Tác giả tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ
Chữ bầu lên nhà thơ
Tác giả tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.
I. Tác giả
- Lê Đạt (1929 – 2008) tên khai sinh là Đảo Công Đạt, quê ở tỉnh Bắc Giang. Ông là nhà thơ luôn có ý thức tìm tôi, cách tân, đề cao lao động chữ nghĩa và từng tự nhận mình là “phu chữ".
- Tác phẩm chính: Bóng chữ (thơ, 1994), Hèn đại nhân (tập truyện, 1994), Ngỏ lời (thơ, 1997), Mi là người bình thường (tập truyện, 2007), U75 từ tình (thơ – đoàn ngôn, 2007). Năm 2006, Lê Đạt được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
II. Tác phẩm văn bản Chữ bầu lên nhà thơ
1. Thể loại: Tiểu luận
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Văn bản được in lần đầu trên báo Văn nghệ, số 34, năm 1994
3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
4. Tóm tắt văn bản Chữ bầu lên nhà thơ
- Tác phẩm bày tỏ quan niệm về nhà thơ, về quá trình làm thơ của tác giả. Theo ông, sáng tác thơ là một nghề nghiệp không dễ làm, để sáng tác ra một tác phẩm thì nhà thơ cần phải thông qua một cuộc bầu cử chữ. Chữ trong thơ khác với các thể loại văn học khác, không thể chỉ hiểu theo nghĩa từ điển mà phải hiểu theo “ý tại ngôn ngoại”. Trong quá trình suy nghĩ, tìm từ, nhà thơ sẽ có những phát bất chợt, những cảm hứng ngắn ngủi hoặc phải tác giả phải mất một quá trình làm việc chăm chỉ trên những trang giấy để tạo ra một kiệt tác hay và ý nghĩa. Một nhà thơ có thành công tạo ra một tác phẩm xuất sắc hay không là phải nhờ vào ngôn ngữ, ý nghĩa thơ.
5. Bố cục văn bản Chữ bầu lên nhà thơ
- Phần 1 Từ đầu….khác nhau về hóa trị: tác giả giải thích các thuật ngữ
- Phần 2 Tiếp theo…cuộc bỏ phiếu của chữ: điều tác giả ghét
- Phần 3 Còn lại: viết về nhà thơ
6. Giá trị nội dung văn bản Chữ bầu lên nhà thơ
- Tác giả viết về nghề làm thơ và những giá trị làm nên một tác phẩm thành công
7. Giá trị nghệ thuật văn bản Chữ bầu lên nhà thơ
- Ngôn từ mộc mạc, gần gũi
- Đưa ra các ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic
- Văn phong tự nhiên
- Giải thích các thuật ngữ dễ hiểu
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Chữ bầu lên nhà thơ
1. Giải thích các thuật ngữ
- Ý ngôn tại
+ Chữ không chỉ hiểu đơn giản là vỏ âm thanh, nó còn là công cụ làm rõ quan niệm của người viết mà đó còn là ngôn ngữ được sử dụng, tổ chức một cách nghệ thuật trong bài viết.
- Các chữ sử dụng trong bài thơ cần có sự tương quan, có sự liên kết với các câu thơ, phải có độ vang, sức gợi cảm, gợi sự hứng thú với người đọc và thể hiện được tiếng lòng của nhà thơ.
- Nghĩa Tự vị sách tra cứu, có chức năng tập hợp, xếp loại và giải nghĩa các đơn vị chữ thuộc một hệ thống văn tự đặc thù như chữ Hán, chữ Nôm. hiện nay thường được đồng nhất với tự điển, từ điển và được xem là cách gọi cũ của tự điền, từ điển
- Một bài thơ được sáng tác không phải chỉ dựa vào nghĩ tiêu dùng và tự vị
+ Nhà thơ dựa vào diện mạo, độ vang vọng và âm thanh của bài thơ
+ Sức gợi cảm của chữ có mối liên quan đến các câu, và bài thơ
2. Vai trò của tác phẩm
- Tác phẩm đưa ra kiến thức về hoạt động sáng tạo thơ ca:
- Sáng tác thơ ca là cả một quá trình phức tạp và gian khổ, một con đường chông chênh, vất vả
- Muốn tạo ra một bài thơ hay thì phải biết chữ và hiểu chữ. Phải hiểu theo “ý tại ngôn ngoại” và phải có nhịp điệu, có sự gợi cảm, thu hút người đọc.
- Hoạt động sáng tạo thơ ca gắn liền với những cảm hứng hoặc dựa vào năng khiếu cùng với sự trau dồi kiến thức của nhà thơ.
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Tác giả tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ. Bài viết sẽ giới thiệu tới bạn đọc tác giả, tác phẩm trong SGK Ngữ văn 10 KNTT. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 KNTT, Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10...