầu: khung cảnh tươi mới, đầy sức sống của mùa xuân

- Phần 2: 2 khổ cuối: tâm trạng của người con gái sắp lấy chồng và nhân vật trữ tình

6. Giá trị nội dung văn bản Mùa xuân chín

- Bài thơ thể hiện khung cảnh mùa xuân tươi mới, đẹp đẽ, tràn đầy sức sống nơi nông thôn dân dã của làng quê Việt Nam

- Thể hiện niềm yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống của thi nhân, gửi gắm niềm yêu thương và hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp, mùa xuân mang vị “chín” của lòng người

7. Giá trị nghệ thuật văn bản Mùa xuân chín

- Ngôn từ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu

- Hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc

- Giọng thơ tự nhiên, thủ thỉ, tâm tình

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Mùa xuân chín

1. 2 khổ đầu

- Khung cảnh tươi mới, đầy sức sống của mùa xuân

- Bức tranh mùa xuân ở thôn quê thật thanh bình, duyên dáng mà đằm thắm yêu thương, gắn với những sự vật gần gũi thân thuộc nhất của làng quê Việt Nam

- Những tín hiệu bão mùa xuân về :

+ Làn nắng ửng

+ Khói mơ

+ Mái nhà tranh bên giàn thiên lý

- Bức tranh mùa xuân thật thanh tĩnh, bình dị, duyên dáng mà đằm thắm yêu thương. Những hình ảnh bầu trời xanh đang dần gợi lại những hình ảnh tươi đẹp, nó đang dần lan tỏa và bom trùm lên toàn bộ không gian ở nơi đây, nó thể hiện một tình cảm đặc biệt nhất, với những hình ảnh của cánh đồng đang hát vang và vang và đám xuân xanh, ở đây ẩn dụ để nói những người con gái đang đến tuổi xuân thì

- Cảnh vật thôn quê đẫm hơi xuân:

+ Làn mưa xuân tưới thêm sức sống

+ Cỏ cây xanh tươi" gợn tới trời"

2. Hai khổ cuối

+ Niềm vui của con người khi xuân đến

- Niềm hạnh phúc của lứa đôi: “nghe ra ý vị và thơ ngây”

- Tiếng thơ ngây sao khiến lòng người bâng khuâng, xao xuyến

- Xuân mang vị "chín" của lòng người, của đời người

+ Tâm trạng xao xuyến, bâng khuâng của con người vào mùa xuân:

- Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng

- Từ mùa xuân của thiên tác giả liên tưởng đến mùa xuân của đất trời

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Tác giả tác phẩm Mùa xuân chín. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tài liệu môn Toán 10 KNTT, Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10...

Đánh giá bài viết
1 189
Sắp xếp theo

    Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 10

    Xem thêm